Cốt truyện phân mảnh

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 98 - 103)

Cốt truyện là “Hệ thống sự kiện cụ thể, đợc tổ chức theo yêu cầu t tởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức vận động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [25, 88]. Nh vậy, cốt truyện chính là cái lõi của truyện, thể hiện những biến cố quan trọng đảm bảo sự mạch lạc cho quá trình diễn tiến của truyện. Tuy nhiên, theo Trần Đình Sử, “cách hiểu cốt truyện đó không bao gồm tất cả các chi tiết nghệ thuật

cụ thể, sinh động, nhiều khi không cơ bản, nhng tạo nên sự đầy đặn, nghệ thuật cho truyện” [117, 132]. Trần Đình Sử phân biệt hai khái niệm cốt truyện tự nhiên và cốt truyện nghệ thuật. Theo đó, cách hiểu cốt truyện là một tiến trình các sự kiện xảy ra theo quy tắc nhân quả với tính thống nhất cao có hạn chế là nó hình dung truyện nh một tiến trình tất yếu, trong lúc đó truyện hay thì đầy ngẫu nhiên: “Khái niệm cốt truyện này không tính tới lời trần thuật, là yếu tố làm nên tính nghệ thuật. Nó cũng cha cho thấy rõ tính sáng tạo nghệ thuật của truyện và trật tự kể chuyện thực tế” [117, 133]. Cốt truyện nghệ thuật là hệ thống các biến cố trong trật tự nghệ thuật đã đợc lựa chọn, sắp xếp. Điểm mở đầu và kết thúc của cốt truyện nghệ thuật rõ ràng không phải lúc nào cũng trùng khít với điểm mở đầu và kết thúc của cốt truyện tự nhiên. Tác giả cho rằng, cốt truyện nghệ thuật là thực tại nghệ thuật, là các biến cố trong sự miêu tả, do đó cốt truyện chỉ có ý nghĩa trong kết cấu nghệ thuật của nó mà thôi.

Một cốt truyện “truyền thống” thờng có đầy đủ 4 thành phần chính: thắt nút, phát triển cao trào và mở nút. Trong đó, thắt nút là sự xuất hiện các sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu của một quan hệ tất yếu sẽ phát triển; phát triển là toàn bộ các sự kiện thể hiện sự triển khai, vận động của các mối quan hệ và mâu thuẫn đã xẩy ra; cao trào là sự kiện dẫn đến bớc ngoặt cao nhất sự phát triển của truyện xét về các mặt; mở nút là sự kiện xuất hiện ngay sau cao trào. Ngoài ra, cốt truyện có thể có thêm các phần nh trình bày (thờng ở đầu tác phẩm) hoặc vĩ thanh (lời cuối truyện, bổ sung cho phần mở nút).

Văn học hậu hiện đại đã phá vỡ tính quy ớc của cốt truyện truyền thống, thay vào đó là kiểu cốt truyện phân mảnh thể hiện cảm quan về một thế giới phân rã, đổ nát, không thể kết nối và cũng không có ý định hàn gắn. “Văn ch- ơng hậu hiện đại, do đó, giống văn chơng hiện đại ở chỗ nó là một tập hợp của những mảnh vụn; nhng nhà văn hiện đại cố gắng đặt những mảnh vụn vào một cấu trúc chặt chẽ nào đó và ban cho nó một tâm điểm, còn các nhà văn hậu hiện đại lại để cho mỗi mảnh vụn nằm ở một chỗ riêng của nó, mỗi mảnh vụn tự nó là một tâm điểm. Có thể nói đa tâm điểm là một trong những đặc điểm nổi bật của nghệ thuật hậu hiện đại. Đặc điểm này khiến văn chơng hậu hiện đại chỉ

nằm trên bề mặt của ngôn ngữ, và tất cả những sự diễn dịch ấy đều xuất phát từ những khả thể do những bề mặt ấy gợi đến. Nhà văn hậu hiện đại không kể một câu chuyện nào cả, mà chỉ tạo ra những khả thể về những câu chuyện, và độc giả là ngời dựa vào những khả thể ấy để tự kể chuyện theo những cách của mình” [4, 437]. Cốt truyện phân mảnh khác với cốt truyện truyền thống ở chỗ, nó đã bị đập vỡ thành từng mảnh, mỗi mảnh ấy lại đợc nhà văn đặt trong sự tồn tại độc lập với cái khác tạo nên tính lỏng lẻo, rời rạc và pha tạp. Cốt truyện phân mảnh là hệ quả của quan niệm mới về hiện thực: thái độ tôn trọng tính không toàn vẹn của đời sống.

Văn học đơng đại Việt Nam, nhất là từ sau 1986 lại nay, có xu hớng tìm đến với kiểu cốt truyện phân mảnh một cách có ý thức. Có thể tìm thấy đặc điểm này trong sáng tác của rất nhiều cây bút tên tuổi nh Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phơng, Nguyễn Viện, Bùi Hoằng Vị, Thuận, v.v. Dấu hiệu này cũng đợc các nhà phê bình bớc đầu nhận diện: “Tiểu thuyết ở ta gần đây có xu hớng mờ nhạt về tính “chuyện”, cốt truyện. Đặc điểm này có phần hơi ngợc với truyền thống thích nghe “chuyện”, “hóng chuyện”, đọc “chuyện” của một số đông công chúng ( ). Tóm lại, dù tiểu…

thuyết có nhiều tầng ý nghĩa đến đâu thì điều đầu tiên ngời ta cần khi đọc, đó là: nó phải có “chuyện”. Thực tế cho thấy, ở ta, những tác phẩm mờ nhạt về cốt truyện thờng không thu hút đợc nhiều độc giả” [98].

Hồ Anh Thái thuộc số những cây bút có nhiều thể nghiệm trong việc vận dụng cốt truyện phân mảnh vào trong các tiểu thuyết của mình. Hiện thực trong

Ngời và xe chạy dới ánh trăng là một hiện thực đa chiều, để tái hiện nó nhà văn đã lựa chọn một cốt truyện đầy co giãn với nhiều mạch ngang, lối rẽ, rất khó cho ai muốn tóm tắt cốt truyện. Có nhiều ngời đọc đã cho rằng cuốn sách tuy hấp dẫn nhng khó theo dõi, cha thật chặt chẽ, vì câu chuyện đợc cấu trúc theo kiểu lồng ghép cốt truyện. Ngời và xe chạy dới ánh trăng là tác phẩm manh nha cho cốt truyện phân mảnh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái. ở tiểu thuyết này, Hồ Anh Thái đã lựa chọn kiểu cốt truyện lồng trong cốt truyện, cụ thể, chuyện kể về cuộc đời nhiều tâm sự của Toàn và cuộc đời nhiều biến cố của

Khuynh là hai mạch truyện chính, đan xen vào đó là chuyện của Trang, Hiệp, Khắc, v.v. Các câu chuyện có xu hớng bị trộn lẫn vào nhau và để hiểu hết ngời đọc buộc phải chắp nối chúng lại với nhau. Nhng chính sự lỏng lẻo, rời rạc một cách cố ý ấy lại là cơ hội để tác giả thể hiện đợc cách nhìn của mình về bức tranh đời sống thời hậu chiến vốn cũng rất nhếch nhác, tiềm ẩn những nguy cơ, con ngời đang phải đối diện với nhiều thách thức không dễ vợt qua.

ở một tiểu thuyết khác, Trong sơng hồng hiện ra, Hồ Anh Thái lại tạo nên một kiểu phân mảnh mới khá độc đáo trong cốt truyện. Kiến tạo trên nền một tình huống kiểu truyện ngắn: nhân vật chính bị tai nạn điện giật, trong cơn bất tỉnh thấy mình có khả năng ngợc dòng thời gian trở về thời điểm 20 năm tr- ớc đó, khi cậu ta còn cha ra đời, tại đây cậu gặp và chứng kiến bà nội, bà ngoại, cha mẹ mình cùng những hàng xóm, bạn bè đã sống những năm tháng trong chiến tranh nh thế nào. Từ đây, Tân (nhân vật chính) đợc trải qua cuộc sống của năm 1967, đợc trải nghiệm những quãng đời sôi nổi của cha mẹ, đợc sống cùng những suy nghĩ rất xa nhau của những ngời sau này sẽ là bà nội và bà ngoại của cậu ta, đợc biết đến những con ngời tốt xấu lẫn lộn, những thành tựu lẫn những tai hoạ mà sau này thế hệ cậu phải gánh chịu.

Nhìn cuộc sống nh những mảnh vỡ, Hồ Anh Thái nhận thấy sự “xen cài của cái thiện và cái ác, cái cao cả và thấp hèn, cái sang trọng đi liền với cái nhếch nhác, cái trong suốt xen lẫn cái phàm tục” [20]. Cõi ngời rung chuông tận thế có cốt truyện khá lỏng lẻo, ở đó có hai hành trình ngợc chiều nhng đều cùng một đích đến: hành trình trừng phạt cái ác của Mai Trừng và hành trình h- ớng thiện của “tôi”. Xen giữa hai hành trình ấy là hàng loạt câu chuyện về cuộc đời ngắn ngủi của các nhân vật nh con gái của “tôi”, Cốc, Bóp, Phũ, v.v.

Mời lẻ một đêm là tiểu thuyết không có cốt truyện, kì thực, Hồ Anh Thái không kể một câu chuyện mà tác giả tung ra nghìn lẻ một chuyện về đời sống thị dân. Thoạt nhìn, tiểu thuyết này có một cốt truyện chính, đó là mối quan hệ nửa bạn bè nửa tình nhân của hai nhân vật Ngời đàn ông và Ngời đàn bà gặp lại nhau sau hơn 15 năm xa cách. Tuy nhiên, câu chuyện và cuộc gặp gỡ của hai con ngời đó thực chất chỉ là cái cớ cho nhà văn tạo dựng một tiểu thuyết không

có cốt truyện, tất cả chỉ là những mảnh vỡ của hiện thực. Theo đó, những câu chuyện khác nhau về các nhân vật lần lợt đợc kể ra một cách tự nhiên thông qua ngôi trần thuật thứ ba nhng có cảm tởng nh các nhân vật của Hồ Anh Thái đang tự kể chuyện đời của mình.

Đức Phật, nàng Savitri và tôi lại là một thử nghiệm mới về kiểu cốt truyện trong cốt truyện. Tiểu thuyết không có nhân vật trung tâm duy nhất mà đợc cấu trúc theo lối phân mảnh, ba nhân vật tơng ứng với ba mạch truyện khác nhau, chức năng nhân vật đợc hoán đổi. Không có kiểu nhân vật kể chuyện thuần tuý, thực chất tiểu thuyết đợc cấu trúc luân phiên giữa lời kể của nhân vật tôi và nàng Savitri về cuộc đời huyền thoại của Đức Phật. Đôi khi, lời kể đợc đẩy lùi hẳn về với hơn hai nghìn năm trớc, câu chuyện nh đợc tự kể ra, không còn phân biệt đâu là hiện tại, đâu là huyền sử. Lối kết cấu đa tuyến đợc phát huy cao độ khi trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi không chỉ có những câu chuyện huyền sử về cuộc đời Đức Phật mà còn là dịp để Hồ Anh Thái giới thiệu những nét văn hoá độc đáo của ấn Độ. Việc lồng ghép cốt truyện không dừng lại ở sự bề bộn, đan kết các chi tiết, các sự kiện tởng chừng không liên quan mà còn đợc đẩy lên ở một mức xa hơn khi Hồ Anh Thái dung hợp trong tiểu thuyết này tính du kí và chất khảo cứu. Tính chất du kí thể hiện ngay từ đầu tác phẩm khi tác giả mở đầu tiểu thuyết bằng câu chuyện về nhân vật tôi (nhà ấn Độ học) với chuyến đi nghiên cứu thực địa, điền dã dọc biên giới ấn Độ – Nepal và cuộc gặp gỡ đặc biệt với nữ hớng dẫn viên du dịch vốn là một Nữ Thần Đồng Trinh đã giải nghệ. Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ không nằm trong kế hoạch ấy, nh một định mệnh chứa đầy màu sắc huyền bí, đã dẫn dụ “tôi” bớc vào thế giới của hơn 2500 năm trớc, thời điểm Hoàng tử Siddhattha ra đời. Từ đây, câu chuyện về cuộc đời huyền thoại của Đức Phật, về mối tình cao đẹp của nàng Savitri dành cho Ngời dần đợc lật mở qua từng trang sách. Màu sắc du kí còn thể hiện ngay trong chính cuộc đời và số phận của các nhân vật. Savitri, nàng công chúa nổi loạn, ngay từ lúc bốn tuổi đã gắn đời mình với một tình yêu duy nhất và vĩnh viễn dành cho Siddhattha, và cũng bằng tình yêu tuyệt đối ấy, cô đã sống

một cuộc đời với những chuyến đi có thể nói là hết mình và tận cùng cho những đam mê bản năng đầy nhân bản. Với Đức Phật, cuộc đời huyền thoại của Ngời là một hành trình không có điểm kết thúc bắt đầu từ một hoàng tử quyền quý đến khi trở thành Đấng Giác Ngộ và rồi trở thành Đức Phật – biểu tợng cho khát vọng cứu rỗi và giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ của cõi trần. Hành trình ấy diễn ra bên cạnh những âm mu, những cuộc truy đuổi, tình yêu và đức tin, với nhiều chi tiết hết sức đời thờng lần đầu đợc nhắc đến, nh chi tiết về sự ra đời của hoàng tử Siddhattha, những cuộc truy hoan của Savitri, cái chết của Đức Phật. Với vốn kiến văn uyên bác của một nhà nghiên cứu văn hoá, Hồ Anh Thái đã đem đến cho tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi những vẻ đẹp văn hoá của ấn Độ cổ đại khiến cho ngời đọc nhiều khi hết sức bất ngờ. Chẳng hạn, có thể tìm thấy trong đó những phong tục cổ xa về đời sống dục lạc, những quan niệm hết sức cởi mở về đời sống tình dục, những bí thuật ái tình mà Savitri học đợc trong suốt cuộc đời phóng túng của mình.

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w