Dung nạp ngôn ngữ đời thờng

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 115 - 117)

Tiểu thuyết là thể loại dân chủ bậc nhất, tính chất văn xuôi của thể loại cho phép nó có khả năng hấp thụ và dung nạp rất nhiều yếu tố thô ráp, mộc mạc của đời sống, trong đó đáng kể nhất là ngôn ngữ. Văn học hậu hiện đại chủ tr- ơng sự tự do tuyệt đối trong sáng tác trên các phơng diện và ngôn ngữ đợc coi là một trong những yếu tố có tính chất tiên phong. Hồ Anh Thái là nhà văn rất chú ý tận dụng khả năng này của tiểu thuyết và đẩy nó lên ở một mức độ đậm đặc trong những sáng tác gần đây, tiêu biểu là trong Cõi ngời rung chuông tận thế

Mời lẻ một đêm.

Ngôn ngữ đời thờng trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái là thứ ngôn ngữ đặc trng của xã hội thị dân thời mở cửa với rất nhiều sự lai tạp. phổ biến nhất có thể kể đến sự xuất hiện của tiếng lóng trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái (điều này ít nhiều gợi nhắc đến tiểu thuyết của Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng), một thứ ngôn ngữ đang ngày càng lấn át cách sử dụng ngôn ngữ của xã hội thị dân. Có thể liệt kê ra một số ví dụ nh: “Giọng Sài Gòn lại nhắc: dô dô. Lần này thì Cốc mới ” [83, 13]; “Khiếp, nói năng gì mà trắng trợn thế? Vậy phải nói thế đéo

nào?” [83, 14]; “Nó phải cho lũ liều thân kia lịm tim choáng đầu ( ) rồi lao…

ngay về đích, nhay vào tiệm cà phê xanh kiếm thêm một chiếc quần lót tàu nhanh lấy may” [83, 87], v.v. Sử dụng tiếng lóng có thể coi là một cách tiếp cận

nhanh nhất và trực diện với xã hội thị dân trong Hồ Anh Thái Hồ Anh Thái. Nhà văn không chỉ cho nhân vật phát ngôn bằng thứ ngôn ngữ đặc trng ấy mà qua đó gần nh xoá bỏ mọi khoảng cách giữa văn học và cuộc đời.

Lối nói nhại bắt chớc cách gọi của tiếng nớc ngoài đợc phiên âm theo cách của ngời Việt cũng xuất hiện khá thờng xuyên trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Chẳng hạn, “Trông sáng sủa vậy thôi, thực ra đó là loại máy bay xé cần hen đợc mông má tân trang, đợc bán với giá hữu nghị đắt hơn máy bay cũ rẻ hơn máy bay mới” [83, 61]; “Không điện thoại kèm theo không intơnét, imeo

với chát chít cũng nghỉ luôn” [91, 49]; “Đêm đến tôi và thằng Phũ đi qua những đờng phố Sài Gòn bằng một con Tôm (Custom) 750 kềnh kàng nh một con bọ cạp” [83, 63]; “Nồng nàn tình ái rồi thì báibai hani đờng anh anh đi đờng em em đi” [91, 32], v.v. Cách sử dụng vốn từ này không phải nhằm thể hiện khả năng ngoại ngữ của tác giả (Hồ Anh Thái là một nhà ngoại giao sử dụng tiếng Anh rất thành thạo) nh nhiều ngời lầm tởng, mà là sự thể hiện cái nhìn giễu nhại đối với lối sống thị dân đang có xu hớng lai tạp hoá văn hoá nớc ngoài một cách ồ ạt, trong đó việc sử dụng ngôn ngữ nớc ngoài một cách bừa bãi, thiếu chính xác trong giao tiếp sinh hoạt là một trờng hợp tiêu biểu.

Hồ Anh Thái cũng thờng sử dụng lối nói lặp cú pháp làm cho văn phong tiểu thuyết trở nên đa thanh hơn: “Quán xá đáng ngờ. Khách khứa đáng ngờ. N- ớc nôi giải khát đáng ngờ” [83, 66]; “Chuyện ấy ngày nay hơi bị dễ. Thời gian địa điểm hơi bị dễ. Khách sạn nhà nghỉ mọc lên nh nấm. Điều kiện cho thuê

hơi bị dễ” [91, 8], v.v. Cách nói lặp đi lặp lại cùng một kiểu cú pháp với những ngôn từ thông tục, dễ hiểu nh những trờng hợp kể trên khiến diện mạo của đời sống đợc lột tả một cách chân thực, gần gũi nh những gì đã và đang ngày ngày tồn tại quanh chúng ta.

Bên cạnh đó, lối nói nhại ca dao, tục ngữ đợc tác giả tỏ ra rất a thích: “Ngủ Gia Lâm, đâm Thái Hà”; “Chó Nhật Tân, vần Hồ Tây”; “Nớc non đâu cũng là nhà, quê hơng đâu cũng gọi là vòm chơi” [91, 8-9], v.v. Đa ca dao, tục ngữ vào trong văn tiểu thuyết, Hồ Anh Thái đã mạnh dạn tạo nên sự dung hợp giữa hai yếu tố cũ – mới vốn tởng chừng không thể xuất hiện bên cạnh nhau,

đem lại cho tiểu thuyết nhiều hơn tính đa thanh và dân chủ. Tính lai ghép, liên văn bản đã đợc thực hiện một cách khéo léo không hề có cảm giác khiên cỡng, áp đặt. Mặt khác, sự kết hợp này còn làm cho chất giọng giễu nhại của tiểu thuyết Hồ Anh Thái trở nên sắc sảo và nhiều màu sắc hơn.

Thậm chí, đôi lúc xuất hiện cả những tiếng chửi đổng: “Tiên s mày, hôm nay là mồng một, trai mùng một to khoẻ nh thằng tớng cớp thế này mà để cho kiến nó tha” [83, 73]. Hiện tợng này phản ánh khả năng dung hợp mạnh mẽ của tiểu thuyết trong điều kiện đời sống tồn tại dới dạng những mảnh vỡ, cuộc sống chỉ là những mảnh ghép có tính tạm thời. Sự xuất hiện của lớp ngôn từ trách, chửi, mắng tham gia vào tiểu thuyết có thể coi nh một nỗ lực không mệt mỏi của Hồ Anh Thái trong việc phát huy cao nhất tính dân chủ của thể loại.

Khảo sát hành trình văn chơng Hồ Anh Thái có thể thấy, nỗ lực dung nạp ngôn ngữ đời thờng là một cố gắng trong việc trả tiểu thuyết về với đời sống vốn có của nó. Hồ Anh Thái đã rất chú ý trong việc tạo ra một hệ lời mới cho tiểu thuyết của mình mà việc dung nạp ngôn ngữ đời thờng là một trong những - u tiên hàng đầu. Vì thế, không ít ngời cho rằng ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Anh Thái thiếu tính chọn lọc, trau chuốt, bóng bẩy mà nặng về tính thông tục, khẩu ngữ nên mất đi tính mĩ cảm. Phát huy cao nhất tính dân chủ của tiểu thuyết, Hồ Anh Thái và các nhà văn Việt Nam đơng đại đã dần tiếp cận với kĩ thuật viết hậu hiện đại của thế giới theo cách của riêng mình. Đó cũng chính là bản sắc cần có của một nền văn học trong quá trình hội nhập với văn chơng thế giới.

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 115 - 117)