Tình hình thế giới và khu vực

Một phần của tài liệu Quan hệ australia việt nam từ 1991 đến 2006 (Trang 74 - 77)

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới và quan hệ quốc tế phát triển chủ yếu là do sự tác động của hai nhân tố đối nghịch nhau sau đây tạo nên. Nhân tố thuận lợi là hoà bình, hợp tác cùng phát triển trở thành xu hớng chủ đạo của thế giới, nhân tố nghịch là việc Mỹ trở thành siêu cờng duy nhất có tham vọng bá quyền thế giới. Với đặc điểm nh vậy đã làm cho tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là từ khi các lực lợng bảo thủ mới lên cầm quyền ở Mỹ chủ trơng thiết lập một trật tự thế giới đơn cực thi hành chính sách ngoại giao đơn phơng theo nguyên tắc “nớc nào không theo Mỹ tức là chống lại Mỹ” [34; 6].

Dới áp lực bá quyền nh vậy, những kẻ cực hữu trên thế giới đã tập hợp lại với nhau và liên tiếp có những cuộc tấn công nhằm chống lại chính sách bá quyền của Mỹ. Các cuộc khủng bố do Al Queda tiến hành chống lại nớc Mỹ đ- ợc diễn ra trên phạm vi toàn cầu, bất kể nơi nào có binh lính ngời Mỹ là có xuất hiện tình trạng bất ổn nhằm vào cả binh lính và cả dân thờng. Tiêu biểu nhất là cuộc tấn công vào nớc Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001, đã làm cho hàng nghìn ngời chết và bị thơng, làm bàng hoàng toàn bộ nớc Mỹ và cả thế giới. Tuy nhiên, cuộc tấn công này đã đợc các thế lực “diều hâu” trong giới cầm quyền Mỹ lợi dụng để thúc đẩy chính sách bá quyền dới chiêu bài chống chủ nghĩa

khủng bố quốc tế. Do đó, không chỉ riêng gì nớc Mỹ mà hầu nh toàn thế giới bị đặt vào tình trạng chống lại một kẻ thù vô hình, mà thực chất chính là kẻ thù của nớc Mỹ và các nớc đồng minh.

Việc Liên Xô tan rã tạo điều kiện cho Mỹ trở thành siêu cờng duy nhất với những sức mạnh vợt trội về kinh tế, khoa học - công nghệ và quốc phòng. Do đó giới hoạch định chính sách Mỹ đã phát triển xu hớng đề cao “vai trò lãnh đạo thế giới”, đề cao các giá trị Mỹ và sử dụng sức mạnh để giải quyết các công việc quốc tế. Vì thế đã dẫn đến những thay đổi to lớn trong quan hệ quốc tế và tác động sâu sắc đến môi trờng chính trị quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI.

Trong các năm 2002 và 2003, thế giới chứng kiến việc Mỹ và Anh đã phớt lờ vai trò của thiết chế quốc tế đa phơng lớn nhất thế giới là Liên hợp quốc để phát động các cuộc chiến tranh tấn công Irắc. Mục tiêu chính của những cuộc chiến tranh xâm lợc tốn kém và đầy sức tàn phá mà Mỹ tiến hành là nhằm kiểm soát khu vực chiến lợc có nhiều tài nguyên dầu lửa nhất trên thế giới. Do đó khu vực này có nhiều bất ổn lại càng thêm bất ổn, kết quả của các cuộc chiến này tác động trực tiếp đến mối quan hệ của Mỹ - Ixraen và thế giới Arập Hồi giáo. Vì vậy, càng làm cho tình hình kinh tế và chính trị thế giới có những hệ quả khó lờng trớc. Trong khi đó, Đông Nam á lại là khu vực có số dân theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, do vậy có thể đa đến hệ luỵ về quan hệ của các quốc gia trong khu vực có dân số theo Hồi giáo đông với các nớc thuộc “thế giới ph- ơng Tây” nói chung.

Bên cạnh đó những mâu thuẫn về dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ vẫn diễn ra gay gắt, có chiều hớng gia tăng, các cuộc xung đột vũ trang và chiến tranh cục bộ xảy ra ở nhiều nơi. Các nớc lớn với những lợi ích khác nhau đã có những can thiệp quân sự vào vùng Vịnh, Đông Timor, Kosovo làm cho xu hớng chạy đua vũ trang, mua sắm vũ khí mới phát triển trên khắp thế giới. Những điều này làm tình hình chính trị toàn cầu từ sau 1991 đến nay có nhiều bất ổn, các cuộc đấu tranh chính trị vẫn tiếp diễn gay gắt, quyết liệt dới những hình thức mới: “diễn biến hoà bình” và chống “diễn biến hoà bình”, vừa hợp tác vừa

đấu tranh, vừa đối thoại vừa đối đầu. Thêm vào đó là những vấn đề toàn cầu về môi trờng sinh thái, bùng nổ dân số, ma tuý, các căn bệnh thế kỷ, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa phục hng tôn giáo, tội phạm xuyên quốc gia, chủ nghĩa khủng bố… ngày càng có nhiều đất để phát triển.

Trên lĩnh vực kinh tế, xu hớng toàn cầu hoá kinh tế, với động lực cơ bản là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đã phổ biến ngày càng rộng mô hình kinh tế thị trờng. Các quan hệ kinh tế, thơng mại, tài chính quốc tế đã đợc mở rộng và vơn tới quy mô toàn cầu, làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

Tại khu vực, vào những 1997 - 1998, cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu á diễn ra trên diện rộng, để lại những hậu quả nặng nề cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Trớc hết nó đã làm cho mức tăng trởng kinh tế giảm sút nghiêm trọng khiến cho phần lớn các nớc Đông Nam á có chỉ số tăng trởng âm, nền kinh tế của các nớc ThaiLand, Indonesia, Malaisia, Philippin lâm vào tình cảnh kiệt quệ, các khoản nợ nớc ngoài tăng vọt, hàng ngàn xí nghiệp, nhà máy lâm vào phá sản, đầu t vào các nớc ASEAN giảm sút. Cuộc khủng hoảng làm cho đời sống chính trị, xã hội của các nớc bị xáo trộn, do đó các phong trào đòi li khai đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều địa phơng dẫn đến tình trạng hỗn loạn trong nớc, rõ nhất ở đất nớc Indonesia: Tổng thống Xuhacto phải ra đi, Indonesia phải để cho Đông Timor trở thành một nớc độc lập. Đến năm 2001, nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế (nhất là Quỹ tiền tệ quốc tế) cuộc khủng hoảng về cơ bản đã đợc giải quyết, nền kinh tế của các nớc dần dần đợc phục hồi. Đến nay Đông Nam á đã và đang trở thành khu vực có tốc độ tăng trởng cao hàng năm trên thế giới, một số quốc gia và vùng lãnh thổ vơn lên và trở thành “con rồng”, “con hổ mới” về kinh tế. Do đó, sự hợp tác của các nớc ngày càng tăng ở nhiều tầng, nhiều nấc và dới nhiều hình thức nh hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dơng (APEC), Khu vực mậu dịch tự do (AFTA), Hiệp hội hợp tác khu vực Nam á (SAARC)…

Đối với thế giới hiện nay, ASEAN là một tổ chức bao gồm mời nớc, điều đó đã chứng tỏ sự liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia vì mục tiêu củng cố đoàn kết đẩy mạnh xây dựng cộng đồng ASEAN với ba trụ cột là cộng đồng an ninh, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hoá xã hội, tích cực xây dựng hiến chơng ASEAN, khẳng định vai trò trung tâm trong các cơ chế hợp tác khu vực. Mặc dù kinh tế nội bộ của một số nớc những năm gần đây nh Thai lan, Philippin, Mianma, Đông Timor diễn biến phức tạp, đặc biệt cuộc đảo chính quân sự và tình hình bất ổn kéo dài ở Thái Lan đã gây những ảnh hởng tiêu cực nhất định đến sự ổn định và hợp tác trong khu vực, tuy nhiên điều này vẫn không làm chệch mục tiêu của các nớc ASEAN.

Kể từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, các nớc trên thế giới đều thấy rõ nguy cơ khủng bố đe doạ hoà bình và an ninh thế giới, Đông Nam á với vị trí địa chiến lợc đã trở thành tiêu điểm mới trong cuộc chiến chống khủng bố. Sau vụ nổ ở Bali (Indonesia), nhiều vụ nổ khác diễn ra liên tục ở một số nớc chứng tỏ hoạt động khủng bố đang lan ra toàn Đông Nam á. Nh vậy, chủ nghĩa khủng bố lan tràn là nhân tố quan trọng khiến tình hình khu vực rối ren, chống khủng bố trở thành một trọng điểm an ninh ở Đông Nam á.

Trớc những thay đổi nh vậy, chính phủ Australia của Thủ tớng Howard đã có những điều chỉnh chính sách đối ngoại phù hợp với tình hình thế giới và khu vực.

Một phần của tài liệu Quan hệ australia việt nam từ 1991 đến 2006 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w