Sự tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 52 - 56)

Cho đến nay, về căn bản Việt Nam vẫn là một nớc đang phát triển với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và các sản phẩm thủ công nghiệp. ảnh hởng nặng nề của chiến tranh kéo dài vẫn còn để lại những hậu quả trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, khiến cho sự phát triển đất nớc gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu xây dựng một nền kinh tế với cơ cấu công nghiệp là chủ yếu vẫn còn đang ở rất xa; con đờng đi lên để phát triển thành một nớc công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn còn mới ở chặng khởi đầu. Nền kinh tế đang ở thời kì quá độ chuyển từ nông nghiệp lúa nớc với tập quán tiểu nông sang sản xuất công nghiệp và kinh tế thị trờng. Do đó, ở Việt Nam cha xuất hiện những nền tảng hạ tầng căn bản cần thiết cho sự xuất hiện của chủ nghĩa hậu hiện đại với t cách là một trào lu t tởng, văn hoá tiên tiến. Nói cách khác, chủ nghĩa hậu hiện đại, nếu có ở Việt Nam, thì chỉ mới tồn tại ở những dấu hiệu, trên một vài phơng diện chứ cha trở thành một trào lu, và càng cha thể ăn sâu trong tâm thức của đa số trong xã hội.

Từ sau 1986, song song với sự đổi mới kinh tế, về mặt t tởng cũng có nhiều chuyển biến phù hợp với xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ. Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã dần thay đổi những định kiến cứng nhắc về chính trị. Sự giao lu mở rộng hợp tác, đa phơng hoá các mối quan hệ với thế giới đã mang lại một không khí dân chủ hơn cho đời sống t tởng của xã hội. Với xu thế đổi mới t duy, nhìn thẳng vào sự thật, sẵn sàng tiếp nhận một cách chủ động những tinh hoa về t tởng và văn hoá của thế giới đã tạo nên sự cởi mở hơn trong đời sống tinh thần. Chính những tiền đề này đã góp phần tạo ra những điều kiện căn bản cho sự xuất hiện các dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại, dĩ nhiên là mang đặc thù Việt Nam.

Sau đổi mới, những điều kiện mới của đời sống văn hoá, văn học đã tạo nên những thuận lợi đáng kể cho sự tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại. Tinh thần đổi mới t duy, cởi trói cho văn nghệ của Đại hội Đảng lần thứ VI đã thật sự tạo nên một sức sống mạnh mẽ cho đời sống văn hoá, văn nghệ nớc ta. Nhu cầu nhận thức lại các vấn đề của đời sống trên tinh thần dân chủ đã làm nên không khí sinh hoạt văn hoá, văn nghệ khởi sắc và sinh động hơn. Một trong những

thay đổi đáng chú ý là quá trình tiếp xúc với thế giới đợc chú trọng hơn bao giờ hết mà biểu hiện đáng kể nhất là hoạt động dịch thuật trở nên sôi động với rất nhiều khởi sắc. Ngời đọc trong nớc đã đợc tiếp xúc với nhiều tác phẩm văn học, nhiều t tởng của các học giả phơng Tây mà trớc đó cha từng biết đến. Tính cởi mở trong hoạt động dịch thuật đã thực sự mang lại một đời sống sinh hoạt văn hoá văn nghệ sôi động hơn, giải phóng khỏi những cấm kị, những trói buộc vốn đã diễn ra trong một thời gian rất dài trớc đó. Cùng với dịch thuật, các lí thuyết mới và khác nhau về văn học nghệ thuật cũng đợc giới thiệu đến ngời đọc và cả giới nghiên cứu trong nớc. Hoạt động nghiên cứu và lí luận phê bình trở nên sôi động hơn với việc lần đầu tiên một số lí thuyết mới đợc áp dụng một cách công khai trong giới học thuật. Một trong những sự thay đổi lớn nữa trong đời sống tinh thần là sự phát triển với tốc độ vũ bão của khoa học công nghệ và đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông trong những năm gần đây. Sự thay đổi này ít nhiều đã khoả lấp khoảng cách khá xa về kinh tế giữa nớc ta so với các n- ớc phát triển. Thế giới trở nên “phẳng” hơn, khoảng cách địa chính trị dờng nh không tồn tại, sự hoà nhập của các công dân khác nhau về quốc tịch diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Những thông tin của cả thế giới thờng xuyên đợc cập nhật khiến chúng ta không thể thờ ơ. Chủ nghĩa hậu hiện đại, trong một chừng mực nhất định, khi du nhập ảnh hởng vào Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động của Internet và công nghệ thông tin. Các tác phẩm văn học hậu hiện đại trên thế giới đã và đang tiếp tục đợc ngời đọc Việt Nam đọc trực tiếp bằng bản gốc hoặc thông qua bản dịch Việt ngữ ngay trên Internet mà không gặp bất kì một trở ngại hay khó khăn nào. Chính điều này đã thôi thúc các nhà văn trong nớc tiếp nhận ảnh hởng của chủ nghĩa hậu hiện đại một cách chủ động và sáng tạo trên nền tảng văn học Việt Nam. Thế hệ các nhà văn hậu chiến Việt Nam ngày nay, còn gọi thế hệ hậu đổi mới, đợc trang bị đầy đủ vốn văn hoá để có thể hội nhập với văn chơng thế giới mà không cảm thấy bị bỡ ngỡ. Có thể kể đến các cây bút tiêu biểu nh Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phơng, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Viện, Bùi Hoằng Vị, Thuận, v.v. Thái độ của nhà văn Việt Nam với vấn đề hậu hiện đại cũng không thuần nhất,

có nhiều cách ứng xử khác nhau với vấn đề này, thể hiện ở hai thái độ chính: ngờ vực, chối bỏ hoặc tiếp nhận chủ động, sáng tạo. Tuy nhiên, dù ủng hộ hay chối bỏ, văn học Việt Nam không thể không chịu ảnh hởng của chủ nghĩa hậu hiện đại và nhà văn Việt Nam không thể đứng ngoài sân chơi có tính toàn cầu này. Chủ nghĩa hậu hiện đại vào Việt Nam nh là một cơ duyên và cơ hội. ý kiến sau của Inrasara là rất đáng để suy nghĩ: “Nhà văn Việt – với thế giới bị cho là ở ngoại vi; nhà văn hậu hiện đại, với Việt Nam còn bị xếp ngoài lề – hôm nay còn có quyền cho phép mình mặc cảm không? Văn học Đông Nam á có còn mãi nhận phận “vùng trũng” của văn học thế giới, và Việt Nam là một trong những vùng trũng đó không? Chắc chắn là không rồi! Nếu ta ý thức thẳm sâu rằng văn học không phân biệt dân tộc thiểu số hay đa số, giàu hay nghèo, nam/ nữ, trung ơng/ địa phơng, chính lu/ ngoài luồng, trong nớc/ hải ngoại, v.v. Đã có nhiều phân biệt, nhng đó là sự phân biệt giả tạo xuất phát từ mặc cảm giả tạo. Vợt qua mặc cảm, ngời nghệ sĩ ngoại vi có khả năng đạp đổ vách tờng ngăn trung tâm/ ngoại vi đầy tệ hại” [46].

Từ sau 1986 lại nay, văn học Việt Nam nói chung, tiểu thuyết nói riêng đã và đang đứng trớc ngỡng cửa của tiến trình hội nhập với văn học thế giới trong xu thế toàn cầu hoá. Hiện thực ấy vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với một nền văn học cha có nhiều thành tựu mang tính quốc tế nh văn học Việt Nam. Dù muốn hay không, văn học Việt Nam vẫn chịu ảnh hởng mạnh mẽ của những trào lu văn học lớn trên thế giới, trong đó, hậu hiện đại là một xu hớng có nhiều triển vọng. Tiểu thuyết với t cách là một thể loại chủ lực và tiên phong đã có những dấu hiệu đổi mới theo hớng tiến gần hơn với văn học thế giới. Trong số những cây bút nổi bật hiện nay, Hồ Anh Thái là một gơng mặt quen thuộc. Sự xuất hiện của Hồ Anh Thái qua hàng loạt tác phẩm, nhất là tiểu thuyết, đã sớm khẳng định đợc vị trí của một nhà văn tiên phong trong việc cách tân kĩ thuật viết theo hớng hậu hiện đại một cách chủ động, sáng tạo.

Chơng 2

Tâm thức hậu hiện đại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái 2.1. Khái niệm tâm thức hậu hiện đại và tâm thức hậu hiện đại trong văn học Việt Nam đơng đại

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w