Một số yêu cầu đối với việc soạn thảo bài tập định tính và câu hỏi thực tế

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính theo hường trực quan hoá trogn dạy học chương động lực học chất điểm vật lý 10 nâng cao (Trang 58 - 59)

- Làm thế nào tạo ra được trong thực tế?

2.2.1.Một số yêu cầu đối với việc soạn thảo bài tập định tính và câu hỏi thực tế

lực xây dựng các phương án thí nghiệm kiểm tra hệ quả lôgic

Trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, các phương án thí nghiệm kiểm tra các hệ quả lôgic không phải có sẵn mà học sinh phải tự lực tìm kiếm, dựa trên các phương pháp đã biết, kĩ năng, kĩ xảo thực hành...

Trong thực tế, thí nghiệm kiểm tra không phải bao giờ cũng là những thí nghiệm có sẵn trong phòng thí nghiệm, mà học sinh có thể vận dụng các thí nghiệm đơn giản, bằng những vật dụng thường ngày dùng trong thực tế đời sống, đôi khi các thí nghiệm đó do học sinh tự làm lại đưa lại hiệu quả cao hơn vì chúng không quá phức tạp, dễ thực hiện và mang tính trực quan cao. Để định hướng cho học sinh, giáo viên nên sử dụng các phép suy luận lôgic từ các bài tập định tính và câu hỏi thực tế sáng tạo. Đây thực chất là cách chuyển bài tập định tính thành bài tập sáng tạo. Các câu hỏi thườngdùng trong trường hợp này là: “bằng cách nào...?”, “làm thế nào để...?”.

2.2. Soạn thảo bài tập định tính và câu hỏi thực tế theo hướng trực quan hóa chương ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM vật lí 10 nâng cao hóa chương ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM vật lí 10 nâng cao

2.2.1. Một số yêu cầu đối với việc soạn thảo bài tập định tính và câu hỏi thực tế tế

Bài tập định tính và câu hỏi thực tế của một chương hay một phần bao gồm các bài tập tương ứng với kiến thức trong chương hay phần đó và các bài tập mang tính tổng hợp kiến thức của các phần có liên quan. Chúng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Về nội dung: Mỗi bài tập, mỗi câu hỏi có thể chứa đựng một hoặc nhiều đơn vị kiến thức khác nhau, hay nói cách khác, các bài tập phải thể hiện rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa các đơn vị kiến thức với nhau. Nội dung các bài tập định tính và câu hỏi thực tế phải liên quan đến một vấn đề cụ thể trong cuộc sống, thể hiện qua các hình ảnh trực quan hoặc các video clip, hoặc hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hằng ngày mà học sinh đã trải qua.

2. Về hình thức cung cấp thông tin: Nếu bài tập hay câu hỏi được diễn tả bằng lời thì ngôn ngữ phải được diễn đạt chính xác về ngữ pháp và về nội dung khoa học của nội dung cần hỏi. Nếu thông tin của bài tập được thể hiện qua hình ảnh, đồ thị, bảng biểu hay video clip thì chúng phải làm nổi bật lên được diễn biến chính của hiện tượng hay quá trình vật lí cần hỏi, đồng thời phải kèm theo những chỉ dẫn bằng lời để học sinh tập trung quan sát các diễn biến quan trọng và tìm ra những dữ kiện quan trọng của câu hỏi.

3. Về mức độ khó: Hệ thống bài tập định tính và câu hỏi thực tế thể hiện được mức độ khó tăng dần nhưng không vượt quá mức giới hạn kiến thức của chương trình THPT (như đã trình bày ở mục 2.1.)

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính theo hường trực quan hoá trogn dạy học chương động lực học chất điểm vật lý 10 nâng cao (Trang 58 - 59)