Một cách nhìn mới về hiện thực xã hộ

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 60 - 73)

2.2.1.1. Sự khủng hoảng niềm tin và cái chết của hiện thực“ ”

Một trong những vấn đề đợc các cây bút sau 1986 dành nhiều sự quan tâm đó là quan niệm về hiện thực và tính hiện thực trong văn học. Các tác giả, dù cách biểu hiện khác nhau, nhng gần nh đều thống nhất rằng, quan niệm trớc đây về hiện thực trong văn học rõ ràng đã không còn có ý nghĩa; đời sống với sự phong phú, sinh động và phức tạp của mình tự bản thân nó đã là một hiện thực đầy hấp dẫn nhng không phải lúc nào con ngời cũng có thể chiếm lĩnh. “Nhãn quan hậu hiện đại nhìn thấy rằng không một văn bản nào có thể mô tả chính xác hiện thực, mà thực ra chỉ là một loại h cấu về hiện thực, vì, nói cho cùng, ngay cả đời sống đang diễn ra trớc mắt chúng ta cũng không phải là một hiện thực

khách quan nhất định để có thể dễ dàng mô tả, mà là vô số hiện thực diễn ra đồng loạt, và chúng đợc xây dựng bởi vô số tác động chủ quan, trong đó có cả tác động của chính cá nhân chúng ta. Do đó, tất cả những nỗ lực mô tả hiện thực của quá khứ nh là một câu chuyện kể có đầu đuôi theo tuyến tính và đạt tính khách quan đều sai lầm vô ích. Những văn bản đợc xem là sử liệu (nh nhật kí, hồi kí, th từ) thực chất chỉ là những văn bản bất toàn, manh mún, và thậm chí hoàn toàn bị bóp méo một cách chủ quan ngay từ đầu. “Lịch sử”, do đó, nói cho cùng, không còn là điều khả tín nữa, mà chỉ còn là một “câu chuyện” đợc xây dựng nh một thứ văn bản khả độc, và suốt quá trình xây dựng văn bản ấy, những tác động chủ quan đã không ngừng làm lệch lạc sự thật. “Lịch sử” không còn đ- ợc xem là một tiến trình liên tục mà chỉ là mảnh vụn của quá khứ bày ra đó ngổn ngang, chồng chất, đa tầng, đa phơng nh hiện thực cuộc sống hàng ngày” [4, 460].

Ngời đàn bà trên đảo là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho sự nghiệp viết tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Tác phẩm, ngay ở việc tiếp cận hiện thực đã có những độc đáo so với các tác giả cùng thời. Không viết về chiến tranh, điều mà Hồ Anh Thái quan tâm là cuộc sống đã diễn ra nh thế nào sau khi chiến tranh đi qua, cụ thể đó là cuộc sống và số phận của những nữ cựu binh. Trong trờng hợp này, nh nhiều ngời đọc đã nhận thấy, Hồ Anh Thái quả thật rất dũng cảm khi lựa chọn góc tiếp cận hiện thực. Thẳng thắn đi vào một trong những đề tài bị “cấm kị” này, Hồ Anh Thái đã có cơ hội nhận thấy sự đổ vỡ của hiện thực đời sống đang diễn ra âm thầm mà quyết liệt. Những nữ cựu binh, ngày hôm qua còn đợc vinh danh nh những anh hùng, thì hôm nay, họ bị ném trả một cách phũ phàng về với đời sống. Tại nông trờng trên đảo Cát Bạc, những ngời phụ nữ thuộc Đội Năm, phải đối diện với một sự thật hết sức đau đớn: họ chính là những nạn nhân của chiến tranh, những nạn nhân tội nghiệp sẽ phải sống cô đơn thê thảm, trong nỗi khát khao đến tuyệt vọng về hạnh phúc. Đó là biểu hiện sinh động cho sự sụp đổ của một hiện thực đợc tạo dựng bằng niềm tin, bằng lí tởng; một hiện thực đầy tính chủ quan. Nếu mới hôm qua thôi, đa phần những nữ công nhân ấy còn là những chiến binh chiến đấu và hi sinh cho lí tởng, cho một

hiện thực mà họ mong muốn, thì chính ngay hôm nay, họ lại đang lầm lũi đào bới trên một hiện thực quá xót xa. ở tác phẩm này, Hồ Anh Thái còn cho thấy, ngay từ rất sớm nhà văn đã có thiên hớng tiếp cận đời sống từ cái nhìn “phản biện”, không dễ bằng lòng với những gì đợc biết, đợc nhìn thấy. Với mong muốn đó, Hồ Anh Thái không ngần ngại khi đặt ra vấn đề dục vọng và tính dục ở Ngời đàn bà trên đảo. Con ngời không thể chối bỏ dục vọng của mình, phải sống chung với những ham muốn bản năng là điều không tránh khỏi. Những nhân vật nh Hoà, Tờng, Thắm, Luyến, Miền, v.v, đều đã cố gắng cân bằng những ham muốn của mình. Nhng chế ngự tất cả, triệt tiêu nhng ham muốn đó là không thể. Hoà, bằng khát khao làm việc, thể hiện năng lực bản thân cũng là một cách để anh chống chọi với những ham muốn bản năng; và ngay chính sự hăng say làm việc của anh cũng là một cách để Hoà tự thoả mãn những ham muốn của mình. Ngợc lại, Tờng là con ngời sống thiên về bản năng, những cuộc trợt dài trong đam mê thân xác với những ngời phụ nữ là cách để anh ta tự thoả mãn chính mình. Tuy nhiên, trong con ngời Tờng luôn có sự tự đấu tranh nội tâm, nhiều lúc anh đã cố vợt qua, nhng vẫn không thể. Những khao khát bản năng nơi những phụ nữ trong Đội Năm cũng thật tội nghiệp. Họ không hề có sự lựa nào chọn cho chính mình. ở phơng diện nào đó, họ đã bị tớc đi quyền đợc làm một ngời đàn bà đúng nghĩa. Cái giá phải trả thật quá đắt, hi vọng cuối cùng của họ đợc đặt vào đứa con, coi đó nh cứu cánh của đời mình, nhng ngay cả điều này cũng không hề dễ dàng và không phải ai cũng đạt đợc. Trong tình thế ấy, những nữ anh hùng của hôm qua, đã sẵn sàng đánh đổi tất cả, danh dự, sự trong trắng, trinh tiết, để giành lấy chút hi vọng cuối cùng của hạnh phúc. Cuộc họp kiểm điểm Luyến vì việc mang thai đã bị biến thành cơ hội không thể tốt hơn cho những mu toan đấu đá, hạ bệ nhau của những ngời có trách nhiệm nh Quản, Viễn. Những việc tởng chỉ diễn ra trong chiến tranh nh nhốt Luyến vào nhà kho, bỏ đói nhằm tìm ra tác giả của cái thai, thái độ xúc phạm nhân phẩm của Quản khi phê phán những khát khao bản năng phụ nữ của những chị em Đội Năm, v.v, đã diễn ra. Sự thật đợc phơi mở hết sức phũ phàng. Bất cứ ai, miễn là đàn ông đều trở thành cứu tinh cho những cuộc đời mà chiến tranh và

những định kiến phi nhân đã lấy đi gần nh tất cả cơ hội hạnh phúc của họ. Mặc dù cách viết của Hồ Anh Thái ở tác phẩm này cha thật hấp dẫn, nhng tình huống nhân sinh ấy đã đủ sức nói lên tất cả. Sự khủng hoảng và sự đổ vỡ của một hiện thực đầy ảo tởng đã diễn ra thật tội nghiệp, và đáng chú ý hơn khi Hồ Anh Thái đã nhìn nhận vấn đề từ số phận của những nữ cựu binh.

Nguyễn Đăng Điệp đã có lý khi cho rằng, “Chân dung của hiện thực trong văn Hồ Anh Thái vì thế bề bộn, nhiều góc khuất, nhiều trạng thái, nhiều giá trị tốt xấu đan cài chứ không đơn điệu kiểu mở đầu ta thắng địch thua và khi kết thúc thì phải gióng lên những tiếng hát lạc quan cho đúng quy phạm nghệ thuật trong văn học một thời. Đó là hiện thực “phân mảnh” nh các nhà văn hậu hiện đại vẫn thờng nói đến” [20]. Cũng cho thấy sự khủng hoảng niềm tin và đổ vỡ của hiện thực, Trong sơng hồng hiện ra là một bớc tiến so với trớc đó của Hồ Anh Thái. Lựa chọn một tình huống khá độc đáo là sự đi về giữa quá khứ (năm 1967) và hiện tại (năm 1987) của Tân, chàng trai 17 tuổi, trong một tai nạn bị điện giật, Hồ Anh Thái đã có đợc một sự tiếp cận đời sống khá mới mẻ so với văn học cùng thời. Hành trình đầy thú vị của Tân đã mở ra cơ hội cho sự nhận thức lại quá khứ và tâm thế đối diện với nó trong hiện tại. Nhà văn đã lần lợt để nhân vật của mình chứng kiến những gì đã xảy ra trớc đó hai mơi năm, hơn thế, tác giả đã đặt nhân vật vào với thời điểm đó, đợc sống với những gì mà ở cuộc đời thực Tân chỉ đợc chiêm ngỡng nó qua bài học lịch sử và qua kí ức thế hệ cha anh.

Bắt đầu từ những gì diễn ra quanh mình, thế hệ những ngời không tham gia chiến tranh nh Tân đã đợc chứng kiến sự rạn nứt và những mâu thuẫn giữa lịch sử và hiện tại. Chẳng hạn, lời đối thoại của ông Tựu, một anh hùng lao động với một ngời cùng thế hệ của ông mà Tân đã vô tình nghe đợc: “Tại sao chúng ta phải chịu trách nhiệm về những bê bối của ngày hôm nay? Chúng ta đã hoàn tất công việc này một cách tốt đẹp, đã nghỉ hu, và nhận huy hiệu mấy chục năm tuổi Đảng ” [84, 340]. Một ng… ời nh ông Tựu với quá khứ hào hùng là Anh hùng lao động thì rất khó chấp nhận sự thay đổi của các thang giá trị đời sống đã đợc nhào nặn và hình thành trong chiến tranh.

Sự đổ vỡ niềm tin khiến cho nhiều ngời không kịp thích nghi đã dẫn đến những xung đột. Cái gọi là hiện thực đợc cố kết bằng lí tởng, bằng niềm tin, bằng lòng nhiệt tình của ngày hôm qua đã không còn là hình mẫu lí tởng của hôm nay. Cuộc sống là một dòng chảy viên miễn. Suy cho cùng, sự đổ vỡ của những hình mẫu cũng là điều khó tránh khỏi, và những mâu thuẫn, những đối nghịch cũ mới là điều cần chấp nhận một cách bình tĩnh. Có vẻ nh nhân vật của Hồ Anh Thái đã đợc chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống ấy: “Chẳng cần đến hôm nay, mà từ lâu, Tân đã biết ngời anh hùng ấy sẵn sàng chê bai cuộc sống ngày hôm nay với bất kì ai, và bất cứ lúc nào” [84, 340]. Thế hệ hậu chiến nh Tân đã không ít băn khoăn khi chỉ đợc nhìn quá khứ với một “khoảng cách sử thi”, khao khát kết nối, rút ngắn khoảng cách giữa lịch sử và hiện tại vẫn thôi thúc họ. Tân đã hết sức bất ngờ khi đợc “sống” trong thời đại của cha anh, ở đó Tân biết đợc cha mình (Đô) vốn là một thanh niên rất phóng khoáng, giàu nghị lực, lạc quan và rất đa cảm; đợc hoà vào không khí đầy đam mê của những anh lính trẻ trong những điệu Vanx cuốn hút. Tân đã đợc cùng sống với thời tuổi trẻ sôi nổi của cha mẹ mình, đợc chứng kiến niềm hạnh phúc của họ trong tình yêu, hay sự đau khổ khi bị mẹ ngăn cản và cả những lần họ lén lút gặp nhau, kể cả việc phải nói dối mẹ. Tân cũng biết thêm rằng, khi còn là một thanh niên, cha anh cũng thích hút thuốc lá nh là một cách thể hiện sự trởng thành của của phần đông các gã trai mới lớn, điều mà sau này, chính ông lại ngăn cấm Tân. Trở về với quá khứ, Tân đợc chứng kiến những sự việc đau lòng mà không ngăn lại đ- ợc, nh cuộc hôn nhân của cô Hồng, sự gian dối trong việc xây dựng dãy nhà A1, sự thèm muốn danh hiệu Anh hùng lao động và tìm mọi cách đạt đợc nó của ông Tựu. Thế nên, khi Trinh cần một lời khuyên từ anh, Tân thật sự bối rối: “Tân sực tỉnh. Lời khuyên? Nếu thực sự là một lời khuyên nh thế vào lúc này thì sự hèn nhát của nó không thể tha thứ đợc. Tân đã lẫn lộn thời điểm trớc và sau hai mơi năm. Thế hệ Tân đã biết đợc cái giá của chiến tranh qua những con số tổng kết và qua kí ức của những ngời có tuổi. Thế hệ Tân căm ghét chiến tranh nói chung, không chấp nhận nó, không muốn dây da với nó. Họ không dám có ngay một quyết định tức thì để ra đi chiến đấu” [84, 353].

Không có gì ngạc nhiên khi lí tởng cũng nh quan niệm sống của thế hệ hậu chiến là rất khác so với thế hệ cha anh: “Vào cái mùa hè năm 1987, Tân và đám bạn đều rất ái ngại bị gọi đi nghĩa vụ quân sự, trớc khi đợc vào đại học” [84, 359]. Đối diện với cuộc sống bằng tâm thế chủ động, Hồ Anh Thái hớng đến sự hoà hợp giữa lịch sử và hiện tại, dĩ nhiên nhà văn không ngây thơ tin rằng có sự dung hoà tuyệt đối giữa chúng, mà điều quan trọng hơn là sự chuẩn bị tâm thế cho sự dung hợp ấy. Nhân vật của Hồ Anh Thái dờng nh không quá băn khoăn trớc sự xung đột đó, mà thản nhiên chấp nhận và “sống chung” với nó. ở một mặt nào đó mà nói, đó là tâm thức hậu hiện đại, là thái độ không né tránh những biến đổi của đời sống, cho dù những thay đổi đó nhiều khi rất nghiệt ngã: “Con tàu TƯƠNG LAI một lần nữa đỗ lại bên kia đờng. Tân nhanh chóng đi ngang đờng, vừa kịp nhảy lên lúc tàu chuyển bánh. Một màn sơng hồng kéo qua, che lấp tất cả cảnh sắc rực rỡ của mùa thu. Sau màn sơng ấy, lại thấp thoáng bóng ngời đi qua bãi cát, dựng lều bạt, và bắt đầu đào bới ” [84,…

384].

Trong Cõi ngời rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái đã tạo ra thứ hiện thực tàn nhẫn bằng lối viết lạnh lùng: con ngời và quỷ dữ luôn tồn tại song hành, hiện diện ngay trớc mắt, ngay bên cạnh và ngay trong chính mỗi chúng ta. Hiện thực đợc tạo dựng trong Cõi ngời rung chuông tận thế là một sự thật phũ phàng về đời sống vẫn đợc gọi là văn minh, là hiện đại. ở đấy, sự va đập, sự đối chọi chan chát giữa con ngời với con ngời ở các khía cạnh của đời sống: tiền bạc, danh lợi, dục vọng, v.v, khiến ngời ta không khỏi bàng hoàng khi chứng kiến mặt trái của đời sống hiện đại. Giọng văn lạnh lùng, dửng dng của Hồ Anh Thái đã lần lợt phơi bày tất cả mặt trái của cuộc sống nơi tầng lớp th- ợng lu trong xã hội: những mánh khoé làm ăn của Thế và những mối quan hệ xã hội chằng chịt kiểu mạng nhện mà khi cần lập tức sẵn sàng phát huy công dụng, những mu mô hiểm độc của giới làm ăn mà ở đấy trắng đen lẫn lộn, những cuộc truy hoan thâu đêm suốt sáng của đám công tử con nhà giàu, những đam mê bệnh hoạn bất chấp tính mạng của một bộ phận thanh niên thành phố, v.v. Cõi ngời quay cuồng, điên đảo vì chính dục vọng không cùng của con ngời. Không

còn nữa một hiện thực ngọt ngào, không còn nữa mảnh đất lãng mạn bay bổng cho những khát vọng xa xôi. Hiện diện hơn cả là một cõi ngời mênh mang, nhốn nháo, ồn ã, hỗn loạn những mu toan, thù hận, những dục vọng không cùng. Tất cả sụp đổ không thơng tiếc, không thể cứu vãn: “Bất đồ chuông chùa rung thảng thốt. Chuông rung hoảng loạn. S cụ đã bị cớp mất bình yên. Chuông đổ ập giận dữ vào không gian. Không còn là đống thuỷ tinh vỡ lanh canh. Lần này là tiếng vỡ loảng xoảng của mảnh gang thép. Cả cõi ngời sụp xuống dới một cơn ma kim loại. Cả cõi ngời bị nhấn chìm trong một trận hồng thuỷ ngập tràn kim loại. Cõi nhân gian nh đang bên bờ vực bị huỷ diệt ( ). Vậy thì chẳng…

phải cái hố đen diệt vong đã bắt đầu hiện ra rồi sao?” [83, 123]. Cõi ngời rung chuông tận thế là một cách nhìn mới về hiện thực, hay nói cách khác, hiện thực đợc mô tả trong tiểu thuyết này không phải là một hiện thực thuần nhất, một hiện thực quen thuộc nữa mà theo cách nói hậu hiện đại, đó là một hiện thực “thậm phồn” (chữ dùng của Hoàng Ngọc Tuấn), là một hiện thực phì đại, là bản “thế vì” của hiện thực.

Nhà văn hậu hiện đại luôn rộng mở các cánh cửa của đời sống để đón nhận tất cả những gì đang có trong thế giới của “hiện thực thậm phồn”. Mọi thứ trên đời đều có thể trở thành chất liệu cho tác phẩm: từ những kiến thức chuyên môn phức tạp và chuyên biệt trong thế giới đa văn hoá, cho đến những gì từng bị rẻ rúng bởi tinh thần cấp cao của văn chơng hiện đại (chẳng hạn: những tin

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 60 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w