Quá trình hoạt động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học y dược tp hồ chí minh (Trang 38 - 40)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.2.Quá trình hoạt động

Tháng 9 năm 1947 sau ngày Pháp tái chiếm Việt Nam và nổ ra toàn quốc kháng chiến, một chi nhánh của trường Đại học Y Dược Hà Nội được thành lập tại Sài gòn do Giáo sư Massias (người Pháp) làm Khoa Trưởng. Sau Hiê ̣p đi ̣nh Genève 1954, chi nhánh này trở thành Y Dược Đại học đường Sàigòn, Hiê ̣u trưởng là Giáo sư Trần Quang Đê ̣.

Năm 1961, Y Dược Đại học đường Sài gòn được tách ra thành Y Khoa Đại học đường Sài gòn và Dược Khoa Đại học đường Sài gòn. Năm 1964 thành lập tiếp Nha Khoa Ðại học đường Sài gòn. Năm 1965, Trường Bác Sĩ Miền Nam được thành lập tại chiến khu Ðông Nam bộ.

Ngày 27 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Pha ̣m Văn Đồng ký Quyết đi ̣nh thành lâ ̣p Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất Y khoa Đại học đường Sài gòn, Nha khoa Đại học đường Sài gòn, Dược khoa Đại học đường Sài gòn và Trường Bác Sĩ Miền Nam. Ngày 18 tháng 1 năm 1977, Bô ̣ Y tế ra Quyết đi ̣nh số 85/BYT-QĐ quy đi ̣nh tổ chức, chức năng, nhiê ̣m vu ̣ của Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và bổ nhiê ̣m GS. Trương Công Trung làm Hiệu trưởng, GS. Võ Thế Quang làm Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm Khoa trưởng Khoa Răng Hàm Mặt và DS. Nguyễn Kim Hùng làm Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm Khoa trưởng khoa Dược.

Năm 1995, khoa Khoa học Cơ bản được thành lập. Năm 1998, thành lập thêm khoa Ðiều dưỡng – Kỹ thuật y học trên cơ sở Trường Trung học Kỹ thuật Y tế 3 và Khoa Y học cổ truyền trên cơ sở Trường Trung học Y học dân tộc Tuệ Tĩnh 2 và bộ môn Y học cổ truyền. Năm 1999, Khoa Y tế công cộng được thành lập từ bộ môn Y tế công cộng của trường và Khoa Tổ chức – Quản lý Y tế của Viện Vệ sinh Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2000, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở hợp nhất Phòng khám đa khoa của trường, Phòng khám đa khoa của Khoa Ðiều dưỡng – Kỹ thuật y học và Bệnh viện Y học cổ truyền của khoa Y học cổ truyền.

Như vậy, kể từ năm 2000, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh có 7 khoa: Khoa Khoa học cơ bản, khoa Y, khoa Y học cổ truyền, khoa Răng Hàm Mặt,

khoa Dược, khoa Ðiều dưỡng – Kỹ thuật y học, khoa Y tế công cộng và một Bệnh

Theo Nghị định 49/2003/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2003, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được phát triển thành Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến các khoa sẽ trở thành các trường Đại học thành viên.

2.1.3. Sứ mạng

Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực y tế ; đóng góp có hiệu quả cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và góp phần nâng cao nền y dược học Việt nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học y dược tp hồ chí minh (Trang 38 - 40)