Sơn, Hàng Tổng
Trong vùng đất Nho Lâm, xa kia có tên gọi là Thung Thanh, Lộ Cộ có một địa giới rộng lớn nh đã nói ở trên. Đôi khi chỉ là một đơn vị (khoán, giáp)
thôi nhng cũng đã bằng cả một xã ngày nay. Qua su tầm, tìm hiểu bớc đầu, chúng tôi xin đề cập đến một số làng, thôn xóm xa thuộc địa giới Nho Lâm.
Làng Xuân Dơng
Về nguồn gốc làng Xuân Dơng, có liên quan đến làng Nho Lâm. Các tài liệu “Nho Lâm phong thổ kí”, “Nho Lâm sử lợc”, gia phả dòng họ và một số tài liệu khác đều cho rằng, theo truyền thuyết, làng Nho Lâm do ông Non, tên là Cao Thiện Trí lập ra. Thuỷ tổ họ Cao chiêu tập dân đinh đến khai hoang và sinh sống ở xứ Thùng Thùng (khe Rong, Lùm Ngấy), lấy tên là xã Thung Thanh, bao gồm cả làng Nho Lâm và Xuân Dơng. Về sau hai bên bất đồng, thành kiến với nhau nên không nhập Xuân Dơng vào Nho Lâm đợc. Xuân Dơng tách biệt lập lấy tên là Thanh Dơng, mặc dù lúc đó chỉ có 17 hộ gia đình, nhng vẫn có lý trởng và mục triện; còn ông Non khai khẩn từ núi Mác ra đến núi Mã Yên lập riêng một xã gọi là xã Tùng Lâm. Làng Thanh Dơng sau đổi là Hoa Dơng, nhng vì phạm quốc húy nên phải đổi thành Xuân Dơng, cũng nh Hoa Lâm đổi thành Nho Lâm.
Theo gia phả họ Nguyễn tại Xuân Dơng, năm Đinh Hợi (1887), dới triều vua Đồng Khánh, để tránh binh đao lửa đạn, ông Nguyễn Nớc cùng con cháu dòng họ của mình chạy từ xã Vạn Lộc, tổng Thợng Xá (Nghi Lộc ngày nay) đến định c ở làng Xuân Dơng. Từ đó đến năm 1918, dân nhiều nơi cùng về đây sinh sống ngày một đông. Lúc đó Xuân Dơng có 6 thôn: Đồng Mạo, Nẽ Đồng, Trung Ngang, Xa Liễu, Mạo Công và Thiền Dơng. Nhng khí hậu ở khu vực ngàn Đại Vạc và Xuân Dơng trớc đây rất độc, cho nên dân ở đây không đợc khỏe mạnh, thờng là da xanh bụng ỏng, ốm đau, bệnh tật. Vì thế, hầu hết dân di dời phiêu bạt nơi khác sinh cơ lập nghiệp, chỉ còn lại một thôn là Thiền Dơng.
ở Xuân Dơng có 3 dòng họ chính. Ngời có công gom dân lập làng là ông Nguyễn Nớc, sau đó đến dòng họ Ngô và đến khoảng thập kỉ 30 của thế kỉ XX thì có thêm dòng họ Đoàn. Khoảng năm 1952, làng Xuân Dơng sát nhập với xã Diễn Lộc. Đến ngày 15 - 4 - 1967 thì đợc nhập vào xã Diễn Phú (mới).
Nhỏ hơn Xuân Dơng là làng Bình Sơn. Theo "Diễn Châu: Địa chí văn hóa và làng xã", làng Bình Sơn có một quá trình lịch sử phát triển khá phức tạp. Khoảng chừng giữa thế kỉ XVIII, có 4 dòng họ, gồm Đặng, Trơng, Nguyễn và Phạm di c đến khai khẩn vùng đất này. Bốn dòng họ đã xây dựng lên các khu trang trại, về sau mới hình thành 5 xóm: Rú Ngang, Cồn Bấc, xóm Kìm, Đá Mộng, Đồng Quan.
Năm 1793, ông Trịnh Phúc Đậu và một ngời họ Phạm (có công di dân lập ấp ở xóm Kìm), chủ trơng đa toàn bộ dân xóm Kìm ra làm “lá chắn” làng Quang Trạch (Kẻ Trằm, xã Diễn Lợi), rồi bốc dân ra ở, lấy tên là xóm Hợp Sơn. Mời năm sau Hợp Sơn đổi tên thành Kẻ Hốp (tức Xuân Sơn, Diễn Lợi). Dân Kẻ Hốp một số đa nhau vào xóm Đồng Quan định c, thời Minh Mệnh đợc công nhận Đồng Quan là Xuân Sơn nhị thôn [14, tr. 493].
Sau đó, vào khoảng năm 1850, từ Kẻ Hốp một số dân lại trở vào Bình Sơn bây giờ, gọi là xóm Đồng Quan, dới chân núi Mác. Theo cung cấp của một số cụ cao niên, vừa là nhân chứng lịch sử thì: Trong phong trào cách mạng 1936 - 1939, Đồng Quan là nơi in ấn các tài liệu mật và cất dấu vũ khí. Nơi đây có đền Trại Lá, trại bà Ngạc, đồng Thùng Thùng - từng là nơi họp của Chi bộ Nho Lâm và là địa bàn hoạt động của nhiều đảng viên, trong đó có đồng chí Nguyễn Minh, Trịnh Liệu, Đinh Thị Hịm. Đồng Quan trở thành địa điểm bắt mối liên lạc của nhiều đảng viên với chi bộ cộng sản.
Đến khoảng năm 1930, có một ngời họ Trơng, dân thờng gọi là ông Đam vào dựng trại sát phía Bắc đờng Trèo (dấu tích con đờng Trèo sẽ nói ở phần sau - TQT), tức trại ông Đam.
Thời kì đấu tranh chống địa chủ phong kiến và thực dân Pháp trớc Cách mạng Tháng Tám 1945, nhân dân ở cả 5 xóm (Rú Ngang, Cồn Bấc, Kìm, Đá Mộng, Đồng Quan) đều thực hiện rào làng đắp lũy, xây cổng phân chia làng xóm và chống địch. Năm 1942 xây 2 cổng: tiền và hậu. Cổng tiền xây ở trên Diễn Lợi, lúc này đổi tên luôn là Bình Sơn. Cổng hậu xây cuối xóm Rú Ngang qua làng Đá Mộng. Bình Sơn nay thuộc về Diễn Lợi [63].
Theo cung cấp của ông Nguyễn Thế Vinh (cháu đích tôn của Nguyễn Thế Lệ): Đầu năm 1946, gia đình của 3 ông Nguyễn Thế Lệ, Cao Tiến Thuận, Đặng Giảng từ Nho Lâm - Diễn Thọ dời vào định c ở khu vực Hàng Tổng (nay là xóm 1 Đông Phú - Diễn Phú). Tiếp đó, một số gia đình khác cũng vào đây sinh sống, khai khẩn đất hoang hóa, sản xuất nông nghiệp. Vùng đất này rộng lớn, có nhiều thuận lợi cho canh tác, vì vậy khoảng thời gian từ cuối năm 1946 đến 1952, dân xã Nho Lâm (sau đó là Tân Nho) chuyển đến đây tơng đối đông. Kết quả có khoảng trên 40 hộ dân lập thành một làng. Lúc này làng thuộc về xã Diễn Lộc. Đến ngày 15 - 4 - 1967, làng Hàng Tổng đợc cắt về xã Diễn Phú [63].
Nh vậy, có thể thấy rõ rằng, sự hình thành làng xóm trên đất Nho Lâm xa chủ yếu tập hợp theo không gian c trú, theo huyết thống. Những ngời di tản đến có thể là bà con với nhau hoặc không có dính dáng gì về huyết thống, song cùng quanh một xóm làng, có tính chất tự nhiên nh trờng hợp dân một số nơi đến lập làng Hàng Tổng, Bình Sơn. Sau này, khi đã thành lập xã mới, cũng dựa vào đặc điểm không gian c trú, đặt tên theo vị trí nơi ở, nên dân xã mới có tên gọi là Đông Phú, Tây Phú, Đông Thọ, Tây Thọ.
Còn về tập hợp theo huyết thống, tức là họ hay dòng họ, tập hợp của những ngời cùng thờ một ông tổ, có anh em, chú bác, cô dì với nhau không gần thì xa. Họ lấy cành trởng cành thứ, chi nọ chi kia làm trật tự xng hô và ngôi thứ. Vì thế mới có tên tổng “Cao Xá”. Cao Xá là muốn nói đến dòng họ Cao ở đây là chủ yếu. Tên Nho Lâm thuộc Cao Xá và cũng tơng tự nh vậy, nhng ở đây ngoài tập hợp theo dòng họ và theo khoán, giáp, thì còn tập hợp theo hội. ở làng Nho xa có nhiều ngời khoa cử đỗ đạt, cho nên khi đổi tên từ “Hoa Lâm” thành “Nho Lâm” (nghĩa là rừng nho) là muốn nói đến sự thịnh vợng trong học hành. Vì thế mà hội t văn, hội đồng môn ở đây khá nổi tiếng. Theo đó thì trờng hợp hình thành làng Xuân Dơng cũng chủ yếu theo dòng họ. ở đây có họ Nguyễn, họ Ngô và họ Đoàn. Mỗi dòng họ có gia phong nếp nhà riêng. Có lẽ vì vậy, nên việc nhập Xuân Dơng vào Nho Lâm mới không thành, hai bên mới có thành
kiến, và mới có chuyện chỉ 17 hộ gia đình ở Xuân Dơng đều có đình làng, đền thờ, thờ tới 18 vị thần.