- Phương pháp thực nghiệm được sử dụng trong trường hợp nội dung của bài tập định tính có liên quan đến thí nghiệm Trong phương pháp này cần bố
2.1.1.4. Sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan hóa trong giai đoạn củng cố và vận dụng kiến thức
đoạn củng cố và vận dụng kiến thức
Trong giai đoạn củng cố và vận dụng kiến thức, việc sử dụng các bài tập định tính và câu hỏi thực tế là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Các câu hỏi tập trung vào các dạng: giải thích hiện tượng, dự đoán hiện tượng và nêu phương án chế tạo thiết bị đơn giản đáp ứng yêu cầu của đời sống thực tế và sản xuất. Tùy theo từng đối tượng học sinh mà các bài tập định tính và câu hỏi thực tế có thể vận dụng ở các mức độ sau:
- Mức độ 1: Dùng những bài tập định tính đơn giản, thuần túy suy luận kiến thức mà chưa nhắm đến ý nghĩa của nó trong đời sống hàng ngày và trong sản xuất.
- Mức độ 2: Dùng các bài tập định tính và câu hỏi thực tế mà trong đó học sinh chỉ cần vận dụng định luật vật lí để làm sáng tỏ nguyên nhân của hiện tượng.
- Mức độ 3: Dùng các bài tập định tính và câu hỏi ứng dụng đã được đơn giản hoá, trong đó học sinh có thể phải áp dụng một vài định luật vật lí để làm sáng tỏ nguyên tắc kỹ thuật của ứng dụng.
- Mức độ 4: Dùng các bài tập định tính và câu hỏi ứng dụng kỹ thuật, trong đó học sinh không chỉ áp dụng các định luật vật lí mà còn phải vận dụng những hiểu biết, những kinh nghiệm về lĩnh vực khác của vật lí.
Ở tất cả các mức độ, việc trực quan hóa các bài tập định tính có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh và do đó góp phần giúp học sinh củng cố kiến thức và kĩ năng mà mục tiêu bài học yêu cầu một cách hữu hiệu.
Trên cơ sở các bước của tiến trình hoạt động giải quyết vấn đề, chúng tôi thống nhất với quan điểm của một số nhà nghiên cứu giáo dục về cách lập bảng hệ thống về dạng các câu hỏi định hướng tư duy giải quyết vấn đề và đề xuất bằng hệ thống các câu hỏi như sơ đồ hình 2.1. Trong sơ đồ chúng tồi luôn cố gắng sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan hóa để tạo điều kiện kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp họ có tư liệu để xây dựng lập luận và tìm lời giải đáp các câu hỏi.
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống câu hỏi định hướng tư duy giải quyết vấn đề
Tạo tình huống có vấn đề
(Với sự trợ giúp của bài tập định tính theo hướng trực quan hóa)
Giải quyết vấn đề
(Với sự trợ giúp của bài tập định tính theo hướng trực quan hóa)
Kiểm tra. Vận dụng. Biện luận kết quả
(Với sự trợ giúp của bài tập định tính theo hướng trực quan hóa)