Quan hệ Australia Việt Nam trong giai đoạn 197 3 1978 1 Quá trình thiết lập và bớc đầu của sự phát triển quan hệ

Một phần của tài liệu Quan hệ australia việt nam từ 1991 đến 2006 (Trang 28 - 32)

1.2.1. Quá trình thiết lập và bớc đầu của sự phát triển quan hệ Australia - Việt Nam(tháng 2 năm 1973 - tháng 4 năm 1975)

Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 đợc ký kết là một bớc tiến quan trọng đối với cách mạng của dân tộc ta, báo hiệu ngày toàn thắng của sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nớc của nhân dân Việt Nam đang đến gần. Trong bối cảnh trên, quan hệ Australia - Việt Nam có những bớc chuyển biến cơ bản.

Việc Công Đảng tiếp tục thắng cử và chính phủ Whitlam lên cầm quyền tại Australia đã tạo ra một trang sử mới cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao

giữa hai nớc. Ngày 23 tháng 11 năm 1972, Thủ tớng Whitlam cho rút hết những nhân viên quân sự của Australia ở miền Nam Việt Nam về nớc. Sau đó, vào ngày 27 tháng 12 năm 1972, Australia ra tuyên bố huỷ bỏ tất cả các chơng trình viện trợ dới mọi hình thức cho chính quyền Sài Gòn, đồng thời bãi bỏ việc đăng ký nghĩa vụ quân sự bắt buộc đợc đa ra vào những năm 60 của thế kỷ XX khi quyết định đa quân sang tham chiến ở Việt Nam. Nhân dân Australia phản đối mạnh mẽ việc Mỹ dùng máy bay B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác ở miền Bắc Việt Nam vào cuối năm 1972 bằng các hành động nh xuống đờng biểu tình, bãi công. Điều này cho thấy một cách nhìn nhận hoàn toàn khác về vấn đề Việt Nam trong giới lãnh đạo và ngời dân Australia. Đây là tín hiệu báo trớc một thời kỳ mới trong lịch sử quan hệ hai nớc.

Hành động ngoại giao đầu tiên với miền Bắc Việt Nam đợc chính phủ Công Đảng thực hiện là việc huỷ bỏ quy định cấm đi lại của công dân Australia vào miền Bắc Việt Nam. Sau đó, ngày 2 tháng 2 năm 1973, Đại sứ Australia tại Pari, ông Alan Renouf lần đầu tiên nhận đợc lệnh tiếp xúc với phía Việt Nam dân chủ cộng hoà để thăm dò về khả năng thiếp lập quan hệ ngoại giao với miền Bắc Việt Nam. Ngày 13 tháng 2, hai bên đã gặp gỡ lần đầu để bàn về những vấn đề liên quan. Trong các tuyên bố với báo chí cũng nh trong tiếp xúc với đại diện miền Bắc Việt Nam, phía Australia chỉ nêu vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao mà không đả động đến việc công nhận Chính phủ nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhng cuối cùng, do lập trờng kiên quyết của phía Việt Nam đợc bày tỏ trong các lần tiếp xúc, ngày 26 tháng 2 năm 1973 Thủ tớng Australia, Gough Whitlam đã tuyên bố công nhận nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Quan hệ hai nớc đợc thiết lập ở cấp đại sứ. Thông cáo chung về việc công nhận và thiết lập quan hệ chính thức giữa hai nớc Australia và Việt Nam đợc ký kết tại Pari. Thực tế cho thấy việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam là một vấn đề hết sức tế nhị và nhạy cảm trong quan hệ ngoại giao giữa Australia với Mỹ, do đó chính phủ Whitlam phải chuẩn bị kỹ lỡng. Điều này cũng lý giải vì sao mãi

đến ngày 26 tháng 2 năm 1973 Whitlam mới công nhận và thiết lập quan hệ chính thức với Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Sau khi Hiệp định Pari về Việt Nam đợc ký kết năm 1973, vấn đề quan trọng nhất đối với Việt Nam lúc bấy giờ là việc thi hành Hiệp định Pari và tái thiết đất nớc sau chiến tranh. Chính phủ Australia đã tìm mọi cơ hội để tác động và yêu cầu các bên nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản đã ký kết tại Pari. Về việc khôi phục và tái thiết sau chiến tranh, Australia quyết định viện trợ giúp đỡ cả hai miền Nam - Bắc của Việt Nam. Nếu nh vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX, miền Bắc Việt Nam là địa bàn hoàn toàn bỏ trống trong chơng trình viện trợ Colombo do Australia thực hiện, thì vào những năm đầu của thập niên 70 miền Bắc Việt Nam bắt đầu nhận đợc viện trợ của Australia. Trị giá của khoản viện trợ trên không nhiều so với viện trợ của Australia đối với các nớc ĐNA khác, hay so với miền Nam Việt Nam, song ý nghĩa của nó là ở chỗ trong khi nhiều nớc khác còn có thái độ lỡng lự thì Australia đã có những giúp đỡ hết sức cụ thể và thiết thực.

Australia cũng đã chấm dứt tám năm cấm vận buôn bán với miền Bắc Việt Nam. Điều này đợc thể hiện cụ thể trong chuyến viếng thăm Australia của Bộ trởng Ngoại thơng Phan Anh vào tháng 11 năm 1974, Hiệp định thơng mại đầu tiên giữa Australia và Việt Nam dân chủ cộng hoà đã đợc ký kết. Việc mua bán giữa hai bên đợc tiến hành trên cơ sở chế độ tối huệ quốc.

Cùng với việc bình thờng hoá quan hệ hai nớc, giữa chính phủ miền Bắc Việt Nam và chính phủ Australia đã có nhiều chuyến viếng thăm và làm việc của các quan chức. Tiêu biểu nh phái đoàn của Tổng Công đoàn (tháng 1 năm 1973), phái đoàn hỗn hợp Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời (tháng 5 năm 1973), phái đoàn Hội liên hiệp phụ nữ (tháng 3 năm 1975). Về phía Australia, Tổng cục trởng Tổng cục Bu điện và Bộ trởng Ngoại thơng đã đến thăm và làm việc tại Hà Nội vào tháng 7 và tháng 12 năm 1973.

Đồng thời với việc mở rộng quan hệ với miền Bắc Việt Nam, chính phủ Australia cũng bắt đầu thay đổi thái độ đối với chính quyền Sài Gòn. Ví dụ nh

kế hoạch công du sang Australia nhằm xin tăng thêm viện trợ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không đợc phía Australia hoan nghênh [46]. Tuy nhiên việc công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam (gọi tắt là Chính phủ Cách mạng lâm thời) chỉ đợc chính phủ Công Đảng thực hiện một tuần sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ. Do tàn d của quan hệ với Mỹ trong chiến tranh, Australia không có ý định cắt đứt quan hệ với chính quyền Sài Gòn sau khi quyết định công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với miền Bắc. Mặc dù phía Việt Nam dân chủ cộng hoà đề nghị và cánh tả trong Công Đảng gây sức ép, nhng chính phủ Whitlam đã từ chối việc công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ Cách mạng lâm thời. Lập luận của Whitlam và Chính phủ Australia là nếu Australia công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời thì có khả năng chính quyền Sài Gòn sẽ cắt đứt quan hệ với Australia. Trong trờng hợp đó Australia sẽ không thể đòi hỏi chính quyền Sài Gòn thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Pari và cũng không thể viện trợ nhân đạo cho nhân dân miền Nam sống ở những vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc trì hoãn công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời còn có nguyên nhân khác sâu xa hơn. Dù đã có những hành động và thái độ độc lập trong các chính sách đối với Việt Nam so với Hoa Kỳ, nhng chính phủ Công Đảng cha dám hoàn toàn đi ngợc lại lập trờng của Mỹ trong vấn đề Việt Nam. Việc công nhận và thiết lập quan hệ với Việt Nam dân chủ cộng hoà là một ví dụ. Australia công nhận miền Bắc Việt Nam thời kỳ này là công nhận một thực tế đã tồn tại gần 30 năm, công nhận một nhà nớc có độc lập, có chủ quyền lãnh thổ, có thủ đô và hoàn toàn làm chủ vùng đất mình kiểm soát.

Trong khi quan hệ đồng minh với Mỹ vẫn đợc xác định là mối quan hệ chiến lợc có tầm quan trọng nhất thì chính phủ Australia ở thời điểm này lại công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, điều này hoàn toàn có thể làm căng thẳng mối quan hệ của Mỹ đối với Australia.

Đến tháng 5 năm 1975, khi tình hình đã hoàn toàn thay đổi, Australia mới công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam. Lúc này,

chính quyền Sài Gòn đã bị sụp đổ, Chính phủ Cách mạng lâm thời đã làm chủ hoàn toàn miền Nam Việt Nam, một thực tế không thể đảo ngợc cho nên họ không thể không công nhận.

Một phần của tài liệu Quan hệ australia việt nam từ 1991 đến 2006 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w