Một cách nhìn mới về con ngờ

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 73 - 87)

2.2.2.1. Con ngời bản năng

Con ngời bản năng là một trong những nét nổi bật của tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ phơng diện quan niệm nghệ thuật về con ngời. ở tiểu thuyết

Ngời đàn bà trên đảo nhân vật Tờng là một trong những biểu hiện sinh động nhất. Xuất thân là một sinh viên mĩ thuật có nhiều triển vọng nhng Tờng đã sớm sa ngã và trợt dài trong bản năng và dục vọng của chính mình. Từ bỏ hội hoạ, từ bỏ niềm đam mê lớn nhất của cuộc đời, Tờng chìm sâu trong những thú vui thân xác, trong những cơn truy hoan nhằm thoả mãn dục vọng vốn thờng xuyên lấn át và chi phối con ngời anh ta. Tuy nhiên, mãi mãi, Tờng vẫn là ngời cô đơn, mãi mãi anh ta không thể thoả mãn dục vọng. Bởi hơn ai hết, Tờng biết rằng trong những góc khuất thầm kín nhất, anh ta vẫn khao khát một tình yêu thánh thiện, đích thực, khao khát đợc sống ý nghĩa với những đam mê nghệ thuật. Vì vậy, đối diện với sự miệt mài say sa làm việc đến quên mình của Hoà, những khao khát bản năng làm vợ, làm mẹ của những phụ nữ ở đội Năm, sự ân cần bao dung điềm tĩnh của chú Chỉnh, sự trong sáng thánh thiện của cô bé Vân, Tờng nhận thức đợc sự lạc lõng, vô vị của mình. Cũng trong Ngời đàn bà trên đảo, khi khai phá phần bản năng con ngời, Hồ Anh Thái muốn nói lên một sự thật: con ngời không thể triệt tiêu hoàn toàn bản năng, điều quan trọng hơn là phải cân bằng nó, thừa nhận nó, sống chung với nó nh là một phần của cõi ngời. Nhân vật Hoà hăng say lao động, cống hiến và khẳng định mình, tìm sự thoả mãn trong công việc để khoả lấp những khao khát bản năng, chế ngự dục lạc, nhng đó là một cố gắng bất thành nếu không muốn nói là sai lầm. ở thái cực

khác, Tờng lại trợt dài trong thế giới bản năng, những tởng sống hết mình, thoả mãn tất cả mọi dục vọng để đợc là chính mình nhng càng ngày Tờng càng nhận thấy sự cô đơn, sự bất lực của bản thân. Với những ngời phụ nữ ở Đội Năm, phần bản năng cũng đợc khai phá, nhng đấy là những khao khát giới tính thuần khiết nhân bản. Viết về họ, tác giả muốn phản biện gay gắt về sự thờ ơ và lãng quên của xã hội đã gián tiếp làm nên những số phận buồn. Hồ Anh Thái đã dũng cảm đặt vấn đề thẳng thắn, đối thoại với những quan niệm cũ kĩ, những định kiến phi nhân về đời sống, nhất là về phần bản năng – dục vọng, cũng nh không ngần ngại lật tẩy những mu toan mợn cớ bản năng để biện minh cho sự tha hoá nhân tính của cõi ngời.

ở một tác phẩm khác, Đức Phật, nàng Savitri và tôi, con ngời bản năng đợc nhìn nhận nh một hiện tợng phổ biến của đời sống. Nàng Savitri trong tiểu thuyết này là hiện thân cho mẫu ngời sống bằng bản năng, thừa nhận và tôn trọng nó, sống hết mình trong tất cả. Savitri phóng khoáng, tự do, nàng luôn tìm cách chống lại những luật lệ, những quy định nghiêm ngặt, một con ngời sống bên ngoài những luật tục và định chế của xã hội. Mối tình của công chúa Savitri dành cho Đức Phật gợi nhắc chúng ta liên tởng đến mối tình của nàng Meggie với cha Ralph (trong tiểu thuyết nổi tiếng Tiếng chim hót trong bụi mận gai). Nàng Meggie nồng nàn, quyết liệt đã vợt khỏi mọi ngăn trở để yêu một linh mục, và chỉ tìm thấy đam mê nơi ngời đàn ông ấy. Và Meggie đã chiếm đợc trái tim và kịp có con với ngời đàn ông mà mình yêu, nhng cuối cùng cũng phải chứng kiến đứa con ấy nối bớc cha, hiến dâng tình yêu cho Chúa, rồi vĩnh viễn về với Chúa giữa tuổi thanh xuân. Ngợc lại, mối tình hoàn toàn vô vọng của Savitri đã đợc nàng đã ấp ủ từ khi mới bốn tuổi cho đến lúc bạc đầu: “Ta khi ấy bốn tuổi, nhng nhìn thấy chàng Siddhattha, ta đã quyết lớn lên sẽ lấy chàng, lấy bằng đợc” [92, 43]. Cha bao giờ Savitri thôi khao khát hớng về ngời đàn ông của đời mình, cho dù khi chàng là một hoàng tử hay trở thành Đấng Giác Ngộ hiến đời mình cho lí tởng, ngày đêm nàng vẫn phải lấp đầy niềm đam mê dục lạc của mình bằng những ngời đàn ông khác, ngay cả khi đã là một lão phụ. Niềm khao khát sâu thẳm trong ngời phụ nữ đầy đam mê chỉ đợc toại nguyện,

chỉ đạt đợc khi Đức Phật đã ra đi vĩnh viễn: “Giờ thì ta đã đợc tự tay múc nớc tắm cho chàng. Lần duy nhất. Ta đã đi đến tận cùng thoả nguyện” [92]. Tình yêu Savitri dành cho Đức Phật là một sự khẳng định đẹp nhất cho sự hài hoà giữa con ngời bản năng và con ngời hớng thiện, và điều đáng nói là hai con ngời ấy không hề xung khắc với nhau, thậm chí còn có xu thế bổ trợ lẫn nhau. Càng sống phóng khoáng hết mình vì dục lạc, hởng trọn vẹn gần nh cả cuộc đời, nhng cha bao giờ Savitri thôi khao khát Đức Phật. Mối tình của nàng dành cho Đức Phật càng nồng nàn hơn theo thời gian. ở đây, con ngời bản năng đợc nhìn nhận nh một thái độ sống tích cực, tôn trọng phần bản năng là cách ứng xử đầy nhân bản với chính mình, một thái độ sống lấy hạnh phúc của con ngời làm cứu cánh.

2.2.2.2. Con ngời tha hoá

Con ngời tha hoá là một đặc điểm nổi bật trong t duy tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Tha hoá là khái niệm chỉ sự thay đổi về chất (là chủ yếu) của con ngời theo chiều hớng xấu đi, thậm chí biến con ngời trở nên khác biệt so với chính nó và đồng loại. Nền kinh tế thị trờng thời mở cửa với sự lấn át của văn minh tiêu dùng và xu thế toàn cầu hoá là điều kiện thuận lợi dẫn con ngời đến sự tha hoá. Tâm thức hậu hiện đại ghi nhận sự biến mất của con ngời trong một chừng mực nào đó trớc những tác động của môi trờng sống.

Cùng với các cây bút mẫn cảm nh Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Ma Văn Kháng, Dơng Thu Hơng, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phơng, Nguyễn Viện, Bùi Hoằng Vị, Thuận, v.v, Hồ Anh Thái là một trong số những nhà văn sau đổi mới sớm nhận ra sự tha hoá và biến mất của con ngời trong thế giới văn minh.

Ngời và xe chạy dới ánh trăng đề cập đến sự tha hoá của con ngời trớc sự thay đổi của môi trờng sống, đặc biệt khi đối diện với tiền tài, địa vị và danh vọng. Nhân vật Khuynh là một ví dụ cho tình trạng biến mất của con ngời trớc sự tấn công mạnh mẽ của danh lợi. Xuất thân là một thanh niên tài hoa và điển trai, nhng chính những sự tham lam thoả mãn ham muốn dục vọng và thèm khát quyền lực, danh lợi tới mức bệnh hoạn đã dần biến anh ta thành một con ngời

khác, hoàn toàn xa lạ, thiếu vắng tình ngời. “Đầu tiên là vì dục vọng, Khuynh đã lầm lẫn giữa ham muốn xác thịt và tình yêu, cới một cô công nhân bình th- ờng làm vợ. Nhận ra điều đó, Khuynh đã bỏ rơi vợ con, thành một kẻ nhẫn tâm khi nghe tin vợ con bị bom chết. Sau đó, cũng vì dục vọng, Khuynh làm hỏng đời mình bởi cái bẫy xác thịt do con ngời quỷ quyệt là Diệu giăng ra” [85, 397]. Khi nhận ra tất cả những điều đó, Khuynh đã từng có ý định tự giải thoát mình, thì lại bị tham vọng về quyền lực đè xuống và ngày lún sâu hơn. Mất tình cảm vợ chồng, mất tình cảm cha con, Khuynh còn đánh mất luôn quyền lực và chức vụ. Nh một kẻ khốn cùng, cuối đờng hầm, Khuynh tìm đợc chút ánh sáng qua cuộc tình vụng trộm với Hoài, nhng rốt cuộc đã bị chính vợ con anh ta dập tắt. Suy cho cùng, Khuynh cũng chỉ là một kẻ đáng thơng, một kẻ đáng tội nghiệp, một nạn nhân của những ham muốn nhục dục và quyền lực. Tình huống hiện sinh chính là ở chỗ, con ngời đã bị quật ngã, bị đánh gục trong cuộc chiến đấu với dục vọng của bản thân, và để vợt qua, để chiến thắng dục vọng đó là cả một quá trình lâu dài, sẽ không tránh khỏi những thơng vong thậm chí là mất mát, hi sinh.

Cõi ngời rung chuông tận thế là tiếng kêu cứu khẩn thiết của cõi ngời tr- ớc sự tấn công của cái ác. Bộ ba gã trai to con, giàu sức sống và đầy dục vọng (Cốc, Bóp, Phũ) là điển hình cho lối sống hởng thụ đến thác loạn, phi nhân trong xã hội tiêu dùng. Mỗi gã một sở thích quái đản: Cốc tận hởng lạc thú trong sở thích quyến rũ phụ nữ theo kiểu Đông-Gioăng, Bóp thì đi tìm khoái cảm bệnh hoạn trong thú vui bóp cổ, Phũ lại thể hiện sự ham muốn nhục dục vô độ với thú su tập quần lót phụ nữ nh một một sự ghi dấu những chiến tích. Mỗi nhân vật là những sản phẩm bị tha hoá của một xã hội tiêu dùng thời mở cửa - mặc dù đây mới là dạng thấp của nó. Cốc, gã thanh niên phải đền tội thứ nhất, có dáng vẻ “điển trai ang ác”, từ một sinh viên Tổng hợp, sau “cú liếc xéo của số phận”, một đoàn loàn phim nớc ngoài cần có gơng mặt á Đông bặm trợn vào vai một anh lính lê dơng không có lời thoại, xuất hiện vài phút trên phim, thế là thành ngôi sao điện ảnh, ngôi sao ca nhạc, ngời mẫu, thành siêu sao. Đây là cách mà “siêu sao Hoàng Công” (tên thật của Cốc) chiếm đoạt một cô gái: “Cốc

đòi đi với thí sinh số 12, thân hình hoang dã bốc lửa từ một vùng bán sơn địa. Sau cú lợn đầu tiên đầy hứa hẹn trớc ban giám khảo và ngời xem, Cốc âu yếm dắt tay số 12 vào hậu trờng, chờ đến lần sau xuất hiện. Đêm nay em đừng về khách sạn, về nhà anh mà ngủ. Khiếp, nói năng trắng trợn thế? Vậy phải nói thế đéo nào? Số 12 kinh hồn, không ngờ một siêu sao thanh lịch và cao quý trên màn bạc lại phát ngôn nh thế. Có hay không, nói ngay? Một luồng hơi nớc cáu kỉnh ập vào mặt số 12. Không! Có muốn thành hoa hậu á hậu hay là thành th- ơng binh? Cốc giẫm một cú phủ đầu lên chân số 12. Chỉ trong chút nữa là cô ta kêu thét lên. Mấy ngón chân nh sắp nứt toác ra trong chiếc giày cao gót. Nói ngay, có muốn thành con què lê bớc trên sân khấu này không, nói? Vâng, thôi thì em đi với anh. Nhng đêm ấy Cốc vừa đa số 12 ra khỏi phòng diễn thì cô ta giật nhanh ra khỏi nó, lao về phía đám bạn bè và ngời nhà theo về đây từ một ga xép tỉnh lẻ. Ngày hôm sau số 12 nằng nặc đòi ban tổ chức đổi ngời cặp đôi. Cốc thừa sức làm cho cuộc phản công yếu ớt này trở thành tuyệt vọng. Cả hai lại duyên dáng bớc ra sân khấu. Ngời xem gào lên. Hoan hô số 12. Hoan hô siêu sao Hàng Công. Nó vẫn giữ phong thái khinh khỉnh từng làm ngời xem mê đắm, vẫy tay chào. Đột ngột cô ta thấy bàn tay Cốc đang nắm tay mình nhẹ nhàng luồn vào đó một lỡi dao cạo lành lạnh. Mày có muốn tao rạch bộ đồ tắm này, một đờng sau lng, một đờng đằng trớc, ngay ở chỗ mày đệm băng vệ sinh hành kinh hay không? Giọng nói của một kẻ dám giết ngời chứ không phải chỉ rạch áo tắm. 12 hơi rối chân và trật guốc. Cốc cứu cô ta một bàn thua bằng cánh tay đỡ rất duyên dáng và vững vàng ngang lng. Cú trật guốc gần nh không bị phát hiện, 12 nhìn Cốc đầy vẻ biết ơn ranh mãnh đàn bà. Em đang thấy tháng mà anh không ngại ? Tin anh đi, anh có cách. Kết thúc vòng hai, Cốc nhanh chóng lôi 12 ra cửa sau phi ngay về nhà. Còn một vòng thi nữa, 12 chẳng dại gì mà cự tuyệt Cốc. Ba giờ sáng nó đa 12 về khách sạn, trả lại cho đám ngời nhà và đám bạn bè đang ngơ ngác. Đêm sau, 12 đăng quang á hậu.” [83, 5-6]. Nhân vật Bóp, sau khi đe doạ tính mạng ngời yêu thuở sinh viên bằng những lần bóp cổ suýt gây án mạng, lại đi tìm sự thoả mãn dục vọng ghê rợn của mình bằng cách bóp cổ những con vật trớc khi giết thịt chúng. Còn Phũ, trong quãng

đời ngắn ngủi của mình đã kịp ghi dấu ấn bằng bộ su tập quần lót phũ nữ với đủ loại màu sắc, kích cỡ, gắn với những lần truy hoan phóng đãng của mình. Gia tài để lại trớc khi chết của Phũ cũng thật đặc biệt: “Sau khi thằng Phũ chết, tôi thấy trong tủ áo quần của nó có một chiếc ca táp Nhật, kiểu xách tay của các vị quan chức, vật kỉ niệm quãng đời làm ngoại giao đợc ông bố trao lại cho đứa con trai. Trong cặp có 101 chiếc quần lót phụ nữ. Vậy là trong một quãng đời ngắn ngủi chín năm làm đàn ông, ông mãnh này đã sống bằng cuộc đời của 101 ngời đàn ông đạo đức suốt đời chỉ biết có một ngời đàn bà” [83, 40].

Có thể thấy Hồ Anh Thái thuộc vào số những tác giả có cái nhìn khá quyết liệt về hiện tợng con ngời tha hoá. Với tác giả, đây là một tình thế nhân sinh đáng báo động nhng không có gì là bất ngờ. Nói cách khác, đó là hệ quả, là cái giá phải trả cho những gì mình gây ra, là một thứ nghiệp chớng do chính con ngời tạo nên.

2.2.2.3. Thế giới của những kiểu ngời nghịch dị

Sống trong xã hội tiêu dùng với bộn bề ngổn ngang thứ phải quan tâm, lo lắng, phải tranh đấu, phải giành giật, phải vợt qua để không bị thải ra ngoài quỹ đạo đã khiến cho con ngời trở thành những nghịch dị. Chất Kafka (nh nhiều ng- ời vẫn gọi) hiện diện trong thế giới nghệ thuật Hồ Anh Thái nh một sự thừa nhận chua chát về sự tha hoá của cõi ngời. Trong truyện ngắn Món tái dê (viết năm 1990), nhà văn đã để cho nhân vật giám đốc biến thành con dê sau khi xem phim khiêu dâm. Điều đáng nói là, nếu nh nhân vật Grego Samsa của Kafka (trong Biến dạng) vẫn còn băn khoăn khi biến thành con bọ thì nhân vật của Hồ Anh Thái không hề tỏ ra ngạc nhiên khi bị biến thành dê. Ngay cả vợ ông ta cũng thấy đó là điều phải xảy đến từ lâu rồi, còn ngời vợ của gã trợ lí thì thản nhiên khẳng định cả xã hội đều là dê tuốt, đâu đâu cũng là những con dê đội lốt ngời. Trong những truyện ngắn sau này của Hồ Anh Thái nhân vật nghịch dị xuất hiện ngày càng nhiều hơn, dày đặc hơn, và cũng đặc biệt hơn. Chẳng hạn, trong Tự sự 265 ngày, khi phơi mở đời sống riêng t của tầng lớp trí thức trong xã hội đô thị, Hồ Anh Thái đã làm cho ngời đọc đi hết bất ngờ này sang bất ngờ khác, trong đó ngời ta không khỏi ngỡ ngàng khi nhận thấy giới trí thức cũng

tồn tại những nghịch dị không thể ngờ đến. Trong tập truyện ngắn Bốn lối vào nhà cời, tiếp tục giọng văn giễu nhại, Hồ Anh Thái một lần nữa chỉ cho ngời đọc thấy đợc những nghịch dị vẫn nghiễm nhiên tồn tại quanh chúng ta, sống chung với chúng ta mà nhiều khi, hoặc vô tình hay cố tình, con ngời mặc nhiên thừa nhận. Đó là những kẻ nhân danh nghệ thuật hoặc mợn nghệ thuật làm chỗ ẩn náu và trú chân cho những mu toan tiến thân hoặc kiếm lời, rốt cuộc đã phải trả giá.

Kiểu ngời nghịch dị xuất hiện khá phổ biến trong sáng tác của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phơng, Dơng Thu Hơng, Tạ Duy Anh, Thuận, v.v. ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phơng, gần nh toàn bộ nhân vật trong thế giới nghệ thuật của tác giả đều là những dị nhân. Chẳng hạn đây là chân dung về một kiểu ngời nh thế: “Tính: Cao 1 mét 68, nặng 56 ki-lô-gam. Tai dài, lng dài, chân ngắn. Lông tay đỏ hồng, ngón không phân đốt. Lông mày nhạt, hình vòng cung ôm

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 73 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w