Chính sách khu vực của Australia

Một phần của tài liệu Quan hệ australia việt nam từ 1991 đến 2006 (Trang 77 - 81)

Sự thay đổi chính phủ và Đảng cầm quyền tháng 3 năm 1996 đã dẫn tới một sự thay đổi về quyền lãnh đạo từ Công Đảng đứng đầu là Thủ tớng Paul Keating sang một chính phủ liên hiệp mới (chính phủ liên minh đảng Dân Tộc và Quốc gia của Australia) đứng đầu là Thủ tớng John Howard. Mặc dù trong các tuyên bố của mình, cả Thủ tớng John Howard và Ngoại trởng A.Downer đều có ý định duy trì các mối quan hệ nhiều mặt, tích cực với ASEAN nhng trên

thực tế chính phủ Australia hầu nh xét lại chính sách khu vực mà Công Đảng tr- ớc đây đã thực hiện.

Cách tiếp cận mới về khu vực của Australia thời chính phủ Liên Đảng thể hiện trong hai tài liệu quan trọng đa ra vào năm 1997: đó là “Về lợi ích quốc gia năm 1997”, một dạng sách trắng về đối ngoại và “Sự xem xét lại chiến lợc năm 1997”. Qua những tài liệu đó cho thấy Australia vẫn xây dựng tầm quan trọng của vấn đề an ninh khu vực đối với sự phát triển của mình, nhng cách đánh giá tình hình an ninh khu vực của Australia giai đoạn này “tỏ ra bảo thủ”, họ cho rằng những mối đe dọa đối với Australia sẽ xuất phát từ khu vực. Cũng trong năm 1997, cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực đã xảy ra, để đối phó với những tình huống khủng hoảng, chính phủ của ông John Howard lại tập trung cho việc tăng ngân sách quốc phòng. Thời kỳ này, đờng lối an ninh chiến lợc của Australia bao gồm tăng khả năng quốc phòng của đất nớc, tăng cờng liên minh với Mỹ, đồng thời mở rộng các mối quan hệ song phơng và đa phơng với các quốc gia tại khu vực. Australia đã và đang quay trở lại với chính sách tăng cờng quan hệ với Mỹ, tăng cờng sự bảo trợ của nớc lớn, họ nhấn mạnh dù thế nào thì quan hệ với Mỹ vẫn là quan hệ chiến lợc quan trọng hàng đầu.

Về khu vực an ninh chiến lợc của Australia, nếu nh vào năm 1987, Australia xếp Đông Nam á là khu vực chiến lợc quan trọng hàng đầu thì trong Sách trắng của Bộ quốc phòng Australia vào năm 1997, khu vực an ninh của Australia đợc hiểu không chỉ là Đông Nam á và Nam Thái Bình Dơng mà hàm chứa một khu vực rộng lớn hơn. Trong đó vai trò của các cờng quốc Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và các nớc láng giềng gần gũi nh Indonesia và Papua New Guinea đặc biệt đợc nhấn mạnh. Thực tế chính phủ liên minh này đã chú ý cân bằng các mối quan hệ đối ngoại giữa khu vực với Mỹ và Anh, bởi vì họ nhận ra rằng có cố gắng đi bao nhiêu nữa “dù sao thì Australia cũng không thể là một phần của châu á”.

ngay từ năm 1996, chính phủ John Howard đã có những điều chỉnh trong chính sách viện trợ và nhập c của nớc mình. Số lợng ngời nhập c vào Australia đã giảm 11% trong năm 1996 - 1997 và để giảm bớt gánh nặng ngân sách, chính phủ Howard quyết định cắt giảm các chơng trình viện trợ nớc ngoài, trong đó viện trợ cho Trung Quốc giảm 50%, cho Indonesia giảm 40% và Philippin giảm 25% [37; 132]. Điều này đã khiến cho một số chính trị gia ở các nớc ASEAN tỏ ý lo ngại về tơng lai quan hệ Australia - ASEAN, ví dụ: cựu Đại sứ Indonesia tại Canberra cho rằng quan hệ Australia - châu á đang “đi vào giấc ngủ mùa đông” [37; 132]. Trớc những phản ứng trên, cả Thủ tớng J. Howard và Ngoại trởng A. Downer đều lên tiếng khẳng định Australia vẫn tiếp tục duy trì quan hệ với châu á, đặc biệt là với ASEAN. Do đó, trong những năm qua, chính phủ Australia đã có những nỗ lực nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác với khu vực ASEAN đợc thể hiện qua các chơng trình hợp tác nh: Chơng trình khu vực Đông Nam á (The South East Asi Regional Program (SEARP) và Chơng trình hợp tác kinh tế ASEAN - Australia (AAECP). Chơng trình SEARP là một chơng trình tập trung cho việc xây dựng và nâng cao năng lực làm việc ở các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, quyền con ngời, nâng cao năng suất trong nông nghiệp, an toàn thực phẩm. Chơng trình hợp tác kinh tế AAECP thay thế Chơng trình Hợp tác phát triển trớc đây và sẽ đợc chú ý cho lĩnh vực quản lý kinh tế nhằm thúc đẩy hoà nhập khu vực, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, hợp tác trong các lĩnh vực khác nh khoa học - kỹ thuật, môi trờng.

Ngoài ra, ngày 14 tháng 9 năm 2002 tại Bandar Seri Begawan, Brunei Darussalam, Tuyên bố cấp Bộ trởng về Đối tác Kinh tế mật thiết AFTA - CER (Closer Economic Partnership) cũng đợc ký kết, bao gồm đại diện cho các nớc thành viên của khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và thành viên của Hiệp định thơng mại quan hệ kinh tế mật thiết Australia - New Zealand (CER) gồm 12 nớc: Australia, Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, Laos, Malaisia, Myanmar, New Zealand, Philippine, Singapore, ThaiLand và Việt Nam.

Trong phạm vi cuộc chiến chống khủng bố nh đã đề cập ở trên, thời gian gần đây tình hình an ninh thế giới cũng nh ở châu á có những biểu hiện không ổn định kể cả về chính trị và kinh tế, nhất là mâu thuẫn xã hội đã làm gia tăng nạn khủng bố. Australia nói riêng, Đông Nam á nói chung cũng không thể đứng ngoài cuộc chơi này, mà Australia còn là một đất nớc phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của vụ nổ bom ở Bali ( Indonesia: 12/10/2002) làm gần 100 ngời bị thiệt mạng. Tình hình trên không chỉ làm căng thẳng bầu không khí ổn định về an ninh ở Đông Nam á mà còn là một thách thức lớn đối với quan hệ Australia - ASEAN. Do đó trong bối cảnh trên, sự điều chỉnh chính sách đối với khu vực ASEAN của Chính phủ Howard đợc thể hiện hơn bao giờ hết. Sau khi nớc Mỹ bị tấn công vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, Thủ tớng J. Howard là một trong những nhà lãnh đạo trên thế giới tuyên bố ủng hộ một cách đặc biệt với chính sách khủng bố của Tổng thống Mỹ Geoge Bush. Ông J. Howard nói, mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Australia với Mỹ chính là sự đảm bảo an ninh tốt nhất và nó nằm trong lợi ích chiến lợc của Australia là ủng hộ nỗ lực của Mỹ và Anh trong việc giải quyết vấn đề Iraq.

Nhu cầu đối phó với các mối đe doạ an ninh mới sau khi xảy ra các cuộc tấn công khủng bố ở Mỹ và Bali đã thúc đẩy Bộ trởng Quốc phòng Australia Robert Hill kêu gọi đánh giá lại chiến lợc quốc phòng của Australia. Ông ta đề cập đến việc thay thế mô hình quốc phòng thông thờng hiện nay bằng một mô hình mới có khả năng hỗ trợ các hoạt động lớn ở khu vực. Mô hình “vòng tròn đồng tâm” của quốc phòng tạo nên một thứ tự u tiên nh sau: u tiên trớc hết là việc bảo vệ biên giới của Australia; sau đó đến vấn đề an ninh của các nớc láng giềng, sự ổn định của khu vực Tây Nam Thái Bình Dơng từ Solomon, Papua New Guinea và Đông Timor đến Indonesia; thúc đẩy sự ổn định và hợp tác ở khu vực Đông Nam á và rộng lớn hơn là khu vực châu á - Thái Bình Dơng; cuối cùng hỗ trợ an ninh toàn cầu. Học thuyết u tiên vòng tròn đồng tâm dờng nh vẫn là mô hình an ninh tốt nhất đợc chính phủ Howard ủng hộ.

Chính phủ liên đảng Tự do và Dân tộc do Thủ tớng Howard đứng đầu tiếp tục dành đợc thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội liên bang tổ chức vào tháng 10 năm 2004. Thắng lợi đó khẳng định hai trụ cột trong chính sách hiện nay là sức mạnh kinh tế và sức mạnh của mối liên kết giữa Australia với các tổ chức quốc tế và các nớc khác nhằm đảm bảo an ninh quốc gia trong bối cảnh khủng bố ngày càng cao. Australia tiếp tục thực thi chính sách đối ngoại và th- ơng mại với mục tiêu chủ yếu là nâng cao vị trí trên thế giới, duy trì an ninh và phồn vinh, củng cố, mở rộng quan hệ song phơng và khu vực.

Dới thời của Thủ tớng John Howard (từ năm 1996 đến nay), mặc dù có sự điều chỉnh trong chính sách khu vực của Australia nh đã đề cập ở trên, nhng chính sách của Australia đối với Việt Nam dờng nh vẫn phát triển theo hớng đã đợc định ra từ thời Công Đảng cầm quyền, chính phủ mới tiếp tục mong muốn duy trì và mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt, cam kết tiếp tục viện trợ song phơng cho Việt Nam trên tinh thần chính phủ tiền nhiệm đề ra. Quan hệ hợp tác hai bên tiếp tục đợc mở rộng và phát triển lên một bớc mới.

Một phần của tài liệu Quan hệ australia việt nam từ 1991 đến 2006 (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w