Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học y dược tp hồ chí minh (Trang 94 - 104)

I Nhóm công việc 1 1 Mục tiêu

3.3.Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Sau khi nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tôi tiến hành thăm dò sự cần thiết và tính khả thi.

Tiến hành khảo sát, tôi dùng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia về hai vấn đề: thăm dò sự cần thiếttính khả thi của các giải pháp.

Để đảm bảo tính khách quan và hiệu quả, tôi xin ý kiến của các giảng viên có kinh nghiệm trong quản lý và giảng dạy lâu năm tại trường từ một số bộ môn

trong 7 Khoa cùng một số công chức – viên chức làm công tác quản lý và lãnh đạo thâm niên tại các khoa và bộ môn.

- Tổng số bản tham khảo: 80

- Các tiêu chí đánh giá dựa theo thạng 5 bậc của Lekert:

+ Rất cần thiết; cần thiết; ít cần thiết; không cần thiết; không trả lời.

+ Rất khả thi; khả thi; ít khả thi; không khả thi; không trả lời.

- Sau khi thu thập các bảng đánh giá, tôi tổng hợp kết quả và tính trung bình các tiêu chí, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 3-6: Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất

STT Các giải pháp

Mức độ cần thiết của các giải pháp (%) Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Không trả lời 1

Tuyển dụng, xây dựng, quy hoạch phát triển đội ngũ giảng

viên 51,25 43,75 5 0 0

2

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người thầy giáo và người thầy thuốc

58,75 40,00 1,25 0 0

3 Xây dựng chuẩn kiến thức cầnthiết của đội ngũ giảng viên 51,25 43,75 5 4

Xây dựng kế hoạch đào tạo lại – đào tạo liên tục đội ngũ giảng

viên cơ hữu 76,25 23,75

5

Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao và đào tạo chuyên sâu đội ngũ giảng viên cơ hữu

78,75 21,25

6 Chú trọng đầu tư xây dựng cơsở hạ tầng, trang thiết bị dạy học tiên tiến phù hợp

STT Các giải pháp

Mức độ cần thiết của các giải pháp (%) Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Không trả lời 7 Thực hiện tốt chế độ - chính sách về quyền lợi vật chất, tinh thần cho đội ngũ giảng viên

57,50 41,25 1,25 8 Nâng cao năng lực sư phạm,

kiến thức hỗ trợ 53,75 42,50 3,75

9 Kiểm tra, đánh giá chất lượngđội ngũ giảng viên 87,50 12,50

Trung bình chung 63,47 34,72 1,81 0 0

Bảng 3-7: Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất Mức độ cần thiết của các giải pháp (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rất cần thiết 63,47 % Cần thiết 34,72 % Ít cần thiết 1,81 % Không cần thiết 0% Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

STT Các giải pháp

Mức độ khả thi của các giải pháp (%) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Không trả lời

1 Tuyển dụng, xây dựng, quyhoạch phát triển đội ngũ giảng viên

51,25 43,75 5

2

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người thầy giáo và người thầy thuốc

58,75 40,00 1,25

3 Xây dựng chuẩn kiến thức cầnthiết của đội ngũ giảng viên 50,00 45,00 5 4

Xây dựng kế hoạch đào tạo lại – đào tạo liên tục đội ngũ giảng

viên cơ hữu 76,25 23,75

5

Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao và đào tạo chuyên sâu đội ngũ giảng viên cơ hữu

78,75 21,25

6 Chú trọng đầu tư xây dựng cơsở hạ tầng, trang thiết bị dạy học tiên tiến phù hợp

56,25 43,75

7

Thực hiện tốt chế độ - chính sách về quyền lợi vật chất, tinh

thần cho đội ngũ giảng viên 52,50 46,25 1,25 8 Nâng cao năng lực sư phạm,kiến thức hỗ trợ 48,75 47,50 3,75 9 Kiểm tra, đánh giá chất lượng

đội ngũ giảng viên 88,75 11,25

Đối chiếu so sánh sự cần thiết và tính khả thi, ta thấy mức độ sự cần thiết và tính khả khi có kết quả tương đồng nhau, không có cách biệt đáng kể.

Sự thay đổi không đáng kể đó được thể hiện qua bảng so sánh bên dưới.

Bảng 3-8: So sánh mức độ “Rất cần thiết” và mức độ “Rất khả thi” của các số giải pháp STT Các giải pháp Mức độ cần thiết của các giải pháp (%) Mức độ khả thi của các giải pháp Ghi chú Rất cần thiết Thứ tự Rất khả thỉ Thứ tự 1

Tuyển dụng, xây dựng, quy hoạch phát triển đội ngũ giảng

viên 51,25 8 51,25 7

2

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người thầy giáo và người thầy thuốc

58,75 4 58,75 4

3 Xây dựng chuẩn kiến thức cầnthiết của đội ngũ giảng viên 51,25 8 50,00 8 Có thayđổi 4 Xây dựng kế hoạch đào tạo lại

– đào tạo liên tục đội ngũ giảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

76,25 3 76,25 3

Mức độ khả thi của các giải pháp (%)

Rất cần thiết 62,36% Khả thi 35,83 % Ít khả thi 1,81 % Không khả thi 0% Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi

STT Các giải pháp Mức độ cần thiết của các giải pháp (%) Mức độ khả thi của các giải pháp Ghi chú Rất cần thiết Thứ tự khả thỉRất Thứ tự

viên cơ hữu 5

Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao và đào tạo chuyên sâu đội ngũ giảng viên cơ hữu

78,75 2 78,75 2

6

Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học tiên tiến phù hợp

56,25 6 56,25 5

7

Thực hiện tốt chế độ - chính sách về quyền lợi vật chất, tinh

thần cho đội ngũ giảng viên 57,50 5 52,50 6

Có thay đổi 8 Nâng cao năng lực sư phạm,kiến thức hỗ trợ 53,75 7 48,75 9 Có thayđổi 9 Kiểm tra, đánh giá chất lượng

đội ngũ giảng viên 87,50 1 88,75 1

Có thay đổi

Các giải pháp có sự thay đổi tỉ trọng này, đa số có mức nhận định “Rất cần thiết” cao nhưng ở bảng khảo sát tính khả thi, các chuyên gia nhận xét và đánh giá mức độ “Rất khả thi” có điểm số thấp hơn so với tỉ lệ nhận định ở mức độ cần thiết. Theo các chuyên gia được khảo sát, những thay đổi này có nhiều nguyên nhân, vừa khách quan vừa chủ quan. Trong quá trình thực hiện, đòi hỏi phải có một quá trình chuẩn bị chu đáo, nghiên cứu vận dụng một cách khoa học, triển khai thực hiện đồng bộ và phải thường xuyên có kiểm tra, đánh giá, tổ chức điều chỉnh.

Từ kết quả phân tích - tổng hợp các giải pháp đề xuất được đánh giá, các chỉ số cho thấy:

- Mức độ “Rất cần thiết” và “Rất khả thi” chiếm tỉ lệ cao;

- Mức độ “Ít cần thiết” và “Ít khả thi” không đáng kể;

- Không có giải pháp đề xuất nào không cần thiết và không khả thi.

Tóm lại, theo kết quả khảo sát thu được, các giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đều rất cần thiết và rất khả thi.

Kết luận chương 3

Các giải pháp đề xuất trên nhằm mục đích tăng cường và đổi mới công tác quản lý quá trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là Đại học – nghiên cứu Y Dược trọng điểm quốc gia, một trung tâm hàng đầu của quốc gia và khu vực về đào tạo, nghiên cứu khoa học và khoa học công nghệ.

KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, khảo sát được thực trạng về chất lượng đội ngũ giảng viên. Dựa vào kết quả thu được, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Qua nghiên cứu, chúng tôi đi đến kết luận:

- Để nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học, hội nhập quốc tế, nhà trường cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên;

- Chất lượng giảng viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các yếu tố về bản lĩnh chính trị, về phẩm chất y đức - lương tâm nghề nghiệp của người thầy giáo – thầy thuốc, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về khả năng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ… Các yếu tố này là bộ công cụ hữu hiệu đảm bảo cho người giảng viên khả năng đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, đào tạo;

- Đa số đội ngũ giảng viên nhà trường đã đáp ứng được về mặt kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, còn một bộ phận giảng viên chưa nhận thức và thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của mình đối với công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả nghiên cứu, tôi đề xuất một số giải pháp:

- Tuyển dụng, xây dựng, quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên;

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người thầy giáo và người thầy thuốc;

- Xây dựng chuẩn kiến thức cần thiết của đội ngũ giảng viên;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo lại – đào tạo liên tục đội ngũ giảng viên cơ hữu; - Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao và đào tạo chuyên sâu đội ngũ giảng

viên cơ hữu;

- Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học tiên tiến phù hợp;

- Thực hiện tốt chế độ - chính sách về quyền lợi vật chất, tinh thần cho đội ngũ giảng viên;

- Nâng cao năng lực sư phạm, kiến thức hỗ trợ; - Kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên.

Qua kết quả thăm dò sự cần thiết và tính khả thi, các giải pháp được trình bày đều cần thiết và có tính khả thi cao. Nếu các giải pháp trên được thực hiên một cách đồng bộ, nghiêm túc, phối hợp hài hòa với nhau trong xu thế vận động và phát triển, chắc chắn sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ giảng viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

KIẾN NGHỊ

Để thực hiện thành công một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tôi xin có một số kiến nghị sau:

- Cần tăng cường hơn nữa sự quan tâm của Đảng ủy, tổ chức Công đoàn đối với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên;

- Rà soát và phân loại đội ngũ giảng viên hiện nay để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ;

- Có chính sách ưu đãi, thu hút nhân tài, lôi cuốn động viên đội ngũ giảng viên toàn tâm, toàn lực tập trung giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học;

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư và khai thác các trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Hoàn thiện thư viện điện tử của trường đảm bảo các điều kiện nghiên cứu, học tập và giảng dạy;

- Thực hiện phải căn cứ vào thực trạng của nhà trường trong từng giai đoạn, thời gian cụ thể để tiến hành và triển khai các giải pháp đồng bộ, hợp lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học y dược tp hồ chí minh (Trang 94 - 104)