Nội dung hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính theo hường trực quan hoá trogn dạy học chương động lực học chất điểm vật lý 10 nâng cao (Trang 85 - 89)

* Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung kiến thức chương Động lực học chất điểm, các yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kĩ năng và thái độ.

Giáo viên nêu ngắn gọn các nội dung chính, các yêu cầu chính cho học sinh biết.

* Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập, nêu vấn đề. Giáo viên cho học sinh xem một số

hình ảnh, video clip và nêu các câu hỏi thực tế.

Học sinh: Quan sát trả lời các câu hỏi. Câu trả lời của học sinh chưa thật chính xác ⇒ Xuất hiện tình huống có vấn đề.

Giáo viên: Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải thích được những vấn đề nêu trên và dựa trên cơ sở đó chúng ta có thể giải thích được các hiện tượng tương tự trong thực tế hàng ngày trong đời sống,...

* Hoạt động 3: Gợi ý để học sinh nhớ lại khái niệm lực. Giáo viên cho học sinh xem một số hình

ảnh thực tế, liên quan đến tác dụng của lực (Làm thay đổi vận tốc và làm vật biến dạng)

Học sinh: Quan sát, nhớ lại kiến thức và phát biểu khái niệm về lực và cách biểu diễn lực.

* Hoạt động 4: Xây dựng kiến thức về tổng hợp lực Giáo viên: Cho học sinh xem hình ảnh

hai canô cùng kéo một chiếc xàlan. Vấn đề đặt ra là: “có thể thay thế hai lực cùng tác dụng bằng một lực duy nhất không?”

Học sinh: Quan sát, đưa ra ý kiến của mình.

Slides 2

Slides 4

Giáo viên: Nêu sơ đồ nguyên tắc về cách thay thế hai lực bằng một lực.

Học sinh: Quan sát, trình bày các ý kiến về tổng hợp lực. Giáo viên: Đề xuất phương án thí nghiệm.

Học sinh: Các nhóm thực hiện thí nghiệm (Hoặc quan sát thí nghiệm biểu diễn) như nội dung sách giáo khoa, Thảo luận và báo cáo kết quả thí nghiệm.

Giáo viên: Tổng hợp ý kiến của các nhóm. Thống nhất các phát biểu về phép phân tích lực và quy tắc tổng hợp lực.

* Hoạt động 5: Xây dựng kiến thức về phân tích lực Giáo viên: Cho học sinh qua sát mô

hình nguyên tắc thay thế một lực bằng hai lực. Đặt vấn đề: Có thể thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực tác dụng đồng thời và có tác dụng giống hệt như lực đó hay không?

Học sinh: Quan sát, Thảo luận đưa ra ý kiến về phép phân tích lực. Giáo viên: Tổng hợp ý kiến, thống nhất cách phát biểu về phép phân tích lực.

Giáo viên: đặt vấn đề mới mang tính thực tế: Phân tích lực có mục đích gì trong thực tế?

Học sinh: Thảo luận, phát biểu ý kiến.

Giáo viên: Tổng hợp ý kiến. Cho học sinh xem hình ảnh về tác dụng của trọng lực đối với vật đặt trên mặt phẳng nghiêng (hình...). Thống nhất cách hiểu về tác dụng của phép phân tích lực là làm cho ta thấy rõ hơn tác dụng của lực đối với vật.

* Hoạt động 6: Củng cố và vận dụng kiến thức

Giáo viên: Cho học sinh nhắc lại các kiến thức đã được học trong tiết học. Học sinh: Nhớ và nhắc lại kiến thức về: Lực, tổng hợp lực, phân tích lực.

Giáo viên: Cho học sinh quan sát lại các hình ảnh, câu hỏi nêu vấn đề ở đầu bài học.

Học sinh: Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi thông qua phiếu học tập.

Giáo viên: Tổng hợp ý kiến và thống nhất cách trả lời chính xác cho mỗi câu hỏi.

Giáo viên: Sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm, củng cố một lần nữa các kiến thức đã học cho học sinh. Nhắc nhở việc tự học ở nhà.

Học sinh: Trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm, ghi nhớ các nhiệm vụ. Các câu hỏi thực tế đặt ra ở đầu bài học đã đặt học sinh vào một tâm thế mới; học sinh cảm thấy rất quen thuộc nhưng lại thực sự khó khăn khi cần giải thích chính xác bằng ngôn ngữ vật lí; tính hấp dẫn của bài học tăng, làm cho học sinh phấn chấn, tạo ra động lực cần phải tiếp thu thêm kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiến. Giờ học luôn ở trạng thái tập trung cao độ, thảo luận sôi nổi, giáo viên dễ nhận ra những quan niệm sai lệch của học sinh và có thể uốn nắn kịp thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các bài tập định tính theo hướng trực quan đặt ra được trả lời ngay cuối bài học, làm cho học sinh tin tưởng vào tính chính xác của kiến thức, tự tin về năng lực của bản thân, đặc biệt là học sinh thấy được vai trò kiến thức đối với việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

2.4. Kết luận chương 2

Sau khi nghiên cứu chương trình vật lí THPT đặc biệt là chương trình và sách giáo khoa vật lí 10, chúng tôi nhận thấy đã có những nét mới của chương trình về nội dung cũng như cách xây dựng kiến thức, các yêu cầu về kiểm tra đánh giá học sinh,... những yêu cầu đó không những đặt giáo viên và học sinh vào tình thế bắt buộc phải thay đổi phương pháp dạy và học mà còn nêu định hướng quan trọng giúp giáo viên có cơ sở đổi mới phương pháp dạy

học của mình một cách có hiệu quả, trong đó việc tăng cường sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan trong quá trình dạy học là rất cần thiết.

Cụ thể là:

- Chương trình đã có sự chú trọng nhiều hơn đến những kiến thức cần thiết cho việc nhận thức đúng các hiện tượng trong tự nhiên, cho cuộc sống hàng ngày và cho việc lao động, kĩ thuật trong nhiều ngành.

- Nội dung kiến thức và kĩ năng trong mỗi tiết học đã được tinh giản, lựa chọn cân đối với việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học, đặc biệt là đối với việc tổ chức các hoạt động học tập tích cực của học sinh.

- Chương trình đã chú trọng nhiều hơn những yêu cầu đối với việc rèn luyện và phát triển các kĩ năng cho học sinh, đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư thời gian cũng như trí tuệ cho bài giảng, sao cho việc dạy mỗi chủ đề, mỗi bài học phải khơi dậy được hứng thú học tập, từng bước rèn luyện cho học sinh các kĩ năng thực hiện tiến trình nhận thức khoa học bao gồm các kĩ năng thu thập thông tin, xử lí thông tin, kĩ năng thực hành thí nghiệm.

- Những yêu cầu của chương trình đòi hỏi việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải chú trọng hơn đến việc thông qua các hoạt động của học sinh như: phát biểu ý kiến, thảo luận, tranh luận, làm việc theo nhóm,...; các bài tập, các đề kiểm tra có nội dung liên quan đến thí nghiệm, phải đánh giá cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, kĩ năng xử lí và giải quyết sáng tạo những tình huống mới của học sinh.

Dựa vào các kết quả nghiên cứu về tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, kết hợp với những đánh giá về mức độ thuận lợi, khó khăn và thực trạng của việc sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan trong dạy học vật lí ở các trường THPT hiện nay, chúng tôi nhận thấy việc tăng cường sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan trong dạy học vật lí thực sự là một bước đi đúng hướng và hợp lí. Để thực hiện việc này chúng tôi đã đề xuất

được một số biện pháp cụ thể vận dụng cho các giờ học có sử dụng phương pháp thực nghiệm và dạy học giải quyết vấn đề - Ơrixtic.

Từ việc nghiên cứu nội dung chương trình và phân tích những đặc điểm của bài tập định tính, chúng tôi đã soạn thảo tài liệu về bài tập định tính thep hướng trực quan. Tài liệu này không nhằm xây dựng “kho tài liệu bài tập định tính” để giáo viên sử dụng mà nhắm đến việc hình thành một số mẫu câu hỏi và bài tập định tính theo hướng trực quan, định hướng cách soạn thảo, nêu bật những yêu cầu về nội dung, hình thức, cách thức cung cấp thông tin, mức độ khó... giúp giáo viên có thể tự soạn thảo các bài tập định tính theo hướng trực quan phù hợp với thực tế điều kiện giảng dạy tại nơi công tác của mình.

Trên cơ sở đề xuất các biện pháp tăng cường sử dụng bài tập định tính, chúng tôi đã thiết kế một số bài giảng điện tử trong đó có định hướng tăng cường sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan ở chương “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” vật lí 10 nâng cao.

Mỗi bài giảng được xây dựng theo trình tự: I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức 2. Về kĩ năng

3. Về ý thức - thái độ

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính theo hường trực quan hoá trogn dạy học chương động lực học chất điểm vật lý 10 nâng cao (Trang 85 - 89)