Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thơng mạ

Một phần của tài liệu Quan hệ australia việt nam từ 1991 đến 2006 (Trang 58 - 61)

Hợp tác tốt trên lĩnh vực chính trị là tiền đề thuận lợi cho sự hợp tác trên lĩnh vực kinh tế. Trên thực tế, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Australia đã diễn ra mạnh mẽ từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Sự phát triển kinh tế Việt Nam - Australia không chỉ do tác động của môi trờng quốc tế thuận lợi và sự phát triển của quan hệ chính trị giữa hai nớc mà còn xuất phát từ sự phát triển kinh tế của mỗi nớc. Việt Nam và Australia đều là những nớc đang có chính sách kinh tế mở cửa, do vậy sự hợp tác giữa hai nớc là điều trở nên tất yếu.

Từ những năm 90 trở đi, với chủ trơng đổi mới trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam đã từng bớc thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài trong nhiều năm. Nền kinh tế nớc ta dần dần chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền

kinh tế thị trờng theo định hớng xã hội chủ nghĩa. Phía Australia là nớc phát triển theo hình thức kinh tế TBCN, có nền kinh tế phát triển và luôn đạt mức tăng trởng cao, chính phủ Australia đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về vốn, tín dụng… để phát triển nền kinh tế của đất nớc. Chính những dấu hiệu chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam và Australia đã góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nớc ngày càng phát triển hơn.

Ngay sau khi chính phủ Australia bãi bỏ lệnh cấm buôn bán với Việt Nam (tháng 10 năm 1991), thơng mại hai chiều giữa hai nớc đã tăng lên nhanh chóng, từ 71,6 triệu AUD (1AUD = 0,5 USD) năm 1990 lên khoảng 125 triệu AUD năm 1993 và 445 triệu AUD năm 1995. Hàng xuất khẩu chính của Australia sang Việt Nam là máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ khai thác mỏ, thông tin liên lạc, máy làm lạnh, máy chế biến thực phẩm, máy chế biến thức ăn gia súc, thiết bị thăm dò và khai thác dầu khí, thiết bị nuôi trồng đánh bắt và chế biến hải sản, các loại nguyên liệu nh sắt, thép, nhôm, hoá chất, bột mỳ, len và các sản phẩm sữa. Kim ngạch xuất khẩu của Australia sang Việt Nam tăng một cách vững chắc trong nửa đầu thập niên 90, từ sau năm 1987 hầu nh tăng xấp xỉ 50% mỗi năm.

Năm 1993, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nớc đạt 336,8 triệu AUD. Trong đó Việt Nam xuất 251,3 triệu AUD, nhập 115,5 triệu AUD, so với năm 1990 tăng gấp 9 lần. Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Australia là các sản phẩm dầu thô, hải sản, cà phê, lâm sản, hàng may mặc và các mặt hàng tiểu thủ công mỹ nghệ. Năm 1994 Australia đã xuất sang Việt Nam 164 triệu AUD, tăng 42% so với 115,5 triệu của năm 1993.

Năm 1993 Việt Nam xuất sang Australia hàng hoá trị giá 136 triệu AUD, năm 1994 tăng lên 289 triệu AUD, tăng 54 triệu AUD so với năm 1992. Sản phẩm dầu thô tiếp tục chiếm vị trí hàng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu sang Australia, đạt 209 triệu AUD năm 1995, tiếp theo là cà phê 27 triệu AUD, hải sản 20 triệu AUD và hàng may mặc 7 triệu AUD. Thơng mại song phơng giữa hai nớc tiếp tục phát triển mạnh trong năm 1996.

Bên cạnh những thành quả về kinh tế và để tạo ra những nền móng vững chắc cho những thành công tiếp theo, một loạt các hiệp định đợc ký kết giữa hai nớc trong lĩnh vực này nh: Hiệp định Bảo hộ và khuyến khích đầu t (năm 1991); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (năm 1992); Hiệp định dịch vụ hàng không (năm 1995). Các Hiệp định này đã tạo điều kiện cho các công ty Australia thiết lập và mở rộng hoạt động tại Việt Nam tơng đối dễ dàng và ngợc lại giúp cho việc thâm nhập ngày càng nhiều của các công ty Việt Nam vào thị trờng Australia. Đồng thời hai bên cũng đã lập ra một số cơ chế hợp tác nh: Hiệp định doanh nghiệp Australia - Việt Nam (AVBC) tháng 3 năm 1992 và văn bản khuyến khích về hợp tác kinh tế thơng mại Australia - Việt Nam (AVJTECC) tại Canbera vào tháng 10 năm 1993. Hai bên còn thờng xuyên tổ chức các cuộc họp nhằm tham khảo ý kiến giữa hai bộ ngoại giao.

Nằm ở hai bán cầu khác nhau, Việt Nam và Australia có mùa trái ngợc và có các sản phẩm trái vụ để tăng cờng trao đổi hàng lẫn nhau. Tuy nhiên trên thực tế doanh nhân hai nớc vẫn cha khai thác hết lợi thế địa lý này. Cơ cấu xuất nhập khẩu của cả hai bên vẫn cha đa dạng và chủ yếu phụ thuộc vào một vài nhóm hàng sơ chế hoặc cha qua sơ chế. Một số mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam hiện đang chờ đợi các phân tích rủi ro hàng nhập khẩu (IRAS) tr- ớc khi đợc phép thâm nhập vào thị trờng Australia. Quy mô và tầm quan trọng của ngành nông nghiệp Australia cùng các tiêu chí “xanh và sạch” đòi hỏi phải thực hiện các điều luật kiểm dịch khá chặt chẽ.

Trong lĩnh vực buôn bán giữa hai nớc vẫn còn một số bất cập và khó khăn. Khó khăn lớn nhất trong quan hệ buôn bán với Australia (cũng nh với các nớc khác) là hàng hoá Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với hàng hoá các nớc Đông Nam á và các nớc Đông Bắc á. Xét về chất lợng và mẫu mã, hàng hoá Việt Nam có sức cạnh tranh còn thấp lại phải quá cảnh qua Singapore, phải chịu thêm cớc phí, do đó đã đẩy giá thành cao thêm. Hơn nữa năng lực xuất khẩu của Việt Nam còn hạn chế so với các nớc trong khu vực, đặc biệt đối với hàng dệt may, giày dép và hàng chế tạo.

Thị trờng Australia đợc xác định là cha khai thác tơng xứng với tiềm năng của hai bên, nên trong chiến lợc phát triển thị trờng xuất khẩu thời kỳ tiếp theo, Việt Nam chú trọng tới việc cần phải kiên trì tìm kiếm, tạo lập và củng cố quan hệ bạn hàng. Bên cạnh đó cần cải thiện hành lang pháp lý cho xuất khẩu, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ những vớng mắc về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch, tăng cờng khả năng cạnh tranh cho hàng Việt Nam, mở rộng mặt hàng mới. Đồng thời cần phải tập trung dịch chuyển cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa hai thị trờng.

Một phần của tài liệu Quan hệ australia việt nam từ 1991 đến 2006 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w