I Nhóm công việc 1 1 Mục tiêu
3.2.5. Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao và đào tạo chuyên sâu đội ngũ giảng viên cơ hữu
giảng viên cơ hữu
Mục tiêu
- Đào tạo đội ngũ giảng viên, cán bộ ngành y tế có tay nghề cao, có đạo đức nghề nghiệp, phục vụ cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và hợp tác quốc tế.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý có chuyên môn nghiệp vụ cao, có năng lực nghiên cứu khoa học.
Trong Quy hoạch tổng thể Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009-2015 và định hướng 2020, mục tiêu của nhà trường là “xây dựng Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là Đại học – nghiên cứu Y Dược trọng điểm quốc gia, một trung tâm hàng đầu của quốc gia và khu vực về đào tạo, nghiên cứu khoa học và khoa học công nghệ, triển khai cung cấp các dịch vụ y tế và y học chất lượng cao cho các tỉnh phía Nam”; theo đó “đó chú trọng đào tạo cán bộ ngành y tế có tay nghề cao, có đạo đức nghề nghiệp, phục vụ cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và hợp tác quốc tế”, và “xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý có chuyên môn nghiệp vụ cao, có năng lực nghiên cứu khoa học”.
Công tác đào tạo chuyên sâu của nhà trường được Phòng Sau đại học đảm trách qua công tác mở các khóa, các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn về chuyên môn y khoa.
Bảng 3-3: Đào tạo sau đại học gồm các chương trình sau:
STT Các lớp đào tạo Thời gian đào tạo
1 Bác sĩ nội trú 3 năm
2 Bác sĩ Chuyên khoa 1 2 và 4 năm
3 Bác sĩ Chuyên khoa 2 2 và 4 năm
4 Dược sĩ Chuyên khoa 1 2 và 4 năm
5 Dược sĩ Chuyên khoa 2 2 và 4 năm
6 Thạc sĩ Y học 2 năm
7 Thạc sĩ Dược học 2 năm
8 Tiến sĩ Y học 3 và 4 năm
9 Tiến sĩ Dược học 3 và 4 năm
Ngoài ra, nhà trường không ngừng xây dựng kế hoạch kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, xây dựng kế hoạch tăng cường và mở rộng hợp tác
quốc tế, liên kết đào tạo nhằm chuyển giao công nghệ; tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để hỗ trợ hoạt động đào tạo, chuyển giao khoa học - công nghệ, liên kết giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi giảng viên và sinh viên, từng bước hình thành một trung tâm đào tạo quốc tế có uy tín trong nước và trong khu vực.
Hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trường có những chương trình hợp tác với nhiều tổ chức, hiệp hội quốc tế.
Bảng 3-4: Các tổ chức, hiệp hội hợp tác với Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
STT Tổ chức,
hiệp hội Diễn giải
1 AUPELF-UREF, AUF
Mạng các trường Ðại học có sử dụng tiếng Pháp. Trường có 3 nhóm lớp dạy tiếng Pháp cho sinh viên chọn lựa học tiếng Pháp ở Khoa Y, Khoa Răng Hàm Mặt và Khoa Dược.
2 CIDMEF Hiệp hội các Khoa trưởng Khoa Y sử dụng tiếng Pháp với các hoạt động về đào tạo y khoa liên tục, về thư viện sách, thư viện điện tử.
3 ASEA-UNINET Mạng các trường Ðại học ở Ðông Nam Á. 4 WONCA Hiệp hội thầy thuốc gia đình thế giới. 5 SIDA Tổ chức phát triển quốc tế của Thụy Ðiển.
6 SIF Tổ chức của Singapore giúp các nước về mặt y tế. 7 Materra Hiệp hội của Ðức về bảo vệ bà mẹ và Trẻ em.
8 DAAD Tổ chức trao đổi hàn lâm của Ðức
nghiên cứu. Quan hệ trao đổi giảng viên và sinh viên, phối hợp mở các lớp huấn luyện chuyên khoa với nhiều nước: Pháp, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Ðức, Áo, Hà Lan, Nhật, Thái Lan, Singapore, Campuchia v.v...
Bảng 3-5: Các trường Đại học, Viện nghiên cứu có quan hệ hợp tác với Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
STT Quốc gia Trường Đại học, Viện nghiên cứu
1 Pháp Ðại học Aix Marseille II, Ðại học Bordeaux II, Ðại học Nantes, Ðại học Paris. Ðại học Rennes, Ðại học Strasbourg
2 Hoa Kỳ
Ðại học UCLA, Ðại học UCSF, Ðại học Kentucky, Ðại học Houston, Ðại học Baylor, Viện trao đổi y khoa quốc tế, Ủy ban Khoa Học Hoa Kỳ hợp tác với VN, Viện Hàn lâm Hoa Kỳ về phẫu thuật Ðầu- Mặt-Cổ
3 Hà Lan Dự án Tăng cường giảng dạy tại 4 khoa y Việt Nam và Tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng tại 8 trường y Việt Nam
4 Nhật Ðại học Y Nha khoa Tokyo
5 Úc Ðại học Adelaide Canada: Ðại học Montreal
6 Thái Lan Ðại học Chulalongkorn, Ðại học Mahidol, Ðại học Burapha
Phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lý, đặc biệt tăng dần quy mô và chất lượng đào tạo sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ và đào tạo chuyên khoa). Thực hiện triệt để phương pháp giảng dạy tích cực với phương châm “dạy cách học, phát huy tính chủ động của người học”. Từng bước hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy và quốc tế hóa chương trình đào tạo.
Cách thực hiện
Để thực hiện mục tiêu đào tạo nâng cao và đào tạo chuyên sau đội ngũ giảng viên, nhà trường đề ra các giải pháp cụ thể cần thực hiện đối với đào tạo và xây dựng đội ngũ giảng viên như sau:
- Nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo cán bộ y dược ở các trình độ được cấp thẩm quyền cho phép (đại học, cao đẳng, sau đại học, trung cấp), kết hợp với đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao, chuyên sâu và chuyển giao công nghệ.
- Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến đáp ứng với công tác giảng dạy cho sinh viên, học viên;
- Tiến hành rà soát đội ngũ giảng viên hiện có ở các khoa, phòng, bộ môn ở trường để lập kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ.
- Lựa chọn các giảng viên thích hợp để có kế hoạch cử đi đào tạo tại các lớp ngắn hạn hoặc học sau đại học theo đúng chuyên ngành định hướng.