MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.2.2. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người thầy giáo và người thầy thuốc
năng, nhiệm vụ của người thầy giáo và người thầy thuốc
Mục tiêu
Con người là sinh vật bậc cao biết nhận thức được những việc mình làm. Nhận thức vấn đề đúng thì việc làm sẽ theo chiều hướng đúng; ngược lại, nhận thức sai thì hậu quả sẽ khó lường, như dân ta có hay cảnh báo: sai một ly, đi một dặm. Vì vậy, cần phải giúp đội ngũ giảng viên nhận thức đúng vấn đề để từ đó điều chỉnh thành công những hoạt động cũng như hành động của mình trong công tác chuyên môn. Đối với học sinh, sinh viên và học viên ngành y – dược, thầy cô giáo là những người luôn được tôn kính cả về mặc kiến thức chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, mục tiêu của giải pháp là:
- Giúp đội ngũ giảng viên nhà trường tiếp cận - cập nhật được những kiến thức nhất định về tình hình kinh tế xã hội và những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp của mình;
- Trang bị và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giảng viên ngành y – dược để góp phần thực hiện tốt hơn chức năng là nhà giáo dục của mình.
- Trao dồi, nâng cao đạo đức ngành y, giúp giảng viên thấm nhuần và thực hiện theo 12 tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế.
Nội dung
Đặc thù của đội ngũ giảng viên ngành y – dược là hai người thầy trong một: thầy giáo và thầy thuốc. Giải pháp đưa ra góp phần nâng cao lòng yêu nghề, xem đây là một tiêu chuẩn quan trọng đối với nhà giáo. Chỉ những nhà giáo yêu nghề, tha thiết với nghề mới hết lòng nhiệt huyết, tận tụy làm người “kỹ sư tâm hồn” cho thế hệ sau.
Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cần thiết phải tập trung vào yếu tố con người, đặt trọng tâm bồi dưỡng về phẩm chất chính trị và đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên phù hợp với yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội. Do đặc thù, ngành y - dược không chỉ yêu cầu cao về khả năng chuyên môn mà còn phải nhận thức rõ được tầm quan trọng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người thầy giáo và người thầy thuốc.
Cách thực hiện
- Nhà trường cần quan tâm phổ biến, tuyên truyền về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người thầy giáo và người thầy thuốc đến toàn thể đội ngũ giảng viên. Từng bước tiến đến xây dựng chức năng và nhiệm vụ riêng biệc cho đội ngũ giảng viên của từng khoa, từng bộ phận chuyên môn nhằm giúp giảng viên dễ dàng hiểu được vai trò của mình để từ đó có những hướng điều chỉnh thích hợp trong hoạt động giảng dạy.
- Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao ý thức sư phạm, lòng yêu nghề, gương mẫu trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tăng cường sinh hoạt bộ môn hoặc tổ bộ môn nhằm điều chỉnh kịp thời những sai lệch trong suy nghĩ mà bản thân người giảng viên có thể không nhận biết được.
- Tổ chức các Hội nghị chuyên đề về công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên để mọi người cùng tham gia đóng góp trên tinh thần dân chủ, nhằm tìm ra biện pháp tối ưu để thực hiện.
thuốc tiêu biểu từ xưa đến nay, nêu những tấm gương sáng về y đức của những vị đại danh y của thế giới và trong nước nhằm vun đắp lòng yêu nghề để có được nhiệt huyết với nghề. Hàng năm, tổ chức tuyên truyền 12 tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế (hay còn gọi lại 12 điều y đức) do Bộ Y tế ban hành năm 1996, tổ chức ngày lễ tri ân những người thầy thầm lặng đã cống hiến thân xác mình cho y học, tổ chức lễ Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/02, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, tổ chức cho sinh viên tuyên thệ thề Hippocrate trước khi tốt nghiệp.
- Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm về y đức với nhiều nội dung phong phú – mới lạ để tránh không khí tẻ nhạt. Cần thiết phải mời những giảng viên – cán bộ lão thành có uy tín, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp y tế tham gia để buổi tọa đàm thêm tăng tính thuyết phục và đạt hiệu quả cao, thu hút được sự tham gia thảo luận, học tập và noi gương của đông đảo cán bộ, giảng viên.
Điều kiện thực hiện
Để giải pháp đạt hiệu quả, nhà trường cần phải tiến hành thực hiện giải pháp thường xuyên, có kế hoạch kiểm tra đánh giá hiệu quả thực hiện. Nên có chế độ động viên, khích lệ, vinh danh các cá nhân tiêu biểu – điển hình.