Lịch sử tên gọi làng Nho Lâm

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá làng nho lâm (diễn châu nghệ an) (Trang 28 - 31)

"Nho Lâm" là tên gọi mới xuất hiện từ thời nhà Nguyễn và tồn tại trong trí nhớ của các cụ già, của nhân dân mãi tận đến ngày hôm nay, nhng lịch sử của nó đã có từ lâu. Xác định về nguồn gốc làng Nho Lâm ra đời từ khi nào, thời gian bao nhiêu năm hiện vẫn có nhiều ý kiến. Song theo các tài liệu thu thập đợc chúng tôi có thể khẳng định rằng, đây là một trong những làng có lịch sử lâu đời ở Nghệ Tĩnh.

Trong lịch sử hàng trăm năm, Nho Lâm đã có nhiều tên gọi khác nhau nh: Thung Thanh, Tùng Lâm, Hoa Lâm, Nho Lâm. Ngoài ra còn có tên nôm là Lộ Cộ (Lộ nghĩa là lỗ, hoặc nơi; Cộ là cũ).

Về địa giới của Thung Thanh có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Thái Doãn Chất trong "Địa chí văn hoá Nho Lâm - Diễn Thọ" (tài liệu chép tay), cho rằng: Ngày xa ông Non bà Non, viễn tổ của họ Cao là ngời đến đây khai cơ lập ấp. Làng lúc bấy giờ có tên gọi là Thung Thanh, nằm ở phía Nam rú Mụa. Phía Nam làng Thung Thanh là làng Xuân Dơng và ngàn Đại Vạc, phía Bắc là rú Mụa. Chọn mảng đất này ông Non thấy có núi, có khe (nhất cận thuỷ, nhị cận sơn), có đủ điều kiện sinh cơ lập nghiệp. Núi ở phía Bắc che chắn những đợt gió bấc tràn về, vừa có củi đun nấu, tre gỗ dựng nhà. Gần khe có điều kiện lấy nớc sinh hoạt, tới tiêu cho đồng ruộng...

Về sau, qua thời gian dân quần c ngày một đông, phần do nảy sinh mâu thuẫn với làng Xuân Dơng, dân làng Thung Thanh đã "Bắc tiến". Họ vợt rú Mụa đến vùng Cồn Lim. Lúc này làng có tên là Tùng Lâm. Cồn Lim đất rộng, phía Nam có khe Rong, phía Bắc có rào Anh Liệt. Nhng rồi vì không có sự che chắn khi gió bấc (gió mùa Đông Bắc) tràn về, nên về sau đã dời đến phía Nam rú Ta. ở

phía Nam rú Ta thật lý tởng: phía Bắc có núi che mùa đông lạnh, phía Nam có đồng ruộng, có gió biển thổi vào, mùa hè mát mẻ [36, tr. 2]...

Cũng theo Thái Doãn Chất thì tên gọi Thung Thanh tồn tại đến đời Trần thì đổi tên là Tùng Lâm. Thuở ấy hoàng thân Trần Quốc Khang vào Diễn Châu, bà Hồng Thị Châu Nơng - vợ ba của tớng Trần Quang Khải cũng đến đây để lập căn cứ hậu cần. Bà dựng doanh trại lớn ở phía Bắc con sông Bùng, gọi là Giang Lâm (thực ra là Trang Lâm, có lẽ tác giả nhầm) [27, tr. 59-60] nay thuộc các xã Diễn Hoa, Diễn Quảng, Diễn Hạnh. Bà cùng con em, quân dân đời Trần khai khẩn đất Giang Lâm, lập thành đồn trại. Phía Nam Giang Lâm là Tùng Lâm. Cái tên Tùng Lâm tồn tại từ thời Trần đến thời vua Lê chúa Trịnh. Nhng vì kiêng huý nên Trịnh Tùng cho đổi Tùng Lâm thành Hoa Lâm.

Nh vậy, theo tác giả nói trên, vùng đất Nho Lâm hình thành làng xóm, (bắt đầu có làng) là từ thời nhà Lý.

Dựa vào "Nho Lâm phong thổ ký", "Nho Lâm sử lợc", gia phả họ Cao (ở Nho Lâm), tác giả Trơng Văn Bính trong "Lịch sử Nho Lâm - Diễn Thọ" cho rằng: làng Nho Lâm xa do ông Non, tên là Cao Thiện Trí đến khai cơ lập ấp. Ông là thuỷ tổ họ Cao ở Nho Lâm. Thuỷ tổ đã chiêu tập dân đinh đến khai hoang và ở xứ Thùng Thùng (khe Rong, Lùm Ngấy), lấy tên là Thung Thanh. Thung Thanh, bao gồm cả làng Nho Lâm và Xuân Dơng. Theo đó thì tên gọi Thung Thanh xuất hiện gắn liền với sự kiện ông Non lập làng.

Về sau hai bên Nho Lâm và Xuân Dơng bất đồng, Xuân Dơng tách biệt lập lấy tên là xã Thanh Dơng, còn ông Non khai khẩn từ rú Mác ra đến núi Mã Yên lập riêng một xã gọi là xã Tùng Lâm. Tên gọi Tùng Lâm tồn tại đến đời vua Lê Trung Tông (1549 - 1556) phạm quốc huý Trịnh Tùng nên phải đổi thành Hoa Lâm [39, tr. 20].

Bàn về vấn đề thời gian lập làng, tác giả Trơng Văn Bính một lần nữa cho biết: Hiện nay ở Nho Lâm, gia phả dòng họ Cao ghi gần 30 đời, tính từ thuỷ tổ họ Cao (Cao Thiện Trí) đến dựng cơ nghiệp ở thế kỷ XIV. Ngày lễ tổ tại nhà thờ Đại tôn họ Cao ở Nho Lâm (10 - 2 Âm lịch) thờng khấn vái từ Tiền đại viễn tổ

Cao Lỗ (257) đến Cao Thiện Trí giai sĩ (năm 1360) và các vị tiên liệt khác [39, tr. 21].

Theo đó thì lịch sử của làng từ đời Cao Thiện Trí (năm 1360). Tuy nhiên, có không ít ngời ở nhiều nơi vẫn có lời truyền khẩu và cho rằng họ Cao có nguồn gốc từ thời Cao Lỗ. Về danh tớng Cao Lỗ thì cũng đợc chính sử nhắc đến ít nhiều. Điều đó đúng nhng thiết nghĩ vẫn cha đủ. Vì rằng, trong gia phả họ Cao từ đời viễn tổ Cao Lỗ đến Cao Thiện Trí đã thất truyền, không biết rõ ràng đợc [28, tr. 1].

Nh vậy, đối sánh các tài liệu, t liệu, tìm hiểu một số làng xung quanh có liên quan, chúng tôi cho rằng, lịch sử lập làng ở Nho Lâm chắc chắn đã có trên 600 năm, và có thể đoán định nó bắt đầu từ thời nhà Lý, song đây là vấn đề phải cần tiếp tục đợc nghiên cứu, trao đổi.

Còn vì sao Nho Lâm còn có tên gọi nôm là Lộ Cộ thì nó gắn liền với tục truyền, rằng: khi ông Non đến khai hoang đợc một thời gian, nhà vua đi tuần thú ở vùng ngàn Đại Vạc, có ngựa voi hộ tống. Không may quản tợng thả voi làm h hỏng hoa màu ở Tùng Lâm. Ông Non tức giận cho dân bắn giết voi, làm thịt. Sự việc lên đến triều đình, nhà vua bắt dân xã bồi thờng với điều kiện là đan một con voi bằng nứa, hổng toàn bộ ở trong, to bằng voi thật, lấy tiền đồng bỏ vào cho đầy thì đợc xoá tội. Xã dân chạy vạy mãi mới chỉ đổ đầy tiền đợc 4 cái chân. Sợ bị tội, ông Non phải chạy vào Nộn Liễu, tổng Sa Nam - Nam Đàn để tránh tội. Tại đây, ông lấy bà Khổng Thị Tám sinh đợc 4 trai, 4 gái.

Sau khi ông Non bỏ đi, ông Đặng Tiến Công (thuỷ tổ họ Đặng) cũng vì lánh nạn, từ Đồn Kiều (xã Nghi Kiều ngày nay) chạy và đem theo thi hài cha mẹ ra đến Cồn Lim, thấy phong thổ ở đây tốt đẹp, nên ở lại khai khẩn, xây dựng cuộc sống.

Đợc ít lâu sau thời cuộc thay đổi, vua mới lên ngôi, án giết voi của ông Non đợc xoá bỏ. Ông Non luyến tiếc công khai phá, nên chiêu tập thêm một số dân trở về quê cũ tiếp tục cùng họ Đặng và bà con xây dựng cuộc sống. Khi quay về quê thấy núi Mã Yên mới gọi là “rú ta đây rồi”, nên từ đó dân mới quen gọi núi này là Rú Ta. Và do ông từ Nộn Liễu trở về nên mới có tên gọi là

ông Non (đọc chệch âm từ chữ Nộn). Sự việc ông trở về quê cũ, chốn cũ (cựu trạch) để tiếp tục khai hoang đợc nhân dân địa phơng gọi là Lộ Cộ, có nghĩa là chỗ cũ, vì thế nên mới có tên gọi là làng Lộ Cộ.

Tên gọi Nho Lâm mới có từ thời nhà Nguyễn, đã đợc sách "Tên làng xã Việt Nam từ đầu thế kỉ XIX (còn gọi là Các trấn, tổng, xã danh bị lãm)" của Viện Hán Nôm xác định: Nho Lâm có tên là Hoa Lâm, thuộc tổng Cao Xá. Nh- ng vì phạm huý mẹ vua Thiệu Trị (1841 - 1847) nên năm 1841 vua Minh Mạng (1820 - 1841) cho đổi Hoa Lâm thành Nho Lâm. Sách "Đồng Khánh ngự lãm địa d chí lợc", cho biết đến cuối thế kỉ XIX, Nho Lâm vẫn thuộc tổng Cao Xá, nhng tổng Cao Xá lúc này đã rút gọn còn 7 xã (Cao Xá, Hơng ái, Tập Phúc, Hạc Linh, Yên Phố, Nho Lâm, Thanh Dơng) chứ không phải 34 xã thôn nh trớc. Năm 1892, theo "Danh sách các phủ, huyện, tổng, làng và số cử tri trong 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh" của Công sứ An Tĩnh, tên gọi Nho Lâm vẫn cha thay đổi và cũng không thấy nhắc đến từ "xã" hay "thôn", nhng chúng ta ngầm hiểu đó là một làng rộng lớn, tơng đơng với xã. Bản danh sách cho biết điều đó: Nho Lâm là địa phơng có số cử tri đông nhất so với các thôn, phờng trong tổng Cao Xá, tới 607 ngời.

Đến những năm 30 - 40 của thế kỉ XX, t liệu "Danh sách xã thôn Trung Kì" cho biết Nho Lâm là một trong 26 xã, thôn (có 3 xã là Cao ái, Cao Quan, Nho Lâm; 23 thôn) thuộc tổng Cao Xá[39, tr. 9].

Nhìn chung, Nho Lâm là vùng đất rộng lớn, nhng không có sự thay đổi nhiều. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 mới có sự thay đổi đáng kể. Đến tháng 2 - 1947, Nho Lâm đổi thành Tân Nho. Đến đầu năm 1953, Tân Nho chia thành Diễn Thọ, Diễn Lộc và Diễn Phú. Sự hình thành một số xóm làng cụ thể chúng tôi sẽ đề cập ở phần mục sau.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá làng nho lâm (diễn châu nghệ an) (Trang 28 - 31)