Bài tập về định luậ tI Niutơn quán tính

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính theo hường trực quan hoá trogn dạy học chương động lực học chất điểm vật lý 10 nâng cao (Trang 66 - 68)

- Làm thế nào tạo ra được trong thực tế?

2.2.3.2.Bài tập về định luậ tI Niutơn quán tính

12. Thực hành: Xác định hệ số ma sát trượt.

2.2.3.2.Bài tập về định luậ tI Niutơn quán tính

1.(1) Hãy giải thích các hiện tượng sau đây:

a. Khi trên áo quần có bụi, người ta giũ mạnh sẽ làm cho chúng sạch hơn. b. Khi tra búa hoặc cuốc, xẻng vào cán, người ta lắp đầu búa hoặc cuốc, xẻng vào cán và sau đó gõ mạnh đầu cán xuống nền cứng thì đầu búa hoặc cuốc, xẻng sẽ ăn sâu vào cán.

c. Khi ôtô đang chuyển động nếu đột ngột dừng lại thì hành khách sẽ bị ngã về phía trước? hoặc ôtô đang đứng yên nếu đột ngột chuyển động về phía trước thì hành khách sẽ bị ngã về phía sau.

d. Khi phanh đột ngột, xe thường không dừng lại ngay mà trượt một quãng đường nhất định nữa rồi mới dừng lại.

2.(1) Tại sao có câu nói: “dao sắc không bằng chắc kê”. Hãy giải thích.

3.(1) Một vật đang chuyển động với vận tốc 10m/s. Nếu bỗng nhiên tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi. Vật đó chuyển động tiếp như thế nào? Tại sao?

5.(1) Tại sao các vận động viên nhảy xa muốn đạt thành tích cao thì họ phải tập chạy thật nhanh (hình 2.11 và video clip nhayxa)? Hãy giải thích.

6.(1) Xem phim “Người nhện”, một nhân vật nữ rơi từ trên cao xuống, qua một quãng đường khá dài, cô ta với tay bám vào thành cửa sổ, và cô ấy vẫn "khỏe mạnh". Có thật vậy không? Thực tế có xảy ra không?

7.(1) Khi ta vẩy mạnh chiếc ống cặp sốt (nhiệt kế y tế), cột thủy ngân trong ống tụt xuống. Giải thích hiện tượng đó như thế nào?

8.(1) Thực tế một chiếc xe đang chuyển động như thế nào nếu người ngồi trên xe có xu hướng:

a. Ngã chúi về phía trước. b. Ngã ngửa về phía sau.

c. Nghiêng sang phải (hoặc sang trái).

9.(1) Một hành khách khi đi xe buýt cho biết, lúc đầu xe còn ít khách thì qua các đoạn đường xấu, xe bị xóc nhiều làm người đi trên xe rất khó chịu. Nhưng

Hình 2.10

4.(1) Phần lớn các vụ tai nạn giao thông xảy ra là do quán tính (hình 2.10). Hãy đưa ra một số thí dụ và nêu cách phòng tránh trong các trường hợp đó?

khi xe đã đông khách, lại thấy xe chạy êm hơn ngay cả khi đi qua những đoạn đường xấu. Cảm giác ấy có đúng không? Hãy giải thích.

10.(1) Tại sao khi nhảy từ trên cao xuống, người ta thường nhún chân (co chân lại) mà không để thẳng chân? Hãy giải thích.

11.(1) Em có biết, tại sao trên cửa lên xuống của xe khách, xe buýt ta thường thấy dòng chữ “xe dừng hẳn khách mới lên xuống”?

12.(1) Trong các câu nói sau đây, câu nói nào đúng?

a. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được. b. Nếu thôi tác dụng lực vào vật thì vật dừng lại.

c. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng. d. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.

13.(2) Trong những động cơ lớn, để động cơ quay đều, người ta đưa vào trục truyền động các bánh đà rất nặng (hình 2.12). Bánh đà có ảnh hưởng như thế nào đến sự quay đều của động cơ? Hãy giải thích.

14.(2) Một chiếc ôtô tải khối lượng M và một chiếc ôtô con có khối lượng m, (M>m) đang chuyển động cùng tốc độ. Hỏi ôtô nào sẽ dừng trước nếu cả hai ôtô cùng được phanh một lực hãm như nhau?

15.(2) Tại sao đối với các vật quay với tốc độ cao, người ta thường làm trục quay nằm chính xác ở trọng tâm của vật, nếu trục quay lệch với trọng tâm vật rất dễ bị gãy, vỡ? Hãy giải thích.

16.(2) Một đoàn tàu đang chuyển động trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo đúng bằng lực ma sát và lực cản của không khí. Hỏi đoàn tàu chuyển động như thế nào? Ở đây định luật I Niutơn đã thể hiện như thế nào?

Một phần của tài liệu Khai thác, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính theo hường trực quan hoá trogn dạy học chương động lực học chất điểm vật lý 10 nâng cao (Trang 66 - 68)