Bài tập về định luật III Niutơn

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính theo hường trực quan hoá trogn dạy học chương động lực học chất điểm vật lý 10 nâng cao (Trang 71 - 73)

- Làm thế nào tạo ra được trong thực tế?

2.2.3.4.Bài tập về định luật III Niutơn

12. Thực hành: Xác định hệ số ma sát trượt.

2.2.3.4.Bài tập về định luật III Niutơn

1.(1) Hãy giải thích nguyên tắc phóng tàu vũ trụ vào không gian (hình ảnh 2.16 hoặc video clip phongtauvutru)?

2.(1) Một tàu thuỷ va chạm với một con thuyền nhỏ thì nó có thể làm cho con thuyền bị đắm còn bản thân nó thì không bị hư hại gì. Điều này dường như mâu thuẫn với định luật III Niutơn. Hãy giải thích điều dường như mâu thuẫn đó?

3.(1) Tại sao khi nhảy từ trên cao xuống một đống cát, tấm nệm (Hình 2.17) hoặc một đống rơm thì lai không nguy hiểm bằng khi nhảy xuống sân gạch?

4.(2) Định luật Niutơn nào nghiệm đúng trong những chuyển động thẳng được mô tả bằng các đồ thị sau:

a) b) c) d)

Hình 2.16

Hình 2.18

5.(2) Hai học sinh cùng kéo một cái lực kế. Số chỉ của lực kế sẽ chỉ bao nhiêu nếu mỗi học sinh kéo bằng lực 50N ở hai đầu. Số chỉ lực kế sẽ thay đổi như thế nào nếu cả hai học sinh kéo một đầu còn đầu kia được gắn cố định?

6.(2) Khi thấy một đoàn tàu hỏa lên dốc có hai đầu máy, một đầu máy kéo đoàn tàu và một đầy máy đẩy đoàn tàu. Một học sinh lập luận như sau: nếu chỉ dùng đầu máy để kéo thì móc nối giữa các toa tàu bị căng ra. Còn nếu chỉ dùng đầu máy để đẩy thì các móc nối bị chùng lại, toa nọ đẩy toa kia thông qua một cái đệm đã bị nén lại. Vậy nếu dùng hai toa đồng thời thì tác dụng của đầu nọ sẽ cản trở tác dụng của đầu kia. Và nói chung cả hai đều không có tác dụng. Lập luận như vậy có gì sai? Hãy giải thích.

7.(2) Một chiếc cân ở vị trí cân bằng có một bình đựng nước không đầy. Hỏi cân có còn thăng bằng không nếu ta nhúng một ngón tay vào nước sao cho không chạm vào đáy của thành bình?

8.(2) Một dây thừng vắt qua một ròng rọc cố định. Một đầu dây treo một vật nặng còn đầu kia có một người bám vào dây và đu người lên. Trọng lượng của vật bằng trọng lượng của người. Hỏi nếu người này leo lên trên thì hiện tượng sẽ xảy ra thế nào? Hãy giải thích.

9.(2) Hai con thuyền ở trong nước yên lặng. Những người ngồi trong đó cùng kéo sợi dây nối hai thuyền đó với nhau.

a. so sánh chuyển động của hai con thuyền với nhau?

b. Nếu một đầu dây được buộc chặt vào một con thuyền, đầu kia do người ngồi trên thuyền thứ hai kéo thì chuyển động của hai con thuyền có thay đổi không?

11.(2) Hai vật cùng bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của lực. Hãy chứng minh rằng những quãng đường mà hai vật đi được trong cùng một khoảng thời gian thì tỉ lệ thuận với các lực tác dụng nếu các vật có khối lượng bằng nhau và tỉ lệ nghịch với các khối lượng nếu hai lực có độ lớn bằng nhau.

12.(2) Hai quả cầu chuyển động trên cùng một đường thẳng đến va chạm vào nhau với vận tốc lần lượt bằng 1 m/s và 0,5 m/s. Sau va chạm cả hai bị bật trở lại với vận tốc lần lượt bằng 0,5 m/s và 1,5 m/s. Quả cầu 1 có khối lượng 1kg. Hãy xác định khối lượng của quả cầu 2.

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính theo hường trực quan hoá trogn dạy học chương động lực học chất điểm vật lý 10 nâng cao (Trang 71 - 73)