Khái quát về dạy học giải quyết vấn đề Ơrixtic

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính theo hường trực quan hoá trogn dạy học chương động lực học chất điểm vật lý 10 nâng cao (Trang 47 - 49)

- Phương pháp thực nghiệm được sử dụng trong trường hợp nội dung của bài tập định tính có liên quan đến thí nghiệm Trong phương pháp này cần bố

2.1.1.1. Khái quát về dạy học giải quyết vấn đề Ơrixtic

- "Vấn đề" trong nghiên cứu vật lý là một câu hỏi, một bài toán chưa có lời giải; xuất phát từ thực tiễn khoa học, kỹ thuật, đời sống. Đó là những hiện tượng mới, quá trình mới không thể lý giải được bằng các lý thuyết đã có, hoặc một câu hỏi tìm giải pháp cho một mục đích thiết thực nào đó, hoặc một lý thuyết chưa trọn vẹn,...

- "Giải quyết vấn đề" là quá trình nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp, phương tiện nghiên cứu khác nhau theo con đường của chu trình sáng tạo khoa học để tìm câu trả lời. Kết quả của quá trình giải quyết vấn đề là tri thức mới: lý thuyết mới, định luật mới, ứng dụng vật lý mới,...

Trong nghiên cứu vật lý, để giải quyết vấn đề nhà vật lý sử dụng các phương pháp: phương pháp tương tự, phương pháp giả thuyết, phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình hóa, phương pháp thí nghiệm tưởng tượng,... Vận dụng tiến trình giải quyết vấn đề trong nghiên cứu vật lí vào quá trình dạy học giải quyết vấn đề - Ơrixtic ta thấy nổi bật các đặc trưng sau:

- Giáo viên đặt ra cho học sinh một loạt bài toán nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái cần tìm, nhưng chúng được cấu trúc lại một cách có tính sư phạm, gọi là những bài toán nêu vấn đề. Học sinh tiếp nhận những mâu thuẫn của bài toán nêu vấn đề như mâu thuẫn trong quá trình nhận thức của chính bản thân mình và đặt học sinh vào “tình huống có vấn đề”, họ có mong muốn giải quyết bằng được bài toán đó.

- Việc giải quyết bài toán nêu vấn đề được thực hiện thông qua các hoạt động nhận thức không chỉ dừng lại ở việc tái hiện kiến thức và khái niệm cũ mà phải tìm những mối liên hệ giữa chúng với những dữ kiện trong bài toán, tìm kiếm phương tiện, phương pháp mới,... Tức là thông qua quá trình tư duy phù hợp với quy luật nhận thức. Do đó học sinh lĩnh hội một cách tự giác và tích cực cả về kiến thức lẫn cách thức giải và do đó có được niềm vui sướng của nhận thức sáng tạo.

Dựa vào tâm lí học lứa tuổi và mức độ tư duy của học sinh bậc THPT, một số nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng, quá trình học sinh giải quyết vấn đề trong học tập có các đặc điểm đáng lưu ý sau:

* Về động cơ, hứng thú, nhu cầu: Ở học sinh động cơ, hứng thú đang được hình thành; ý thức về mục đích, trách nhiệm còn mờ nhạt; do đó chưa tập trung cao độ trong việc thực hiện giải quyết các vấn đề học tập.

* Về năng lực: Học sinh chưa có thói quen vận dụng các kiến thức đã có đồng thời những kiến thức, kinh nghiệm và khả năng còn hạn chế.

* Về thời gian: Với thời lượng có hạn trong một tiết học trên lớp, học sinh có ít thời gian để giải quyết vấn đề được đặt ra.

* Về điều kiện phương tiện học tập: Học sinh chỉ có các phương tiện thô sơ, đơn giản, độ chính xác không cao, họ chỉ có điều kiện làm việc tập thể ở các phòng thực hành và thường không thể lặp đi lặp lại những thí nghiệm cần thiết nhiều lần.

Từ những đặc điểm trên, ta có thể kết luận: Học sinh bậc THPT hiện nay không thể thực hiện tự lực xây dựng kiến thức khoa học được mà cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Tất nhiên, sự giúp đỡ của giáo viên không phải là sự giảng giải, cung cấp cho học sinh những kiến thức có sẵn mà là tạo điều kiện cho họ có điều kiện trải qua các giai đoạn chính của quá trình giải quyết vấn đề và tự lực trong một số khâu trong tiến trình đó.

Để quá trình dạy học giải quyết vấn đề - Ơrixtic có hiệu quả, việc vận dụng các bài tập định tính và câu hỏi thực tế theo hướng trực quan là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính theo hường trực quan hoá trogn dạy học chương động lực học chất điểm vật lý 10 nâng cao (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w