Bài tập về tổng hợp và phân tích lực

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính theo hường trực quan hoá trogn dạy học chương động lực học chất điểm vật lý 10 nâng cao (Trang 64 - 66)

- Làm thế nào tạo ra được trong thực tế?

2.2.3.1.Bài tập về tổng hợp và phân tích lực

12. Thực hành: Xác định hệ số ma sát trượt.

2.2.3.1.Bài tập về tổng hợp và phân tích lực

1.(1) Một con nai đang bị rượt đuổi thường đột ngột đổi hướng chuyển động. Ta có thể kết luận là đã có một lực nào đó tác dụng lên nó khi nó đổi hướng không? Tại sao?

2.(1) Cho ba lực đồng quy và đồng phẳng, cùng nằm trong một mặt phẳng, có độ lớn bằng nhau và từng đôi một làm thành góc 120. Chứng minh rằng đó là hệ lực cân bằng nhau.

5.(1) Xem một số phim hoạt hình. Hành động: một người dùng súng bắn người khác, nạn nhân bị văng theo chiều bay của viên đạn. Có thật vậy không? Thậm chí có nhân vật đang nhảy tới phía trước nhưng bị bắn và "bay" ngược trở lại một đoạn (do trúng đạn).

Hình 2.4

3.(1) Hai mặt phẳng tạo với mặt phẳng nằm ngang Các góc 45. Trên các mặt đó người ta đặt một quả cầu có khối lượng 2kg (hình vẽ 2.4). Hãy xác định áp lực của quả cầu lên hai mặt phẳng đỡ? Bỏ qua ma sát ở vị trí tiếp xúc và lấy g = 10 m/s .

Hình 2.5

4.(1) Một vật có khối lượng m = 6kg được treo vào hai đầu dây hợp với nhau một góc 120 và dây CB nằm ngang (hình vẽ 2.5). Tìm lực căng của hai dây. Lấy g = 10 m/s

6.(1) Một học sinh cho rằng: “độ lớn của hợp lực của hai lực đồng quy và chỉ phụ thuộc vào độ lớn của hai lực và ” . Nói như vậy có chính xác không? Tại sao?

7.(1) Có hai lực đồng quy có độ lớn lần lượt là 10N và 14N. Độ lớn của hợp lực hai lực đồng quy này có thể bằng 12N được không? Hãy giải thích?

8.(1) Khi chẻ củi người ta thường dùng nêm (là một miếng thép có tiết diện hình tam giác) cắm vào khúc củi và lấy

búa đóng mạnh vào nêm, khi đó khúc củi được tách ra một cách dễ dàng. Hãy giải thích?

11.(1) Trong động tác “hít xà đơn”, một vận động viên cho biết: “Nếu đặt điểm nắm tay càng xa nhau thì động tác hít xà càng khó khăn”. Hãy dùng kiến thức về tổng hợp lực để giải thích điều đó.

Hình 2.8

10.(1) Một chất điểm O chịu tác dụng của hai lực và như hình 2.8. Để O cân bằng cần phải tác dụng vào O một lực có hướng và độ lớn như thế nào?

Hình 2.7

9.(1) Trên hình 2.7. là một cuộc đua thuyền truyền thống, các vận động viên chèo rất đúng nhịp với nhau. Việc chèo đúng nhịp có liên quan gì đến kiến thức vật lí về sự tổng hợp lực không? Hãy giải thích? (các video clip duathuyen).

Hình 2.9

12.(2) Kéo một vật chuyển động từ chân lên đỉnh một mặt phẳng nghiêng (hình 2.9). Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên vật. Muốn vật chuyển động đều đi lên thì lực kéo phải thỏa mãn điều kiện như thế nào?

13.(2) Một người có khối lượng m dùng dây để mắc một cái võng sao cho mỗi khi người ấy ngồi lên hai dây treo hợp với nhau một góc 120. Hỏi phải chọn dây đó có lực căng tối thiểu bao nhiêu?

14.(2) Để kéo một cái thuyền vào bờ, một ngư dân đã nghĩ ra một cách rất hữu hiệu: lấy một sợi dây thừng một đầu buộc vào mũi thuyền, đầu kia kéo căng và buộc vào một gốc cây to trên bờ, sau đó kéo điểm giữa của dây theo phương vuông góc với sợi dây. Bằng cách này anh ta đã được lợi về lực. Hãy cho biết cách làm đó dựa trên cơ sở vật lí nào?

15.(2) Cần tác dụng hai lực bằng nhau mỗi lực 5N lên cùng một điểm dưới một góc bằng bao nhiêu để cho hợp lực của chúng cũng là 5N?

16.(2) Hợp lực của hai lực 3N và 5N có thể bằng 1N; 3N; 5N; 7N; 9N được hay không?

17.(3) Hãy biểu diễn hệ lực tác dụng lên một chiếc diều đang bay trên không khi gió thổi theo phương ngang.

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính theo hường trực quan hoá trogn dạy học chương động lực học chất điểm vật lý 10 nâng cao (Trang 64 - 66)