Hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu đào tạo nghề ở Việt Nam trong xu thế hội nhập

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đổi mới quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường CNKT quy nhơn tỉnh bình định trong giai đoạn hiện nay (Trang 78 - 82)

b. Nguyên nhân chủ quan

3.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu đào tạo nghề ở Việt Nam trong xu thế hội nhập

trong xu thế hội nhập

Việt Nam bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và cơng nghệ đang phát triển, tạo tiền đề cho việc hình thành nền kinh tế tri thức.

Tồn cầu hố, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là xu thế tất yếu khách quan và là nhu cầu cấp bách đối với mỗi quốc gia. Đĩ vừa là quá trình hợp tác vừa là quá trình cạnh tranh để cùng phát triển. Trong xu thế đĩ, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn. Cạnh tranh kinh tế quốc tế địi hỏi phải tăng nhanh năng suất lao động, chất lượng hàng hố và đổi mới cơng nghệ một cách nhanh chĩng. Trong lĩnh vực kinh tế, lợi thế thuộc về quốc gia nào cĩ nguồn nhân lực chất lượng cao, vì vậy chú trọng phát triển nguồn nhân lực với chất lượng cao chính là chìa khố để phát triển nền kinh tế.

Nguồn nhân lực, trong đĩ CNKT cĩ chất lượng cao đang thực sự trở thành yếu tố quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của đất nước, tạo sức cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực thực hiện cĩ hiệu quả các cuộc đàm phán đa phương và song phương trong tiến trình gia nhập WTO, phấn đấu

sớm được gia nhập tổ chức WTO – Tổ chức cĩ ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới về thương mại và đầu tư với những quy định và cơ chế chặt chẽ, phức tạp mà tất cả các quốc gia thành viên phải tuân theo. Việc trở thành thành viên của tổ chức này sẽ mang lại các cơ hội và thách thức cho các quốc gia ở những mức độ khác nhau. Đĩ là tác động của WTO đối với vấn đề việc làm ngay tại quốc gia thành viên, vì khi đĩ sẽ hình thành các khu vực đầu tư nước ngồi, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều lao động… sẽ cĩ nhiều cơ hội tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời cũng tác động đến thị trường lao động trong nước, đặt ra những yêu cầu và điều kiện phải điều chỉnh cơ cấu lao động xã hội sao cho cĩ hiệu quả nhất đối với nền kinh tế. Vì vậy gia nhập WTO sẽ tác động trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực được thể hiện ở 3 nhĩm đối tượng:

- Bộ máy quản lý và làm chính sách. - Đội ngũ doanh nhân.

- Người lao động.

Ở đây chỉ đề cập đến yếu tố người lao động.

* Cĩ thể đánh giá điểm mạnh của nguồn nhân lực Việt Nam:

- Trình độ giáo dục được đánh giá ở mức khá cao so với nhiều nước nghèo và đang phát triển.

- Cĩ tinh thần cần cù, nắm bắt cơng việc nhanh. * Những điểm yếu và hạn chế:

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề thấp so với các nước trong khu vực. Kỹ năng, tay nghề, thể lực cịn yếu, kỷ luật lao động, tác phong làm việc cơng nghiệp cơ bản chưa được hình thành… vì vậy khả

năng cạnh tranh yếu, nhất là ở thị trường yêu cầu lao động cĩ trình độ cao và thị trường lao động ngồi nước.

- Cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động chuyên mơn kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và của thị trường lao động. Năm 2003, tỷ lệ đào tạo giữa cao đẳng, đại học và trên đại học-trung học chuyên nghiệp-CNKT là 1 - 0,9 -2,8. Trong khi các nước đang phát triển khác tỷ lệ đĩ là 1 – 4 – 10, nên thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động dịch vụ cao cấp. Nhiều nghề và cơng việc phải thuê lao động nước ngồi; xuất khẩu lao động chủ yếu là lao động cĩ trình độ chuyên mơn kỹ thuật thấp hoặc chỉ qua giáo dục định hướng.

- Tính kỷ luật, tự giác của một bộ phận lao động cĩ lúc chưa nghiêm. - Hay hành động theo cảm tính mà bỏ qua những nguyên tắc trong quản lý cơng việc và trong quan hệ lao động.

- Phần lớn lao động Việt Nam xuất thân từ nơng thơn nên nĩi chung cịn thiếu tác phong cơng nghiệp.

Nhu cầu lao động ở nước ta

- Nhu cầu lao động ngày càng tăng về số lượng. Năm 1996, tổng cầu lao động là 35,19 triệu người, dến năm 2004 tăng lên là 42,33 triệu người. Về chất lượng cũng địi hỏi cao hơn, đa dạng hơn để đáp ứng kỹ thuật, cơng nghệ mới, mặt hàng, chất lượng hàng hố cạnh tranh trên thị trường. Xu hướng tăng cầu lao động đã gĩp phần làm thay đổi cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động nơng nghiệp từ 69,9% (năm 1996), đã giảm xuống cịn 57,9% (năm 2004); tương ứng lao động các ngành cơng nghiệp và xây dựng tăng từ 10,55% lên 17,4% và dịch vụ tăng từ 19,65% lên 24,7%.

Cơ cấu trình độ chuyên mơn kỹ thuật của lao động trong các doanh nghiệp cho thấy 50,6% là lao động chưa qua đào tạo khi tuyển mới và

được kèm cặp tại doanh nghiệp. Lao động là CNKT chiếm 29,2%, lao động được đào tạo trình độ trung cấp chiếm 7,4%, lao động cĩ trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 12,8%.

(Nguồn Bộ LĐTB và XH )

Xu hướng chính của thị trường lao động Việt Nam đến năm 2010: Theo dự báo, năm 2005 dân số nước ta sẽ đạt khoảng trên 82,8 triệu người và năm 2010 sẽ đạt khoảng 88,3 triệu người. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2005 sẽ đạt gần 51,58 triệu chiếm 63,7% dân số, trong đĩ thành thị 14,96 triệu người, nơng thơn 36,62 triệu người. Năm 2010, đạt 56,82 triệu người chiếm 64,35% dân số. năm 2005, lực lượng lao động đạt khoảng 44,60 triệu người, năm 2010 sẽ tăng lên khoảng 50,54 triệu người. Lực lượng lao động qua đào tạo đạt khoảng 25,5% năm 2005 (trong đĩ qua đào tạo nghề 19%) và 40% vào năm 2010 (trong đĩ qua đào tạo nghề 26,6%). Dự báo tổng cầu lao động trong nền kinh tế quốc dân: năm 2005 khoảng 43,41 triệu lao động, trong đĩ thành thị chiếm 24,8%, đến năm 2010 sẽ tăng lên khoảng 49,1 triệu lao động, trong đĩ thành thị chiếm 29,4%.

Trong quá trình hội nhập kinh tế nĩi chung, gia nhập WTO nĩi riêng, cơng nhân Việt Nam nếu khơng được đào tạo một cách bài bản, khơng được rèn luyện tác phong cơng nghiệp và văn hố ứng xử nơi làm việc thì sẽ làm giảm tính cạnh tranh của lao động Việt Nam.

Vì vậy nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm đáp ứng một cách cơ bản yêu cầu của sản xuất, của thị truờng lao động, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ CNKT để cĩ đủ khả năng tiếp cận và làm chủ cơng nghệ tiên tiến, thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hiện nay đối với cơ quan

quản lý nhà nước về đào tạo nghề và các cơ sở đào tạo nghề trong cả nước.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đổi mới quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường CNKT quy nhơn tỉnh bình định trong giai đoạn hiện nay (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w