Khái niệm về chất lượng và chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đổi mới quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường CNKT quy nhơn tỉnh bình định trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 27)

Theo Từ điển tiếng Việt: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, một sự việc”. Như vậy chất lượng là

những đặc tính khách quan của sự vật, quy định sự tồn tại của vật, khơng tách khỏi sự vật và phân biệt sự vật với mọi sự vật khác. Sự thay đổi của chất lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản của sự vật và sự vật khơng cịn là nĩ nữa. Chất lượng của sự vật luơn gắn liền với tính quy định về số lượng, chúng luơn tồn tại trong tính quy định ấy, cĩ nghĩa là mỗi sự vật luơn là sự thống nhất giữa số lượng và chất lượng.

Theo Sallis, chất lượng được hiểu theo nghĩa tương đối và tuyệt đối. Khái niệm dùng trong cuộc sống hàng ngày thường theo nghĩa tuyệt đối. Nĩ được dùng để nĩi về “những thứ tuyệt hảo, hồn mỹ” tức là sản phẩm cĩ chất lượng cao, rất cao. Cịn theo nghĩa tương đối thì “chất lượng là những sản phẩm hay dịch vụ đạt được những chuẩn mực quy định từ trước, khi chúng làm hài lịng, vượt nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng”. [25, 36]

Như vậy, chất lượng là những đặc tính khách quan của sự vật được biểu hiện qua các thuộc tính.

CLĐT chính là sự trùng khớp với mục tiêu đào tạo. Mục tiêu đào tạo phụ thuộc vào những thay đổi lớn của thời đại, trình độ phát triển KT-XH của đất nước và nhất là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tác động đến CLĐT.

CLĐT trùng khớp với mục tiêu đào tạo tức là trùng khớp với thực trạng giáo dục Việt Nam và tạo điều kiện hướng tới tương lai cũng như hồ nhập với giáo dục đào tạo trong khu vực và thế giới. Để thẩm định CLĐT thì trong từng thời kỳ lịch sử xã hội, cần xác lập một hệ thống các mục tiêu ở tất cả các lĩnh vực của quá trình đào tạo: đầu vào, quá trình đào tạo, đầu ra, khơng nên xem CLĐT ở khâu cuối cùng bởi CLĐT là

một phạm trù lịch sử. Theo lý thuyết điều khiển coi CLĐT là “đầu ra” (out put) thì đầu ra khơng tách khỏi “đầu vào” (in put) mà nằm trong một hệ thống với khâu giữa là quá trình đào tạo diễn ra hoạt động dạy và học chứ khơng phải “hộp đen”.

CLĐT liên quan chặt chẽ đến hiệu quả đào tạo. Khi nĩi đến hiệu quả đào tạo là nĩi đến mục tiêu đào tạo đạt được ở mức độ nào, sự đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà trường và chi phí về tiền của, sức lực, thời gian thấp nhất nhưng hiệu quả cao nhất.

CLĐT chịu tác động của nhiều thành phần nhưng cơ bản nhất là các thành phần sau:

1.Mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục.

2.Những vấn đề về quản lý, cơ chế quản lý, các quy chế, cách thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá chất lượng.

3.Đội ngũ GV và động lực đội ngũ này. 4.Học sinh và động lực học tập của học sinh. 5.Cơ sở vật chất và tài chính.

6.Mối quan hệ giữa nhà trường và sản xuất.

7.Chế độ sử dụng và đãi ngộ đối với người được đào tạo ở các lĩnh vực KT-XH.

Tuy nhiên, khơng phải tác động của các thành phần trên đến CLĐT đều như nhau và trong từng điều kiện cụ thể lại địi hỏi phải cĩ những biện pháp thích hợp để nâng cao CLĐT.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đổi mới quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường CNKT quy nhơn tỉnh bình định trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w