Nho Lâm trong những năm 1930-

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá làng nho lâm (diễn châu nghệ an) (Trang 42 - 54)

Không lâu sau Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tháng 7 - 1930, Phủ uỷ lâm thời Diễn Châu đợc thành lập. Ngay sau đó, Phủ uỷ đã nhanh chóng lãnh đạo nhân dân tham gia cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931. Cùng với cả n- ớc và tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, các tầng lớp nhân dân Nho Lâm nói riêng, tổng Cao Xá nói chung sôi nổi tham gia phong trào cách mạng, đặc biệt là trong

cuộc biểu tình quy mô lớn ngày 7 - 11 - 1930 diễn ra ở Phủ Diễn. Theo kế hoạch đã định, đồng chí Võ Nguyên Hiến đem tài liệu, truyền đơn đến Nho Lâm, chia làm hai: một giao cho đồng chí Đoàn Duy Chí, một giao cho ông Đặng Diệm để rải ở Phủ đờng Diễn Châu.

Cùng với đoàn biểu tình tổng Hoàng Trờng, Vạn Phần, đoàn biểu tình tổng Cao Xá mang theo trống mõ, xoong nồi, hô vang khẩu hiệu làm huyên náo cả một vùng. Cờ, khẩu hiệu, biểu ngữ, truyền đơn tung bay rực trời. Khí thế cuộc biểu tình dâng cao nh nớc vỡ bờ, tiến sát đến phủ lị làm tri phủ Võ Vọng hoảng hốt, cả phủ đờng rối loạn, quan lại Nho Lâm lo sợ. Chỉ huy đồn Diễn Châu huy động đội lính lê dơng và lính khố xanh kéo ra ngăn chặn, tập trung súng ống nhả đạn vào đoàn ngời. Chúng còn điện cho chỉ huy ở các đồn lính từ cầu Giát vào, Yên Thành xuống và Vinh chở quân ra hỗ trợ [38, tr. 70-80].

Hoảng sợ trớc cao trào cách mạng, thực dân Pháp và phong kiến phản động tập trung lực lợng đàn áp, xây dựng đồn bốt, lập hệ thống bang tá, đoàn phu... Kết quả là cao trào cách mạng trên đất Diễn bị dìm trong biển máu. Đến giữa năm 1931 thì phong trào lắng xuống, cách mạng gặp nhiều tổn thất. Vừa đàn áp cách mạng, thực dân Pháp vừa mộ phu làm đờng để phục vụ cho việc khai thác bóc lột. Chúng bắt nhân dân làm đờng nối từ Cửa Rào (Tơng Dơng) đi Xavanakhẹt (Lào). Hàng đợt thanh niên trai tráng ở Nho Lâm bị đẩy sang đất Lào làm phu rất cơ cực, nhọc nhằn. Làm cả ngày lẫn đêm, ăn uống thiếu thốn, khí hậu thời tiết rất độc, lại còn bị đánh đập, đốc thúc,... nên nhiều ngời kiệt sức hoặc bị chết. Chỉ riêng hai khoán Thanh Kiều và Phơng Đình (Diễn Phú cũ), số ngời trở về quê hơng không còn bao nhiêu.

Sau Xô viết Nghệ Tĩnh là thời gian đấu tranh phục hồi lực lợng cách mạng. Nhiều cán bộ của huyện thờng xuyên đến Nho Lâm để hoạt động cách mạng. Giữa năm 1932, đồng chí Võ Nguyên Hiến (tức ông chắt Kế, quê Diễn Bình ngày nay) thờng lui tới nhà ông Cu Hậm (ông Đinh Quởn) để làm thợ mộc đóng giờng, đóng tủ, đóng khung cửi dệt vải, làm nhà, nhng mục đích là để thành lập nhóm “vừng hồng” [37, tr. 106], giác ngộ thanh niên đi theo cách mạng. Lúc này, xã có ông Đậu Thế Chơng học ở Huế về thờng xuyên trao đổi với nhóm,

ông Đị Lạng (bố ông Tâm Hy) cũng tham gia. Nhóm Vừng Hồng ở Nho Lâm có các đồng chí nh Đinh Toát, Đoàn Duy Chí, Đặng Diệm, Nguyễn Ngọc Trác, Võ Văn An... Mục đích của nhóm là gây dựng lại phong trào cách mạng, vận động những ngời có t tởng tiến bộ tham gia hoạt động, nhng phơng hớng của nhóm thì có khác với Đảng Cộng sản Đông Dơng: thờng áp dụng vũ lực trong đấu tranh mà xem nhẹ chính trị, tinh thần, để vận động và tổ chức tiến tới thành lập chi bộ Đảng. Về sau (tháng 3 - 1935), tổ chức Vừng Hồng tan rã, vì đại đa số đảng viên đã chuyển sang Đảng Cộng sản hoặc dới ảnh hởng của Đảng Cộng sản.

Tiếp tục nhen nhóm phong trào trở lại. Một số đồng chí cán bộ, đảng viên đợc địch tha về đã tìm cách phục hồi lực lợng. Đồng chí Võ Nguyên Hiến tiếp tục đến Nho Lâm ở nhà ông Cu Hậm, liên lạc với ông Đặng Diệm và nhiều đồng chí khác để bàn việc khôi phục phong trào... Sau đợt khủng bố 1931, trong lần hoạt động này, kinh nghiệm và tinh thần cảnh giác, cách thức tuyên truyền, gây dựng cơ sở và phong trào đợc Võ Nguyên Hiến cùng các đồng chí cẩn trọng hơn trớc. Vì vậy, sau một thời gian, hoạt động cách mạng đợc phục hồi trở lại.

Trớc sự chuyển biến của tình hình, cấp trên đã chỉ đạo sát sao phong trào cách mạng, phục hồi lực lợng ở Nho Lâm. Đồng chí Ngô Tuân, bí danh Ba Đốc quê ở Hng Nguyên là phái viên của Đông Dơng Viện trợ Bộ cùng Võ Nguyên Hiến về Nho Lâm để xúc tiến việc thành lập Chi bộ cộng sản. Sự kiện lịch sử thành lập Chi bộ Đảng ở Nho Lâm diễn ra vào ngày 15 - 3 - 1935 đợc tổ chức tại nhà ông Đinh Trung Tuế (nay là xóm 5 Tây Thọ, xã Diễn Thọ) (Có ý kiến cho rằng, Chi bộ Đảng ở Nho Lâm đợc thành lập vào tháng 10 - 1934). Cuộc họp tiến hành bí mật, có bố trí thanh niên, tự vệ canh gác. Chi bộ Đảng gồm các đồng chí: Đinh Quởn, Đoàn Duy Chí, Đặng Diệm, Cao Lan, trong đó đồng chí Đoàn Duy Chí làm Bí th.

Nh vậy, đến thời điểm này, lần đầu tiên trên đất Nho Lâm thành lập đợc

chi bộ Đảng Cộng sản. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển quê hơng từ những năm 30 trở về sau. Những đảng viên đầu

tiên của Chi bộ trở thành hạt nhân nòng cốt cho phong trào cách mạng của Nho Lâm.

Một thời gian sau khi thành lập, Chi bộ Đảng từng bớc phát triển về tổ chức đảng viên, kết nạp thêm đồng chí Cao Lân, Nguyễn Minh, Nguyễn Thiện, Hoàng Hảo... vào Chi bộ. Trớc tình hình khó khăn về tài chính, các đồng chí Đoàn Duy Chí, Cao Lan, Cao Lân đã nảy sinh sáng kiến góp vốn và vay ngân hàng ở Vinh để mua 1 chiếc máy khâu, mở hiệu may ở chợ Cồn Tròi. Hiệu may vừa là nơi kiếm tiền cho hoạt động của cơ sở Đảng, vừa là địa điểm bắt liên lạc, lãnh đạo nhân dân trong vùng. Có lần đồng chí Nguyễn Mạnh Quỳ từ Xứ uỷ Trung Kì về Nho Lâm công tác, đến chợ Cồn Tròi bắt liên lạc với Chi bộ Đảng, đợc đồng chí Cao Lan bí mật đa về nhà. Bà Lu Thị Bờng (mẹ đồng chí Cao Lan) hết lòng nuôi dỡng, chăm sóc, bí mật nuôi dấu cán bộ của Đảng. Tài liệu do đồng chí Quỳ mang đến là truyền đơn, tin tức từ báo chí, đặc biệt là cuốn “Nhật kí chìm tàu” của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc. Đây là tài liệu phổ biến trong Đảng, giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân.

Cơ sở Đảng ở Nho Lâm ngày một vững chắc, đảng viên và quần chúng nhân dân vinh dự đợc đón nhiều cán bộ do Xứ uỷ cử về hoạt động gây dựng cơ sở, in ấn tài liệu để truyền bá đi nhiều nơi khác. Đồng chí Hồ Sĩ Tứ là thầy giáo (còn gọi là thầy Phiệt, quê ở Quỳnh Lu) bí mật về triển khai công tác in ấn. Cơ sở ấn loát đợc đặt tại nhà ông Cao Phụ (khoán Phơng Đình) - một ngời thầy thuốc độ lợng, trong buồng có một gác cao là nơi thảo và in ấn tài liệu, truyền đơn. ấn loát lúc này còn đơn giản, bàn in bằng thạch nên in rất nhanh. Bộ phận ấn loát làm việc trong nhà ông Hiệu Nhân suốt 3 năm cũng đợc nuôi dỡng, bảo mật an toàn.

Cho đến khi Đảng phát động phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ, khắp các thôn làng Nho Lâm tham gia rất sôi nổi. Chi bộ Đảng Nho Lâm lúc này gồm 12 đảng viên, đợc điều động phân công phụ trách từng khoán, giáp một cách cụ thể. Nhiều tổ chức quần chúng đợc thành lập nh Hội ái hữu, Hội tơng tế, Hội dạy chữ Quốc ngữ, phờng bát âm, tổ may, tổ bán hàng bình dân, tổ bóng đá... Các tổ chức quần chúng đó thu hút thanh niên, phụ nữ và nhiều tầng lớp

khác tham gia đông đảo. Hình thức đấu tranh lúc này là kết hợp bí mật và bán công khai, nửa hợp pháp. Dới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, các tổ chức quần chúng, nhân dân vận động ủng hộ phong trào Trung Quốc đánh Nhật. Hội ái hữu, Hội tơng tế, cứu tế, nghĩa đoàn tự sắm đợc đòn rồng, linh xa, cờ xéo, cờ búp, lọng... để chủ động trong việc tang lễ cho các gia đình có ngời qua đời. Các đám ma có sự tham gia đông đảo của nhân dân các khoán giáp, làm cho hào lí, quan lại địa phơng lo sợ nên đã báo vào quan tỉnh, buộc Pháp phải về tr- ờng cấp I của xã khảo sát và cấm không cho tổ chức quy mô tang lễ toàn xã.

Không những thế, trên các ngã đờng, hơng kiểm răn đe những ngời tụ họp bàn tán, ngời lạ mặt trong các gia đình và trong làng đều bị tình nghi. Vì vậy tài liệu và truyền đơn phải bí mật chuyển đến nơi khác. Nhiều đồng chí đợc phân công nhiệm vụ giao liên, có ngời vài lần, cũng có khi vài tháng hoặc dài hơn. Đồng chí Đinh Tớc, Cao Lân, chị Đinh Thị Hịm (tức Hịm ái)... là những tấm g- ơng đáng khâm phục về công tác liên lạc, bảo đảm bí mật tài liệu của Đảng. Vì vậy, Chi bộ Nho Lâm không bị mất liên lạc với cấp trên. Cũng nhờ đó mà tài liệu in ấn của Phủ uỷ Diễn Châu đợc bí mật di chuyển kịp thời, thông tin liên lạc của Đảng đợc bảo đảm. Thời gian này (1938), nhờ hoạt động tích cực, Chi bộ Nho Lâm đã vận động thành lập đợc Đoàn Thanh niên Tân Tiến, gồm 11 đoàn viên. Đây là lực lợng xung kích, sát cánh cùng quần chúng lao động đấu tranh chống lại việc cớp đất, đuổi dân, lập dinh cơ của quan lại cờng hào [38, tr. 93].

Công tác in ấn, di chuyển tài liệu đợc an toàn, truyền đơn đợc đóng từng gói rồi bí mật chia nhau đi rải ở các nơi. Chi bộ bố trí cho một số thanh niên nhanh nhẹn tháo vát đi rải cả những xã lân cận. Ông Đinh C rải truyền đơn ở Phú Hậu, ông Toản phụ trách ở Đa Phúc, ông Đinh Mơ và chắt Rú đến Xuân Sơn rồi lên chợ Bộng... Truyền đơn đợc rải khắp nơi, cả một vùng từ tổng Cao Xá tới Vân Tụ (Yên Thành) rộn vang không khí náo nhiệt, thôi thúc quần chúng vùng lên.

Phong trào dân chủ tiếp tục phát triển. Hội dạy chữ Quốc ngữ tổ chức cho bà con học chữ. Nhng những ngời biết chữ lúc này còn ít nên Chi bộ đã vận

động học sinh, thanh niên cùng với thầy giáo dạy bảo nhân dân. Gọi là lớp bình dân học vụ nhng thực chất chỉ có mấy ngời bí mật học trong những gia đình mà hào lí không để ý. Thông qua việc dạy chữ, tinh thần đấu tranh cách mạng, ý chí chiến đấu đợc củng cố trong nhân dân. Nhiều đoạn thơ của các chiến sĩ cách mạng trong các nhà tù đợc phổ biến cho ngời học hiểu rõ hơn.

Khi phong trào Đông Dơng đại hội lên cao, nhà cầm quyền Pháp đi thị sát tình hình ở Việt Nam, có dịp qua Cầu Giát, Diễn Châu, Nghi Lộc để vào Vinh, nhân dân Nho Lâm cùng nhân dân toàn phủ đã biểu tình đa yêu sách dân nguyện. Nhiều truyền đơn biểu ngữ xuất hiện đợc tung vào đoàn xe của Gô đa.

Ban ấn loát ở Nho Lâm kịp thời cho ra một bản tin ngắn với nội dung: Muốn đợc ngời ta cải cách cho mình trớc hết mình phải có lực lợng, lực lợng đó do sự đoàn kết, do sự tổ chức; không đoàn kết, không tổ chức thì không có lực lợng... Bản tin truyền đi khắp vùng, kêu gọi quần chúng giác ngộ, đoàn kết để có sức mạnh đấu tranh. Vì vậy, Chi bộ cần chỉ đạo thành lập nhiều tổ chức quần chúng, giác ngộ nhân dân lao khổ đoàn kết xây dựng lực lợng đấu tranh. Trên tinh thần đó, tổ bán hàng ngày xuân xuất hiện. Nhiệm vụ của tổ là vừa bán hàng, vừa tuyên truyền cách mạng khu vực chợ và ở những nơi đông ngời.

Không chỉ có thế, mùa xuân năm 1937, tại bến Thanh Kiều, với tiếng trống đua thuyền giục dã, trai tráng và nhân dân trong làng đổ về xem hội. Dới hàng phợng xanh sum suê, ngời ngời bận những bộ quần áo đẹp đứng đông đến chật ních. Nớc sông đầu xuân mênh mông trong vắt, sóng dâng lên tận hai bờ. Hai con thuyền chở những chàng thanh niên khoẻ mạnh chuẩn bị cho cuộc đua. Trên thuyền cắm cờ xanh đỏ, ngời lái thuyền, ngời đánh mõ chít khăn vàng trông thật đẹp mắt. Trống giục, thanh niên hai thuyền ra sức chèo lái đua tài. Khi hai thuyền gần nhau họ reo lên, rồi thuyền bên này hô: “Mặt trận bình dân”. Thuyền kia đáp lại: “Muôn năm, muôn năm”. Hay “Tự do dân chủ” - “Hoà bình muôn năm”.

Một tổ chức hoạt động có ý nghĩa nữa là Phờng hội nghĩa. Chi bộ phân công đảng viên hớng dẫn, phụ trách tổ chức phờng này. Phờng có điều lệ quy ớc rõ ràng. Phờng chăm lo cho ngời nghèo khi đói kém, lúc hoạn nạn, ma chay,

giúp đỡ những gia đình bị cháy nhà, thăm hỏi những hội viên ốm đau. Phờng thành lập một tổ bát âm để lo ma chay (do đồng chí Nguyễn Minh đứng đầu), luyện tập sáo, nhị, hồ, tiêu, trống, kèn.. và những bài đa tang, cúng tế. Nhiều thanh niên tích cực tham gia tổ chức của phờng. Nhìn chung, phờng đã giải quyết tình trạng thiếu thốn trong tang ma ngời nghèo (không trống, không kèn, không cờ, thậm chí không có quan tài phải bỏ chiếu để đem đi chôn cất), gắn kết tình nghĩa quần chúng. Hai đám tang điển hình do phờng đứng ra tổ chức là: Đám ma ông Hoàng Nha và ông Thái Thực. Ông Hoàng Nha ở khoán Thanh Kiều, nhà nghèo, chuyên việc quét dọn đền làng. Theo quy ớc phong kiến: th- ờng dân chết không đợc ai đem lọng vàng hay lọng đỏ để che linh cửu. Thế nh- ng đám ma ông Nha nghèo nhất làng lại có đủ trống, kèn, cờ, lọng vàng. Tất cả do Phờng hội nghĩa đảm nhiệm và đông đến mấy trăm ngời, hầu nh nhà nào cũng đi đa ma, đi từ 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều mới xong. Đám ma ông Thái Thực do phờng hội nghĩa khoán Sơn Đầu tổ chức cũng tơng tự nh vậy.

Đến tháng 7 - 1938, một cuộc mít tinh xảy ra dới hình thức một cuộc giao đấu bóng đá của thanh niên Nho Lâm ở đồng Cồn Hội. Trời nắng hạn, ruộng đồng khô nẻ chân chim, Chi bộ tổ chức cuộc mít tinh bằng cách đá bóng nhằm lôi cuốn quần chúng về nghe diễn thuyết. Sau 30 phút diễn ra trận đấu, quần chúng trong làng kéo ra xem. Nhân dân ở Xuân Sơn, Phú Lạc, làng Vung cũng xuống xem.

Nh vậy, trong những năm 1936 - 1939, dới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, căn cứ vào chủ trơng và tình hình thực tiễn địa phơng, phong trào bình dân ở Nho Lâm đã thu đợc nhiều thắng lợi, tập hợp lực lợng, đa quần chúng thể nghiệm hình thức đấu tranh, là bớc chuẩn bị cần thiết cho khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.

Tình hình thế giới cuối những năm 30 có biến động lớn. Đó là bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2 (9 - 1939). Cách mạng Việt Nam và Đông Dơng phải đặt trong bối cảnh lịch sử mới. Tỉnh uỷ Nghệ An phái đồng chí Trịnh Duy Quang về Nho Lâm phổ biến tình hình và tổ chức cách mạng. Một cuộc họp Chi bộ Nho Lâm diễn ra đặc biệt: tại nghĩa địa Cồn Nổi vào đêm tối trời, các đảng viên đi họp

phải mang theo nơm, đi nơm cá một vòng, sau đó theo mật lệnh lên nghĩa địa để họp. Trong cuộc họp ấy, đảng viên đợc nghe phổ biến tình hình trong nớc, khu vực và thế giới, tiếp thu chủ trơng của Đảng, chuẩn bị thành lập tổ chức Mặt trận phản đế để đối phó với địch. Ngay sau đó, Chi bộ tiếp tục triển khai thành lập Thanh niên phản đế, Nông hội phản đế.

Lo sợ về một Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh lần thứ 2 sẽ tái diễn, chính quyền thực dân và tay sai đã tăng cờng đàn áp khủng bố phong trào, tìm cách triệt hạ các tổ chức Đảng. Đến năm 1940, Chi bộ Nho Lâm chỉ còn 5 đảng viên,

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá làng nho lâm (diễn châu nghệ an) (Trang 42 - 54)