ảnh về một hiện tượng vật lí kèm theo các câu hỏi của giáo viên. Học sinh được quan sát một cách trực quan các hiện trượng vật lí, nhận định để giải thích những cái đã quan sát được.
a)
Ví dụ 4: Sau khi xem hình 1.3 (hoặc video clip 1.3) các em hãy giải thích nguyên lí phóng tàu vũ trụ vào không gian? Tại sao các nhà khoa học dùng tên lửa đẩy để đưa tàu vũ trụ cũng như các vệ tinh vào không gian?
Hình 1.3
1.3.4. Vai trò của bài tập định tính
Thông thường, học sinh đã nắm được cái chung của các sự kiện cùng loại, cái khái quát của các khái niệm, định luật. Khi giải bài tập định tính học sinh phải vận dụng những kiến thức đó để giải thích những hiện tượng vật lí cụ thể. Do đó, bài tập định tính giúp học sinh đào sâu, mở rộng kiến thức.
Nhờ nội dung bài tập định tính phần lớn gần với đời sống xã hội nên các bài tập định tính làm tăng thêm ở học sinh hứng thú với môn học, tạo điều kiện phát triển óc quan sát của học sinh.
Bài tập định tính là một trong những phương tiện hữu hiệu để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, đời sống kỹ thuật.... Do đó bài tập định tính và câu hỏi thực tế theo hướng trực quan là một trong những phương tiện rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát, tạo điều kiện cho học sinh phân tích các hiện tượng.
Các bài tập định tính thường yêu cầu giải thích hiện tượng hoặc dự đoán hiện tượng xảy ra nên chúng không chỉ dừng lại trong phạm vi những kiến thức đã học mà còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tư duy sáng tạo. Thông qua việc giải các bài tập định tính có thể rèn luyện cho học sinh khả năng thực hiện những hành động trong hoạt động nhận thức của mình. Do đó, bài tập định tính là phương tiện để học sinh ngày càng hoàn thiện hơn những hoạt động nhận thức vật lí.
Mục tiêu cần đạt được khi giải một bài tập vật lí nói chung là tìm được câu trả lời đúng đắn, giải quyết vấn đề đặt ra trong bài toán một cách có căn cứ khoa học chặt chẽ.
Đối với bài tập định tính, việc xác lập lời giải gây cho học sinh nhiều khó khăn vì nó đòi hỏi phải lập luận một cách lôgíc, có căn cứ đầy đủ và xác đáng về mặt kiến thức. Trong thực tế giảng dạy cho thấy, do ít được vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ít được tiếp cận với các bài tập định tính trong quá trình học tập nên khi đứng trước các bài tập loại này học sinh thường có xu hướng đưa ra những câu trả lời hời hợt, không thoả đáng, thiếu chính xác, nhiều học sinh thu gọn toàn bộ những lập luận cần thiết vào một cái tên gọi của khái niệm, của định luật hay của một hiện tượng vật lí nào đó.
Do đặc điểm của bài tập định tính là chú trọng đến mặt bản chất của hiện tượng, nên đa số bài tập định tính được giải bằng phương pháp suy luận, vận dụng những định luật vật lí tổng quát vào những trường hợp cụ thể. Thông thường, để liên hệ một hiện tượng đã cho với một số khái niệm, định luật vật lí, ta phải biết cách tách một hiện tượng phức tạp thành nhiều hiện tượng đơn giản hơn, tức là dùng phương pháp phân tích, sau đó dùng phương pháp tổng hợp để kết hợp những hệ quả rút ra từ các định luật riêng biệt thành một kết quả chung. Có thể nói khi giải các bài tập định tính, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp thường gắn chặt với nhau.
Khi giải các bài tập định tính, thường ta sử dụng các phương pháp: phương pháp ơristic, phương pháp đồ thị, phương pháp thực nghiệm. Ba phương pháp này được dùng phối hợp, bổ sung cho nhau.