Từ Thục An Dơng đến ngày thực dân Pháp xâm lợc

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá làng nho lâm (diễn châu nghệ an) (Trang 35 - 39)

Căn cứ vào di chỉ, di vật khảo cổ, về truyền thuyết, dấu vết dân tộc học... ở các làng xã, chúng ta khẳng định chắc chắn rằng, Diễn Châu là nơi sớm có con ngời c trú. Các di chỉ Rú Ta, Đồng Mỏm (Diễn Thọ), dấu vết bà con dân tộc ít ngời ở các triền núi Đại Vạc, dấu vết còn lại của lò nấu quặng, lò rèn ở Nho Lâm, truyền thuyết An Dơng Vơng khi thua Triệu Đà chạy vào đến núi Mộ Dạ... đã chứng minh điều đó.

Năm 257 TCN, Thục Phán lên ngôi vua, sát nhập Lạc Việc vào Âu Việt, thành lập một nớc mới lấy tên là Âu Lạc. Ngay sau đó Âu Lạc phải bớc vào cuộc chiến đấu chống quân Tần xâm lợc. Năm Đinh Hợi 214 TCN, Tần Thuỷ Hoàng phái quân đánh Âu Lạc. Tớng Tần là Đồ Th cầm quân 5 đạo, trớc thắng nhng sau bị quân dân Âu Lạc trờng kì kháng chiến giết chết nhiều quân sĩ, phải rút về. Năm 208 TCN Triệu Đà đem quân tấn công Âu Lạc, nhng dới sự lãnh đạo của An Dơng Vơng và những tớng soái tài ba nh Cao Lỗ, cộng với vũ khí lợi hại, quân Âu Lạc đã đánh bại quân Triệu.

Về danh tớng Cao Lỗ, không rõ năm sinh, năm mất. Ông đợc thờ tại nhiều đền thờ ở Nghệ An. Ông sáng chế ra nỏ thần, là ngời có vai trò quan trọng trong việc sắp đặt quân sự giúp cho nhà Thục hng thịnh. Cao Lỗ (còn có tên là Cao Thông) chỉ huy kháng chiến, sử dụng cung nỏ thần tình do ông sáng chế. Khi Triệu Đà đánh Âu Lạc, Cao Lỗ dàn quân ngăn chống, dùng vũ khí lợi hại của mình tấn công kẻ xâm lợc. Triệu Đà thua to, dùng kế phản gián, khiến vua tôi nhà Thục nghi ngờ nhau, đồng thời cho con trai là Trọng Thuỷ đến cầu hôn con gái vua Thục là Mỵ Châu rồi xin ở rể để do thám tình hình chính trị, quân sự, tìm cách đánh cắp nỏ thần...

Không nghe theo lời can ngăn của những tớng tài nh Cao Lỗ, Nội Hầu, Đinh Toàn..., Thục An Dơng Vơng từng bớc sa vào bẫy của cha con Triệu Đà, mất tinh thần cảnh giác, ý chí chiến đấu sa sút. Cao Lỗ bị đuổi ra khỏi thành.

Kết quả là nớc Âu Lạc bị rơi vào tay Triệu Đà, An Dơng Vơng và con gái chạy về phía Nam nớc ta, nay là vùng phía Nam Diễn Châu, giết con rồi tuẫn tiết [9]. Khi An Dơng Vơng chạy vào Nghệ An, Cao Lỗ vẫn đa quân đuổi theo để giúp đỡ. Nhng khi vào đến đây, vua Thục đã giết con gái rồi nhảy xuống biển tự tận. Cao Lỗ ở lại Nghệ An, bày cho dân làng Nho Lâm nghề lấy quặng và rèn đồ sắt. Họ Cao ở Nho Lâm và một số làng ở Nghệ An coi ông là vị tiền đại viễn tối. Hiện tại, nhà thờ đại tôn họ Cao đợc xây dựng ở cạnh Uỷ ban nhân dân xã Diễn Thọ, đợc Nhà nớc xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá và là niềm tự hào của con cháu họ Cao cũng nh nhân dân địa phơng.

Sự thất bại của Thục An Dơng mở ra thời kì đêm trờng Bắc thuộc hơn 1.000 năm sau đó ở nớc ta. Cho đến năm 905, Khúc Thừa Dụ đánh đổ nhà Đ- ờng, dựng quyền tự chủ cho đất nớc thì chấm dứt thời Bắc thuộc. Từ đó đến thế kỉ XV rồi thế kỉ XVII, Diễn Châu cùng với các địa phơng khác trong cả nớc trải qua nhiều biến thiên thăng trầm, hng thịnh có, suy vi cũng có. Vùng Nho Lâm lúc này nằm trong biến động chung của Diễn Châu. Từ thế kỉ XVIII trở đi, vùng đất Nho Lâm đợc sử sách nhắc đến, dù còn khiêm tốn.

Sau cuộc hỗn chiến Nam Bắc Triều, tức Lê - Mạc (1533 - 1592) là cuộc chiến tranh liên miên của hai tập đoàn phong kiến Đàng Ngoài - Đàng Trong, tức Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672). Trong hai lần biến cố đó, nhân dân phải chịu bao cảnh đau thơng tang tóc. Tình hình chính trị hết sức rối ren, sự bóc lột tàn bạo của quý tộc địa chủ làm cho đời sống nhân dân cực khổ trăm bề, thiên tai thờng xuyên xảy ra... là nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVIII. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (Quận He) ngoài Bắc đợc xem là cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu nhất đơng thời. Sau khi nghĩa quân của ông làm náo động Đồ Sơn, Bắc Giang, Thái Bình..., bị chúa Trịnh đàn áp, truy đuổi. Cuối năm 1750, tình thế nguy cập, Quận He vợt biển vào Nghệ An, đến Cửa Hiền, nghĩa quân chiếm vùng Diễn Trung, Diễn An, vợt kênh Sắt tiến lên Kẻ Trằm (Quang Trạch), Kẻ Hốp (Xuân Sơn)... Tại đây, ông đợc nhân dân Nho Lâm, Quảng Hà, Xuân Sơn, Ngọc Lâm, Đan Trung, Vĩnh Bình... ủng hộ nên lực lợng lớn mạnh dần. Chúa Trịnh vội cử viên Tổng trấn Nghệ An là Bùi Thế Toại

đem quân đàn áp (Tạo sĩ Bùi Thế Toại đóng quân ở xóm Đầu Cân Phơng Đình (còn gọi là xóm Dinh, nay là xóm 5 Tây Thọ xã Diễn Thọ), doanh trại đóng trên một khoảnh đất rộng chừng hơn một mẫu Trung Bộ, có cột cờ, trớc mặt có ao. Khoảnh đất này sau y cho con gái lấy chồng họ Cao, nay con cháu là Cao Hòe (Đồ Huy) phụng tự. Lúc nghĩa quân từ Cao ái (Diễn Trung) vợt kênh Sắt tiến lên, quân nhà chúa dàn trận ở Nại Chủ (Đồng Nẹ) kéo xuống, hai bên giáp trận ở đồng Mua Cua (phía Nam Xuân Nho, tức Diễn Lộc). Trong dân gian còn truyền những câu nói về cuộc chiến đấu đó:

Không tin thì lên động Rú Mụa mà coi, Coi quân quan Quận, coi voi ông Bùng. Voi ông Bùng thì dừng đồng Nẹ,

Quân quan Quận lại trẹ Mua Cua. Chớc gì quan lớn mà thua ? [49, Tr.15].

Ban đầu quân Bùi thua to, tháo chạy, nghĩa quân đuổi đến gần đền Hạc Linh, nhng về sau gặp lúc thời tiết xấu, sơng mù tối, cách vài chục thớc không thấy mặt nhau, nên rơi vào bẫy phục kích, quân Nguyễn Hữu Cầu rút chạy. Khi nghĩa quân chạy sang Nghi Lộc để qua Nam Đàn phối hợp với quân của một ngời bạn cũ là Nguyễn Diên đang hoạt động ở Thanh Chơng, Nam Đàn, nhân dân Kẻ Trằm (Quang Trạch), Kẻ Hốp (Xuân Sơn) (thuộc Diễn Lợi ngày nay) đã làm con đờng ghép đá để nghĩa quân qua ngàn Đại Vạc sang Nghi Lộc đợc dễ dàng. Bà con gọi đó là con đờng Trèo, vết tích nay vẫn còn. Nhng cuối cùng, quân của Bùi Thế Toại đã phản công thắng lợi... (Vì công đó, Bùi Thế Toại đợc thăng tớc Quận công, sau khi chết đợc phong làm Phúc thần, lập đền thờ ở cầu Bùng, bắt dân 3 tổng Cao Xá, Lý Trai, Vạn Phần phụng tự. Trích 36 mẫu công điền ở Đồng Mời (đồng Hàng Tổng - Diễn Phú) làm ruộng tế). Bị truy đuổi, Nguyễn Hữu Cầu đành rời Nghệ An chạy ra Bắc, chẳng may bị bắt ở vùng núi Hoàng Mai (Quỳnh Lu), cuộc khởi nghĩa của ông bị đàn áp.

Ngoài khởi nghĩa của Nguyên Hữu Cầu còn có khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Lê Duy Mật. Khởi nghĩa Lê Duy Mật những năm trên đất Thanh Hóa (1749), Nghệ An (1758) cũng không kém phần quyết liệt so với khởi nghĩa

Nguyễn Hữu Cầu (Có hàng vạn ngời ở Nghệ An đã đi theo Lê Duy Mật. Vết tích về cuộc khởi nghĩa này vẫn còn, nhng chủ yếu ở miền thợng du Nghệ An).

Sau khởi nghĩa long trời lở đất của nông dân Tây Sơn (1773 - 1788), tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến đang thống trị, nghĩa quân của Nguyễn Huệ đã vùng lên đại phá quân xâm lợc nhà Thanh. Trên đờng xuất quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, Nguyễn Huệ đã dừng chân ở Nghệ An để mộ thêm binh lính. Trên đất Diễn Châu hiện vẫn còn nhiều dấu vết về cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn. Ngàn Đại Vạc, Rú Mụa ở Diễn Phú là một trong những địa điểm dừng chân tuyển quân và tập trận của quân sĩ Quang Trung. Chắc chắn rằng, trong bớc chân thần tốc năm ấy có không ít tráng sĩ khỏe mạnh, cơ bắp, rắn rỏi của Diễn Thọ, Diễn Phú, Diễn Lộc (Nho Lâm) đợc “đào tạo” từ chốn đe búa, từ các lò luyện quặng, phờng củi cỏ, phờng lấy đá... đã hăng hái tích cực tham gia vào cuộc chiến chống xâm lăng.

Triều đại Tây Sơn tồn tại đến năm 1802 thì Nguyễn Phúc ánh lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long, khởi đầu cho triều Nguyễn. Thời gian này (1802 - 1884), nhà Nguyễn phải đối mặt với không ít thách thức, mà lớn nhất là giặc ngoại xâm - với tính chất khác nhiều so với trớc. Đến năm 1858, thách thức đó trở thành hiện thực khi thực dân Pháp xâm lợc nớc ta. Tiếp đó năm 1873, chúng nổ súng đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Hành động này càng làm tăng thêm lòng căm thù trong nhân dân. Một cuộc khởi nghĩa bùng nổ mà lịch sử gọi là khởi nghĩa Giáp Tuất (1874). Tại Nghệ An, lúc này nổ ra khởi nghĩa của các văn thân, sĩ phu cùng quần chúng nhân dân, dới sự lãnh đạo của Trần Tấn (quê Thanh Chơng), Đặng Nh Mai (quê Nam Đàn). Các ông đã chiêu tập nghĩa binh, biên chế thành đội ngũ để đánh Pháp. Trần Tấn còn cho ngời đi về các phủ, tổng bắt liên lạc với các nhóm nghĩa binh ở các địa phơng. Vũ khí đợc khẩn trơng sắm sửa. Tại Nho Lâm, toàn bộ thợ rèn đợc huy động, các lò rèn các loại vũ khí hoạt động suốt ngày đêm. Thợ rèn của các làng trong vùng nh Ngọc Lâm cũng đợc mời về để cùng thợ rèn Nho Lâm rèn đúc vũ khí cho nghĩa quân.

Khí thế của nghĩa quân mạnh, nhân dân tham gia đông đảo. Nho Lâm là một trong những làng xã có phong trào kháng Pháp mạnh mẽ. ông Đặng Gia Thiện (tức đầu xứ Thiện, con Đặng Duy Tờng) đã cùng các lãnh tụ khởi quân đánh Pháp... Tuy nhiên, trớc sự tấn công đàn áp của triều đình, Trần Tấn phải bỏ kế hoạch. Quân của Đặng Nh Mai giao chiến hết sức quyết liệt với binh lính triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu ở phía Nam Nho Lâm. Chiến trờng trải dài từ Nho Lâm đến gần Tràng Thân (Diễn Phúc) ngày nay. Tổn thất vô cùng lớn.

Thất trận, nghĩa quân kéo đi. Làng Nho Lâm bị đốt phá gần nh hoàn toàn, tất cả tan hoang, dân lành bị bắt bớ, chém giết, tù đày, đồng ruộng bị cày xới, nhà cửi đều thui rụi... Tất cả chìm trong máu và nớc mắt đau thơng. Nhiều làng khác cũng tơng tự nh vậy. Một đoạn vè “Cố Bang đánh Tây” (bài 4), phản ánh khá rõ nét về cảnh đốt phá làng mạc, giết chóc nhân dân:

... Giữa thành quân sĩ Kẻ bị chém, ngời bị đâm Ngong lên Nho Lâm Thấy toàn lửa cháy. Dòm xuống Cao Xá Toàn thấy tro bay Tớ tớ thày thày

Lên đờng mà chạy [18, tr. 146 - 148]

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá làng nho lâm (diễn châu nghệ an) (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w