Khái quát về tình hình phát triển KT-XH của tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đổi mới quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường CNKT quy nhơn tỉnh bình định trong giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 50)

c. Nội dung quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng

2.1 Khái quát về tình hình phát triển KT-XH của tỉnh Bình Định

Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 6025km2, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đơng giáp Biển Đơng.

Bình Định cách thủ đơ Hà Nội 1065 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 700km về phía Nam.

Bình Định cĩ vùng lãnh hải khoảng 2500km2, vùng đặc quyền kinh tế là 40.000km2 và trên 134 km bờ biển.

Tỉnh Bình Định cĩ 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 10 huyện. Quy Nhơn là thành phố loại 2, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố của tỉnh. Dân số tồn tỉnh khoảng 1,6 triệu người. Số lao động trong độ tuổi chiếm 53%. Cĩ 01 trường đại học đa ngành là Trường Đại học Quy Nhơn, 01 trường Cao đẳng Sư phạm, 04 trường Trung học chuyên nghiệp, 01 trường Dạy nghề địa phương (Trường CNKTQN) và 01 trường Dạy nghề thuộc Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, đã tạo nên đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý cĩ chất lượng cao và đội ngũ CNKT lành nghề.

Trong những năm qua, KT-XH Bình Định khơng ngừng phát triển. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi xã hội đã và đang được đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối khá. Năm 2005 tăng tưởng GDP khoảng 10,6%. Cơ cấu kinh

tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2005: Nơng-lâm-ngư nghiệp chiếm 36,9%, cơng nghiệp-xây dựng chiếm 28,2%, dịch vụ chiếm 34,9%.

Xuất khẩu là một thế mạnh của kinh tế Bình Định với tốc độ tăng trưởng năm 2004 là 29,4%, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gỗ tinh chế, các mặt hàng nơng, lâm, thủy sản, khống sản, hàng tiêu dùng.

Theo quy hoạch Bình Định cĩ 5 khu cơng nghiệp (Hiện nay đã cĩ 2 khu cơng nghiệp đã hình thành và đi vào hoạt động) và 33 cụm cơng nghiệp. Các khu cơng nghiệp ở Bình Định cĩ sức thu hút đầu tư nhanh và hoạt động cĩ hiệu quả, đặc biệt là khu cơng nghiệp Phú Tài và khu cơng nghiệp Long Mỹ.

Tồn tỉnh hiện cĩ trên 1206 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 2.188 tỷ đồng. 17 doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi với tổng số vốn đầu tư trên 49,5 triệu USD. Bình Định đã thu hút các nhà đầu tư đến từ nhiều nước trên thế giới như: Nhật, Hàn Quốc, Áo, Đức, Malaixia, Newzealand, … Hiện tại Bình Định cĩ 250 chi nhánh, văn phịng đại diện của các tổ chức kinh tế trong và ngồi nước đặt trên địa bàn tỉnh.

Ngày 13/8/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 148/2004/QĐ-TTg về phương hướng chủ yếu phát triển KT-XH vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đĩ nêu rõ: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định là 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Ngày 14/6/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 141/2005/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động Khu kinh tế Nhơn Hội - tỉnh Bình Định. Mục tiêu xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, trong đĩ phát triển các ngành cơng nghiệp cĩ quy mơ lớn: Cơng nghiệp

chế biến nơng, lâm, thủy sản, cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí đĩng mới và sửa chữa tàu biển, hố dầu, cơng nghiệp sản xuất hàng điện tử và vật liệu điện, cơng nghiệp dệt, da, may mặc xuất khẩu.

Với sự phát triển đầy tiềm năng của Khu kinh tế Nhơn Hội trong tương lai trên các lĩnh vực cơ khí, điện tử, vật liệu điện,... đang là cơ hội song cũng là thách thức lớn đối với Trường CNKTQN trong nhiệm vụ đào tạo đội ngũ CNKT cĩ trình độ cao, đáp ứng yêu cầu cung cấp lực lượng lao động cĩ chất lượng cao cho Khu kinh tế Nhơn Hội.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đổi mới quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường CNKT quy nhơn tỉnh bình định trong giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w