- Làm thế nào tạo ra được trong thực tế?
12. Thực hành: Xác định hệ số ma sát trượt.
2.2.3.3. Bài tập về định luật II Niutơn
1.(1) Một ôtô sẽ chuyển động như thế nào nếu nó chịu tác dụng của:
a. Một lực không đổi. b. Một lực giảm đều.
2.(1) Hai toa tàu có khối lượng khác nhau chuyển động với cùng vận tốc như nhau. Vận tốc của mỗi toa sẽ như thế nào nếu ta đặt lên các toa đó những lực cản như nhau. Toa nào sẽ dừng trước?
3.(1) Khi đóng đinh vào một bức vách làm bằng ván mỏng người ta thấy rất khó thực hiện, vì lúc đó tấm ván bị uốn cong đi, nhưng nếu đặt ở phía bên kia bức vách một vật nặng nào đó thì có thể đóng được đinh vào vách một cách dễ dàng. Hãy giải thích điều đó?
4.(1) Hãy giải thích tại sao khi nối một toa tàu có trọng tải lớn (cỡ 50 tấn) vào đoàn tàu chở khách thì đoàn tàu chạy êm hơn?
6.(1) Theo định luật II Niutơn: gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng.Vậy trong sự rơi tự do trọng lực càng lớn thì gia tốc rơi tự do cũng phải càng lớn. Tuy nhiên, gia tốc rơi tự do của tất cả các vật là như nhau. Giải quyết “mâu thuẫn” này như thế nào?
7.(1) Làm rõ các phép tính cần thiết rồi điền vào bảng sau:
F 1N 8N 0,02N ? ? ? 1N
M 51kg 4000g 0,4kg 200g 20kg 0,6kg ?
A ? ? ? 0,2 cm/s2 40 cm/s2 1 m/s2 0,4 m/s2
8.(1) Trong bảng sau đã dẫn ra kết quả thu được khi nghiên cứu sự phụ thuộc của gia tốc vào giá trị của lực tác dụng lên vật, khi khối lượng của vật không đổi. Hãy vẽ đồ thị và rút ra kết luận về sự phụ thuộc đang xét?
Hình 2.13
5.(1) Xét một chất điểm chuyển động tròn đều. Trên đồ thị hình 2.13 biểu diễn sự phụ thuộc vào bán kính của lực duy trì một điểm chuyển động trên quỹ đạo tròn. Một trường hợp là đường thẳng còn trường hợp thứ hai là đường hypebol. Giải thích hiện tượng có vẻ mâu thuẫn này như thế nào?
F (N) 0 0,5 1.0 1,5 2,0 2,5 3,0
a (m/s2) 0 0,16 0,30 0,44 0,60 0,75 0,90
9.(1) Trong bảng dưới đây đã dẫn ra kết quả thu được khi nghiên cứu sự phụ thuộc của gia tốc vào khối lượng của vật khi lực tác dụng lên vật không đổi. Hãy vẽ đồ thị và rút ra kết luận về sự phụ thuộc đang xét?
m (kg) 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2
a (m/s2) 1,80 0,90 0,6 0,45 0,36 0,30
11.(2) Lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 0,8s làm cho tốc độ của nó thay đổi từ 0,4 m/s đến 0,8 m/s. Lực tác dụng lên nó trong khoảng thời gian 2s làm tốc độ nó thay đổi từ 0,8 m/s đến 1 m/s.
a. Tính tỉ số
b. Nếu lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 1,1s thì tốc độ của nó thay đổi như thế nào?
Hình 2.15
10.(1) Ta thấy các đường băng (dành cho máy bay cất cánh và hạ cánh) của các sân bay rất dài. Tại sao không thiết kế đường băng ngắn hơn,việc xây dựng đường băng dài như thế có lãng phí không? Hãy giải thích (hình ảnh 2.14 hoặc video clip máy bay cất cánh - hạ cánh).
12.(2) Một vật có khối lượng m = 2 kg, chuyển động dưới tác dụng của lực kéo F biến đổi theo thời gian, và một lực cản F có độ lớn không đổi là 2 N. Có đồ thị vận tốc như hình 2.15. Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên của độ lớn lực kéo theo thời gian?
13.(2) Một bình đựng thủy ngân không đầy, chuyển động với gia tốc a theo phương ngang, do đó mặt thủy ngân làm với mặt phẳng ngang một góc nào đó. Nếu ta đổ nước lên trên bề mặt thì góc nghiêng có thay đổi không? Tại sao? 14.(2) Một chiếc đèn lồng kín trong đó đốt một ngọn nến, chuyển động thẳng nhanh dần. Có thể nhận thấy rằng khi đó ngọn lửa nghiêng theo hướng của gia tốc chuyển động. Giải thích hiện tượng đó như thế nào?
15.(3) Lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 0,8s làm cho tốc độ của nó thay đổi từ 0,4 m/s đến 0,8 m/s. Lực tác dụng lên nó trong khoảng thời gian 2s làm tốc độ nó thay đổi từ 0,8 m/s đến 1 m/s.
a. Tính tỉ số
b. Nếu lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 1,1s thì tốc độ của nó thay đổi như thế nào?