3 Nghiên cứu sinh bảo vệ thành công
2.1.7. Mục tiêu phát triển của Đại học Y Dược đến năm
Định hướng phát triển số lượng và chất lượng giảng viên:
Định hướng tỉ lệ giảng viên/kỹ thuật viên/nhân viên: 60/20/20.
Phát triển đủ số lượng giảng viên và đảm bảo tỉ lệ có trình độ sau đại học theo quy hoạch, đảm bảo tỉ lệ giảng viên/sinh viên theo quy định trong lĩnh vực đào tạo y dược (1/10) với quy mô đào tạo dự kiến như sau:
- Tăng dần quy mô ở tất cả các bậc đào tạo đại học và sau đại học hàng năm từ 10 – 15%, đến năm 2015 đạt quy mô theo quy đổi là 17.000 SV và năm 2020 đạt quy mô 25.000 sinh viên/năm cân đối cho các chuyên ngành;
- Quy hoạch và đẩy nhanh tốc độ đào tạo giảng viên có trình độ Sau đại học thông qua các dự án đào tạo, hợp tác song phương, tập trung cho các khoa có tỉ lệ giảng viên tốt nghiệp Sau đại học còn thấp: Khoa Điều dưỡng Kỹ thuật Y học, khoa Y học Cổ truyền, Khoa Khoa học cơ bản.
Mục tiêu đạt tỉ lệ cơ cấu giảng viên đến cuối năm 2015:
- Số lượng giảng viên có trình độ Sau đại học : đạt > 85% - Số lượng giảng viên có trình độ Tiến sĩ : đạt > 30% - Số lượng giảng viên có trình độ GS, PGS : đạt > 15%
Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
Quy hoạch cán bộ lãnh đạo trường/khoa giai đoạn 2010-2015 đảm bảo đúng quy định và đúng quy trình; theo hướng dẫn công tác quy hoạch và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Y tế.
Lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo liên tục cho cán bộ quản lý, giảng viên và kỹ thuật viên. Hàng năm lập kế hoạch thực hiện “tuần đào tạo liên tục”, các nội dung cần tập trung:
Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên để sử dụng tốt ngoại ngữ trong đào tạo và NCKH.
Đào tạo về sư phạm y học, phương pháp giảng dạy tích cực.
Bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng về quản lý, quản trị trường đại học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế cho cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục & Đạo tạo, Bộ Y tế (2010-2012).
Bồi dưỡng, cập nhật kỹ thuật, kiến thức mới cho giảng viên và kỹ thuật viên để cập nhật nâng cao trình độ nhằm phục vụ công tác giảng dạy tốt hơn.