I Nhóm công việc 1 1 Mục tiêu
3.2.9. Kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên
Mục tiêu
- Giúp đội ngũ giảng viên tăng cường nhận thức, tăng cường công tác chuyên môn, kỹ năng giảng dạy… đó nâng cao được chất lượng đào tạo từ học sinh;
- Nhà trường nắm được chất lượng chuyên môn của giảng viên; phát hiện có kế hoạch quy hoạch những giảng viên có trình độ chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề;
- Xác định được kế hoạch lại, đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao và chuyên sâu, xác định được những giải pháp chiến lược và những giải ưu tiên…
Nội dung
Bất kỳ hoạt động nào muốn phát triển bền vững cũng đòi hỏi công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng nhằm góp phần thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục đào tạo. Đây là hoạt động quan trọng của công tác quản lý để có thể đánh giá được trình độ chuyên môn, trình độ nhận thức và khả năng thích ứng với công việc của giảng viên trong nhà trường. Việc tăng cường kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ là vô cùng quan trọng và cần thiết, qua đó nhà trường có được thông tin phản hồi và có kế hoạch, biện pháp điều chỉnh hợp lý và hiệu quả.
Việc kiểm tra đánh giá phải dựa vào các chuẩn mực đã quy định và được công khai, được phổ biến. Khi tiến hành kiểm tra, nhà trường đo lường đối chiếu kết quả từng cán bộ, giảng viên hoặc từng tổ bộ môn đã đặt ra.
Phải có chính sách khen thưởng, biểu dương cho các cá nhân, tập thể có thành tích và kịp thời uốn nắn điều chỉnh nếu có sai sót. Việc kiểm tra, đánh giá giúp mỗi bộ phận, mỗi giảng viên thấy được điểm mạnh, chưa mạnh và yếu kém để từ đó có biện pháp và kế hoạch khắc phục mặt yếu, phát huy mặt mạnh. Không có đánh giá kiểm tra, nhà trường sẽ không thể nào nhận định chính xác được chất lượng của đội ngũ giảng viên và nói cao hơn là chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường. Trong thực tế nếu không có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên sẽ làm cho giảng viên giảng dạy thụ động, làm việc sẽ không quan tâm cao đến kết quả, các quy định và văn bản pháp quy có tính bắt buộc đối với cán bộ, giảng viên không được tôn trọng và thực thi nghiêm túc.
Cách thực hiện
Tổ chức hội thảo xây dựng nội dung của công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên theo từng đơn vị chuyên môn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, tổ chức như phòng, khoa tổ bộ môn sau đó đưa ra nội dung và quy trình chuẩn. Thực hiện nội dung kiểm tra, đánh giá phải chú ý đến các vấn đề sau:
- Tuyên truyền, phổ biến cho đội ngũ giảng viên nhà trường thấy rõ tầm quan trọng của việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và xem công tác kiểm tra, đánh giá là đòn bẩy thúc đẩy;
- Xây dựng quy định và quy trình thao tác chuẩn về đánh giá quá trình, đánh giá kết thúc. Mục tiêu làm tăng tính chủ động tích cực học tập của sinh viên, đánh giá được kết quả trong quá trình và đánh giá được kết quả đầu ra;
- Triển khai công tác thanh tra đào tạo nội bộ định kỳ hàng năm. Các nội dung thanh tra: công tác giảng dạy của giảng viên và giáo viên. Hàng năm tổ chức bồi dưỡng giảng viên trẻ về phương pháp sư phạm y học, giảng dạy tích cực, theo
phương châm lấy sinh viên làm trung tâm. Tổ chức bình giảng, đánh giá của đồng nghiệp và sinh viên đối với công tác giảng dạy của giảng viên định kỳ hàng năm;
- Ban hành quy chế động viên khuyến khích mọi người trong việc thi đua học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ. Sắp xếp thời gian và kinh phí hỗ trợ cho cán bộ, giảng viên tham gia đào tạo bồi dưỡng các khóa tập trung dài hạn, ngắn hạn theo kế hoạch;
- Phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn thể cán bộ, giảng viên nhà trường về việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;
- Đưa công tác đào tạo bồi dưỡng thành các tiêu chí thi đua, khen thưởng kỷ luật, đưa vào nội dung xét thi đua hàng năm, xét phân loại giảng viên hàng năm làm cơ sở xét nâng bậc lương và nâng lương trước thời hạn theo quy định của nhà nước.
- Sau khi tổ chức kiểm tránh giá phải kịp thời có những biện pháp điều chỉnh nếu có sai sót, có biện pháp nhân rộng nếu thấy được ưu điểm nhằm nhấn mạnh hơn nữa cho mọi người thấy được tầm quan trọng của vấn đề.