Bảng 2-13: Thống kê kỹ năng sư phạm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học y dược tp hồ chí minh (Trang 58 - 61)

STT Nội dung Tỷ lệ (%)

Tốt Khá T.bình Yếu

1 Mục đích, yêu cầu của bài dạy trên phương diện kiến thức, kỹ năng, thái độ 42.45 38.19 14.22 4.14

2

Lựa chọn và phối hợp các phương pháp, hình thức tố chức giảng dạy phù hợp với từng bài giảng và đối tượng học

STT Nội dung Tỷ lệ (%)

Tốt Khá T.bình Yếu

3 Thiết lập môi trường học tập tích cực xem người học là trọng tâm 35.67 37.50 20.41 6.42 4 Xử lý tình huống sư phạm trong quá trình tổ chức dạy học. 31.88 46.98 17.18 3.96 5 Đánh giá kết quả học tập của sinh viên 62.55 28.53 6.61 2.31 6 Khả năng tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên 61.64 27.45 8.44 2.47

Theo kết quả điều tra, nhìn chung đội ngũ giảng viên Đại học Y Dược đã đáp ứng được tất cả các tiêu chí đề ra về kỹ năng sư phạm.

Tuy nhiên, có điểm đáng lưu ý là ở tiêu chí “Thiết lập môi trường học tập tích cực xem người học là trọng tâm” (03), bảng điều tra cho thấy kết quả gần như trãi đều ở các mức Tốt, Khá và Trung bình; tỷ lệ ở mức Yếu cũng ở mức thấp nhưng con số 6.42% cũng đáng lưu tâm. Nguyên nhân được nhận định là do lượng kiến thức quá nhiều, thời gian trên, lớp không đủ để giảng viên thiết lập môi trường học tập tích cực, mà chủ yếu là truyền thụ càng nhiều kiến thức càng tốt nhằm bắt kịp chương trình. Về giờ thực hành: hiện sinh viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu đang thực tập tại các bệnh viện lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có lưu lượng bệnh nhân rất đông, hầu hết là quá tải làm ảnh hưởng nhiều về mặt thời gian và không gian cần thiết cho môi trường học tập tích cực. Giảng viên chủ yếu làm mẫu cho sinh viên kiến tập nhiều hơn là sinh viên tự thực hành độc lập. Hơn nữa, người bệnh đỗ về các bệnh viện lớn đa phần đều là những ca khó - ca nặng, bệnh nhân và người nhà chỉ mong được gặp các thầy thuốc giỏi để chữa bệnh mà ít đồng thuận cho sinh viên thực tập. Nói theo kinh tế, người bệnh là người mua dịch vụ khám chữa bệnh, họ bỏ tiền ra để mua dịch vụ khám chữa bệnh và đa phần không đồng ý việc phải bỏ tiền ra để làm mẫu thực tập.

2.2.5. Thực trạng về kỹ năng tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng kiến thức củađội ngũ giảng viên đội ngũ giảng viên

Bảng 2-14: Thống kê kỹ năng tự nghiên cứu, bồi dưỡng kiến thức

STT Nội dung

Tỷ lệ (%)

Tốt Khá T.bình Yếu

1 Xác định được mục tiêu, nhu cầu của việc bồi dưỡng nâng cao trình độ 63.16 25.45 7.44 3.95 2 Lựa chọn được nội dung để tự học, tự bồi dưỡng 42.05 51.42 4.62 1.91 3 Kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ 53.02 35.88 8.61 2.49 4 Bố trí thời gian, phương pháp tự học, tự bồi dưỡng hợp lý 41.15 52.89 4.13 1.83

Khoa học, kỹ thuật và công nghệ ngày nay đang tiến những bước tiến dài, công nghệ truyền thông phát triển mạnh mẽ đòi hỏi tất cả mọi người phải luôn luôn học tập, tự trao dồi kiến thức để không bị tụt hậu. Nhìn được thực trạng trên, đội ngũ giảng viên nhà trường đã luôn luôn tìm nhiều biện pháp để cập nhật kiến thức mới, góp phần xây dựng xã hội học tập. Điều này đã được phản ánh trong kết quả điều tra với thang điểm khá cao về kỹ năng tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng kiến thức của đội ngũ giảng viên.

2.2.6. Thực trạng công tác nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên

2.2.6.1. Số lượng cán bộ cơ hữu của nhà trường tham gia thực hiên đề tài khoa học trong giai đoạn: từ năm 2003 đến năm 2008

Bảng 2-15: Thống kê các đề tài NCKH (2003-2008)

Số lượng đề tài

Số lượng cán bộ tham gia

Ghi chú Đề tài cấp NN Đề tài cấp Bộ Đề tài cấp trường

Từ 1 đến 3 đề tài 40 300 600

Từ 4 đến 6 đề tài 0 6 231

Trên 6 đề tài 0 01 180

Tổng số cán bộ

tham gia 40 307 1.011

Số lượng cán bộ, giảng viên tham giam gia nghiên cứu với số lượng từ 1 đến 3 đề tài khá đông, chủ yếu còn tập trung ở đề tài nghiên cứu cấp trường. Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và cấp Bộ chưa thu hút được sự đầu tư quan tâm, nghiên cứu. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan mà tôi chưa có dịp tìm hiểu để trình bày.

2.2.6.2. Số lượng bài của các cán bộ cơ hữu của nhà trường được đăng tạp chí trong giai đoạn: từ năm 2003 đến năm 2008

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học y dược tp hồ chí minh (Trang 58 - 61)