Một số nguyên nhân cơ bản

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính theo hường trực quan hoá trogn dạy học chương động lực học chất điểm vật lý 10 nâng cao (Trang 42 - 43)

- Phương pháp thực nghiệm được sử dụng trong trường hợp nội dung của bài tập định tính có liên quan đến thí nghiệm Trong phương pháp này cần bố

1.4.3. Một số nguyên nhân cơ bản

Những thực trạng nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học môn vật lí trong trường phổ thông và cần được khắc phục. Muốn vậy cần xác định các nguyên nhân gây nên thực trạng đó. Theo chúng tôi, các thực trạng trên tồn tại là do một số nguyên nhân cơ bản sau:

1. Việc đổi mới phương pháp dạy học đang được các trường và ngành giáo dục quan tâm và tiến hành trong những năm gần đây song nhìn chung hiệu quả đạt được chưa thật cao. Điều này có thể là do các nguyên nhân về cơ sở vật chất, thiết bị chưa đồng bộ, còn cồng kềnh, chưa thích hợp, chưa khuyến khích được giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Các biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Phần nhiều giáo viên lên lớp vẫn sử dụng cách dạy “thông báo - tái hiện” và chỉ một số ít tiết có phát huy tính tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.

2. Quỹ thời gian của mỗi tiết học hạn chế đến việc truyền đạt nội dung có trong bài học. Thực tế dạy học cho thấy, với thời gian 45 phút của một tiết học, Giáo viên phải chia thời gian cho nhiều hoạt động, nhiều nội dung khác nhau nên thời gian dành cho việc tổ chức các hoạt động nhận thức không nhiều. Thông thường giáo viên mất một thời gian nhất định để ổn định lớp,

kiểm tra bài cũ, và củng cố bài học nên chỉ còn khoảng 30 phút đến 35 phút cho việc truyền thu kiến thức mới cho học sinh. Với khoảng thời gian này, giáo viên phải đảm bảo dạy cho học sinh một lượng kiến thức mới không ít, nên khó mà tổ chức cho học sinh thảo luận, liên hệ kiến thức vừa lĩnh hội trong thực tế đời sống. Nếu có, giáo viên cũng chỉ liệt kê các sự vật, hiện tượng liên quan mà chưa thể phân tích, giải thích được các sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ, cụ thể và sâu sắc được.

3. Sự đầu tư về công sức và thời gian cho công việc dạy học của giáo viên chưa thật cao, chưa thật tập trung. Giáo viên ngoài nhiệm vụ giảng dạy còn phải kiêm nhiệm các công việc khác. Trong khi đó để xây dựng và khai thác, sử dụng bài tập định tính thường mất nhiều thời gian của cả trong giờ lên lớp, chấm bài tập định tính cũng mất nhiều thời gian vì câu trả lời của bài tập không đơn trị. Đặc biệt, hầu như các giáo viên ít sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan trong dạy học vật lí do còn ít coi trọng việc sử dụng các dụng cụ trực quan trong dạy học. Điều này làm cho học sinh còn thụ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội và vận dụng các kiến thức vật lí. Một số giáo viên vẫn còn hạn chế về chuyên môn, kỹ thuật sử dụng các phương tiện dạy học trực quan hiện đại (như máy vi tính, máy chiếu đa năng,...) nên đây cũng là nguyên nhân khiến họ ngại sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan trong dạy học vật lí.

4. Việc kiểm tra đánh giá trong dạy học vật lí hiện nay chưa thật hợp lí. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá còn đơn điệu, toàn bộ việc đánh giá là dựa vào điểm số, chưa đánh giá được các kỹ năng, kỹ xảo mà học sinh hình thành được. Các bài tập định tính ít được sử dụng trong các bài kiểm tra - đánh giá ở trường phổ thông, trong khi đó các bài tập định lượng và các câu hỏi lí thuyết chiếm đa số.

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính theo hường trực quan hoá trogn dạy học chương động lực học chất điểm vật lý 10 nâng cao (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w