tồn tại trong cuộc sống. “Dù nhìn từ góc cạnh nào thì giễu nhại cũng có hai đặc điểm chính: nhại và giễu, tức bắt chớc và châm biếm” [72]. Giọng giễu nhại chỉ là một yếu tố trong hệ thống đó, nó làm nên giọng hài hớc, trào phúng và mang lại tiếng cời trong tác phẩm.
3.1.2. Các hình thức của giọng giễu nhại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái Thái
Theo dõi quá trình sáng tác của Hồ Anh Thái có thể thấy, nhà văn luôn tự làm mới mình trên mọi phơng diện, trong đó đặc biệt là giọng điệu. ở mỗi giai đoạn sáng tác nhất định, Hồ Anh Thái lại sử dụng giọng điệu khác nhau. Trong giai đoạn đầu, trữ tình là chất giọng nổi bật trong sáng tác của ông; giai đoạn
ấn Độ đặc trng bởi giọng triết lí; và giễu nhại là giọng điệu của giai đoạn hậu
ấn Độ. Giọng giễu nhại đợc coi là một trong những dấu hiệu tiêu biểu cho sự cách tân trong sáng tác của Hồ Anh Thái trên cả hai lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết. Bắt đầu từ tập truyện ngắn Tự sự 265 ngày, Hồ Anh Thái đã bắt đầu có sự đổi giọng từ chỗ thâm trầm, triết lí chuyển sang giễu nhại, châm biếm sâu cay không khoan nhợng trớc những lố bịch của cuộc sống của tầng lớp trí thức, công chức, một bộ phận đặc thù trong xã hội đơng đại Việt Nam. Bốn lối vào nhà cời tiếp tục phát huy chất giọng giễu nhại khi nhà văn tấn công mạnh mẽ vào đời sống thị dân, phát hiện ra những nghịch dị vẫn tồn tại công nhiên trong cuộc sống. Chính tác giả đã thú nhận: “Tôi thích nhại giọng thị dân, đúng hơn là giọng tiểu thị dân bởi vì hầu nh ngời ta đang bê nguyên lối sống tiểu thị dân và quê mùa vào đô thị. Đáo để, chua chát, ác khẩu kiểu tiểu thị dân đang trở thành giọng điệu lấn át. Nhà văn thì giọng nào cũng nên thực hiện, phơng pháp nào cũng nên sử dụng” [90, 214].
Trong số các tiểu thuyết của mình, chất giọng giễu nhại đợc Hồ Anh Thái thể hiện tập trung nhất ở Cõi ngời rung chuông tận thế và Mời lẻ một đêm. Trong tiểu thuyết Cõi ngời rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái đã kết hợp giọng văn lạnh lùng, dửng dng nhiều khi đến tàn nhẫn khi miêu tả cõi ngời đang
có nguy cơ biến mất trớc sự xâm lấn của cái ác. Giọng giễu nhại vẫn đợc sử dụng nh những điểm nhấn tạo nên sự sinh động cho tác phẩm. Đó là hình ảnh một ông An Nam với trình độ tiếng Anh tại chức ban đêm khi điền bản khai tiếng Anh xin thị thực ở một sứ quán nớc ngoài đã mắm môi sổ thẳng một chữ “No” vào mục giới tính (sex) mà không hề hay biết. Là chuyện trở thành một ngôi sao giải trí của Cốc: “Đó là cú đổi đời tuyệt đẹp. Con đờng dễ đạt vinh quang và giầu có. Hơn đứt việc lao tâm khổ tứ với những bài giảng, những kì thi, những tiểu luận khoá luận và luận văn tốt nghiệp” [83, 4]. Giễu nhại cảnh t- ợng đốt vía của những cô gái bán hoa: “Một vũ điệu thổ dân nh lời thằng Cốc. Những ngời đàn bà không nhìn rõ mặt, hình hài cũng chập chờn, đang đứng dạng chân trong thế compa mở hai mơi lăm độ. Họ cũng đốt những tờ giấy, lay lay ngọn lửa nh một nốt chân có luyến láy ở cái nơi là nguồn vốn tự có của một cái nghề kinh doanh bất chấp mọi quy luật kinh tế là lấy lỗ làm lãi. Ngọn lửa nhấn nhá nh một khúc cải lơng tự sự, rồi bất chợt lao vút lên thành cao trào nh viện đến sự ma móc ban phát của trời xanh trên đầu. Lửa phất phơ cời với ông trời phong tình đến đủ độ, rồi xồ xề một giọng thật đã để cầu xin sự đồng tình của đất” [83, 7]. Quang cảnh đám tang của Cốc gợi nhắc hình ảnh đáng tang của cô Ký trong thơ Trần Tế Xơng: “Đám tang thằng Cốc lại đúng trong ngày thành phố cùng lúc diễn ra bốn cuộc thi hoa hậu: Hoa hậu Mùa hè, Hoa hậu Thanh lịch, Hoa hậu Thể thao, Hoa hậu Thời trang. Cùng lúc các tụ điểm ca nhạc đều bán vé, các ca sĩ phải chạy sô đua nhau hết hơi. Những kẻ hâm mộ không còn đủ sức mang hoa đi tặng cho hết tất cả những hoa hậu á hậu, những cựu hoa hậu á hậu, những cựu siêu sao và đơng kim siêu sao” [83, 18]. Hồ Anh Thái còn giễu nhại tính vô tổ chức, hóng hớt, đa chuyện: “Đây là xứ mà mọi thông tin đều đợc bỏ ngỏ và công khai. Nội dung những cuộc họp quan trọng chỉ sau vài giờ đã ra tới đờng phố cho dân thờng bình luận. Ông cốp cộp không thể giữ sự đại sự ấm ức trong lòng phải đem trút sang quý phu nhân. Quý phu nhân lại phải thổ lộ với quý phu nhân khác qua con đờng truyền khẩu hoặc điện thoại hữu tuyến và vô tuyến. Các quý phu nhân nguồn gốc bình dân ngay lập tức truyền thông tin theo kiểu mạng lới bình dân” [83, 26]; “xin hãy đi dự thật
nhiều đám tang, anh sẽ thôi thắc mắc những chuyện cỏn con ngoài đời, thôi xích mích, thôi đấu đá nội bộ cơ quan, thôi ham hố địa vị, thôi khát thèm tiền bạc” [83, 19]. Giễu nhại báo chí “ông tổng này cũng nhấp nhổm viết văn, mỗi bài viết nh một bản lai lịch tội phạm, đợc cất nhắc theo kiểu ngời ta vẫn cất nhắc cán bộ quản lí ở những nghành xe khách, bu điện, hoặc nuôi cá nớc ngọt” [83, 54]. Còn đây là hình ảnh đứa con gái của ông ta, một thần đồng thơ: “thơ của con bé này thì đứa trẻ nào ngồi một lát cũng oẹ ra đợc cả đống, đại loại ông trăng ông ở trên trời cao, ông xuống đây cho em véo một cái, ông nhăn mặt kêu ôi đau quá cóc thèm chơi với em nữa, ông cóc thèm chơi thì cứ ở trên ấy mà nhìn em” [83 , 54]. Tính “gây hấn” (chữ dùng của Nguyễn Đăng Điệp) vì vậy là một trong những dấu hiệu dễ nhận diện của giọng giễu nhại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
Mời lẻ một đêm là tiểu thuyết lấy giọng giễu nhại làm chủ âm. Toàn bộ tác phẩm là một cõi ngời nhốn nháo với những nhân vật gây cời và những chi tiết trào phúng. Gần nh mỗi một nhân vật đều là một biếm hoạ, mỗi một chi tiết đợc nhắc đến trong tác phẩm đều có khả năng gây nên tiếng cời. Thế giới nhân vật của Mời lẻ một đêm không phải đợc tổ chức theo kiểu truyền thống mà gần nh đợc tác giả ném ra cùng một lúc với những hình hài đậm chất nghịch dị. Đó là chân dung một hoạ sĩ Chuối Hột kì quặc với sở thích khoả thân và những trò lố trong hội hoạ; là bà mẹ năm lần lấy chồng và những cuộc phiêu lu tình ái, có biệt tài ngửi mùi đàn ông và mùi đất, là ngời đàn bà với con đờng một bớc lên mađam sang trọng; là ngời đàn ông với những mánh khoé làm ăn; là giáo s Một và giáo s Hai với mớ kiến thức bổ túc công nông và những thói tật ghê tởm; là ông Víp vừa diễn thuyết vừa nhắm mắt nh đang làm tình.
Không dừng lại đó, Mời lẻ một đêm còn là một cuộc tấn công mạnh mẽ vào những nghịch lí vẫn đang nghiễm nhiên tồn tại một cách công khai, thậm chí đang ngày một trơng nở, phì đại trong cuộc sống. Trớc hết, Hồ Anh Thái nhắm thẳng vào đời sống thị dân và tầng lớp quý tộc trong xã hội. Cuộc sống thời mở cửa, bên cạnh những lợi ích của nền kinh tế thị trờng, không ít những biến thái của cuộc sống đang ngày một mọc lên. Chẳng hạn, đó là sự bắt chớc
một cách mù quáng lối sống tự do của phơng Tây, cụ thể là tình trạng buông thả trong đời sống tình dục: “Chuyện ấy ngày nay hơi bị dễ. Thời gian địa điểm hơi bị dễ. Khách sạn nhà nghỉ mọc lên nh nấm” [91, 8]; “Thoạt đầu dờng nh chỉ thuần tuý chuyện xác thịt con ngời. Xác thịt đi kèm hoặc không đi kèm với tình. Rồi nó dẫn đến chuyện ghen tuông, mất độc quyền miếng ăn dẫn đến ghen tuông. Rồi đâm chém giành giật xin nhau tí tiết” [91, 10]. Đời sống đô thị trong cái nhìn của Hồ Anh Thái thật nhốn nháo, đâu đâu cũng thấy lờng gạt, con ngời ngày càng sống bằng bản năng. Bộ mặt đô thị cũng méo mó, biến dạng, đâu đâu cũng ngập tràn trong rác. Đô thị đang oằn mình trớc sự tấn công dữ dội của con ngời: “Đàn bà con gái lên thành phố bán hàng rong thu mua phế liệu. Đàn bà xinh xinh một tí lên thành phố làm cave, không xinh không khôn thì làm ôsin trong các gia đình” [91, 108]. Giọng giễu nhại của Hồ Anh Thái cũng hớng sự chú ý đến lĩnh vực nghệ thuật, ở đấy tác giả đã phát hiện ra sự xuống cấp và những biến tớng của nó trong thời mở cửa, hội nhập với thế giới. Cha hết, tác giả cũng đợc dịp phát huy thế mạnh của giễu nhại khi hớng ngòi bút vào lĩnh vực khoa học và ngay lập tức nhìn thấy hàng loạt trò biến thái của hội thảo khoa học và hớng dẫn luận văn. Hội thảo khoa học tầm cỡ quốc tế thực chất chỉ là nơi để các nguỵ khoa học gia đánh bóng tên tuổi, là dịp để tụ họp vui chơi hơn là giải quyết các vấn đề khoa học.
Giọng giễu nhại đợc hỗ trợ bởi các phơng tiện nghệ thuật nh nhân vật, hệ thống chi tiết, kết cấu. Nhân vật của Mời lẻ một đêm là kiểu nhân vật không có tâm lí, không có tính cách, nói đúng hơn đó là những mảnh vỡ của nhân cách mà nhà văn phát hiện trong khi quan sát đời sống thị dân. Không có nhân vật chính, phụ, thiện, ác nh thờng thấy, với Hồ Anh Thái, mỗi nhân vật là những mảnh vỡ của nhân cách, nhà văn không quan tâm nhiều đến chức năng của nó mà chỉ coi đó nh những phơng tiện thoả mãn “trò chơi” tiểu thuyết của mình. T- ơng ứng với kiểu nhân vật mảnh vỡ ấy là một hệ thống chi tiết dày đặc những câu chuyện manh mún, rời rạc, không ăn khớp với nhau và cũng không đợc tổ chức theo kiểu nhằm khái quát bức tranh hiện thực. Trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, không còn khái niệm hiện thực truyền thống trong tính toàn vẹn, có sức
khái quát mà là một hiện thực đầy rẫy những chắp nối, những đứt đoạn. Hồ Anh Thái cũng không chủ trơng hàn gắn một thế giới, nhà văn tôn trọng tính phân mảnh của đời sống và coi đó là một điều bình thờng. Không có gì ngạc nhiên khi trong Mời lẻ một đêm, cùng một lúc tác giả đã ném ra hàng loạt câu chuyện mà thoạt nhìn rất vu vơ, theo kiểu vô tình nhặt nhạnh đâu đó. Kết cấu phân mảnh cũng góp phần tạo cho giọng giễu nhại thêm phần sắc sảo, nhất là nhìn từ phơng diện tổ chức văn bản nghệ thuật ngôn từ. Tính dung hợp về ngôn ngữ, khả năng xoá nhoà đờng biên thể loại tạo điều kiện cho các yếu tố phi tiểu thuyết tham gia cấu trúc tác phẩm, và giọng giễu nhại không ngoại lệ.