Tâm thức, đôi khi đợc gọi tắt là tâm, là từ chỉ chung cho các khía cạnh của trí tuệ (intellect) và ý thức (consciousness), thể hiện trong các kết hợp của t duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn và trí tởng tợng; tâm thức là dòng ý thức. Nó bao gồm tất cả các quá trình có ý thức của bộ não. Đôi khi, trong một số ngữ cảnh, nghĩa của từ tâm thức còn bao hàm hoạt động của tiềm thức con ngời. La Khắc Hoà cho rằng: “Tôi hiểu câu chuyện tâm thức là câu chuyện thể hiện nhãn quan giá trị, không chỉ tồn tại trong ý thức, mà còn chìm sâu dới các tầng vỉa vô thức, tiềm thức, thấm vào máu huyết, chi phối hành vi giao tiếp bằng lời nói của con ngời. Văn học nghệ thuật là hoạt động giao tiếp xã hội của cá nhân và xã hội. Sáng tác văn học của bất kì dân tộc nào cũng ghi lại những câu chuyện của nhà văn, của thời đại” [34]. Tâm thức, vì vậy, có thể hiểu đó là kiểu tâm trạng của thời đại tơng ứng (hay còn gọi là loại hình tâm trạng thời đại). Biểu hiện của tâm thức chính là cảm quan, tức kiểu cảm nhận về xã hội và con ngời của thời đại tơng ứng. Mỗi một thời đại có một kiểu cảm nhận đặc trng về
thế giới. Tâm thức hậu hiện đại do đó gắn với sự khủng hoảng của các đại tự sự trong việc hợp thức hoá tri thức khoa học.
Năm 1979, trong tác phẩm ngắn Tình cảnh hậu hiện đại (La condition postmoderne), Lyotard đã mô tả một cách khái quát sự chuyển biến từ Hiện đại sang Hậu hiện đại. Theo đó, về phơng diện xã hội học, những biến đổi nhanh chóng của xã hội tất yếu dẫn đến sự khủng hoảng về tâm trạng và hình thành nên một tâm thức mới: tâm thức hậu hiện đại; về phơng diện triết học, các hình thức “hợp thức hoá” cho khoa học cũng lâm vào tình trạng bế tắc, đặt ta vào một tình cảnh mới, tình cảnh hậu hiện đại.
Tâm thức hậu hiện đại, có thể hiểu vắn tắt là kiểu cảm nhận đời sống đặc thù thể hiện trạng thái tinh thần thời đại: nhận thấy sự đổ vỡ của trật tự đời sống, tính áp đặt của cái chính thống, của các phát ngôn lớn, sự đảo lộn trong các thang bảng giá trị đời sống, sự mất niềm tin, bơ vơ, lạc loài, vong thân, tâm trạng hồ nghi tồn tại và tình trạng bất an của con ngời. Chẳng hạn, đó là cảm nhận về nỗi cô đơn, vô nghĩa, tạm bợ, mong manh, bất trắc của phận ngời trong
Cõi ngời rung chuông tận thế, là cảm giác về sự nhốn nháo, giả dối, kệch cỡm của đời sống đô thị trong Mời lẻ một đêm.
Tâm thức hậu hiện đại cảm nhận thế giới nh là một cõi hỗn độn, vô nghĩa, bất khả nhận thức; nơi mọi bảng giá trị đều đổ vỡ, mọi định hớng, ý nghĩa đều vô ích. Con ngời không còn niềm tin vào những gì họ từng tin, “Th- ợng đế đã chết”. Hậu quả của những xung đột, chạy đua và cạnh tranh khốc liệt trong một thời gian dài, đã dẫn con ngời đến một ý nghĩa chua chát: thế giới sẽ bị huỷ diệt bởi chính sự tiến hoá của nhân loại và khát vọng giải thoát khỏi sức mạnh của vô thức tập thể, cởi bỏ những ràng buộc vô hình của những “đại tự sự”. “Con ngời hậu hiện đại không còn tra vấn về ý nghĩa của giá trị và Hữu thể nữa, vì họ nhận ra rằng cuộc tra vấn này khó có thể thoát khỏi sự chi phối của những hệ quy chiếu. Con ngời hậu hiện đại không tin rằng có một thứ hiện thực khách quan nào nữa cả, vì thế giới là sự tổng hợp đa tầng và đa phơng của những hiện thực chủ quan. Tính cách toàn cầu hoá của lợng thông tin trong thời hậu hiện đại càng làm điều này thêm rõ ràng” [4, 223].
Mỗi thời đại lịch sử đều có kiểu tâm trạng tơng ứng. Thời hậu hiện đại sẽ làm nảy sinh tâm thức hậu hiện đại (hay còn gọi là cảm quan hậu hiện đại). Con ngời hậu hiện đại không còn quá tin vào những chân lí, nói nh Nguyễn Hng Quốc, chủ nghĩa hậu hiện đại gắn liền với cái chết của chân lí, cái chết của các đại tự sự, cái chết của những điển phạm.
Con ngời hậu hiện đại phải đối diện với “hiện thực thậm phồn” nên họ nhận thấy: không có một mẫu hình thế giới lí tởng và trờng cửu để hớng đến, mà có vô số mẫu hình thế giới tạm thời để chọn lựa; không có một hiện thực cố định để tiếp cận mà có vô số hiện thực bất định để cấp kì ứng phó
Phải sống với những gì mình không tin - đó là một trong những nghịch lí và cũng là bi kịch của con ngời hậu hiện đại. Trích dẫn, giễu nhại và siêu h cấu là những cách thừa nhận sự nghịch lí và bi kịch ấy, đồng thời cũng là cách biến nghịch lí và bi kịch thành những thủ pháp nghệ thuật