Xây dựng kế hoạch đào tạo lại – đào tạo liên tục đội ngũ giảng viên cơ hữu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học y dược tp hồ chí minh (Trang 78 - 80)

I Nhóm công việc 1 1 Mục tiêu

3.2.4. Xây dựng kế hoạch đào tạo lại – đào tạo liên tục đội ngũ giảng viên cơ hữu

cơ hữu

Mục tiêu

Đào tạo lại giúp đội ngũ giảng viên hình thành và phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ mới để có cơ hội học tập thêm một lĩnh vực chuyên môn hoặc nhằm phù hợp với công việc thực tiễn mới tại trường.

Đào tạo liên tục nhằm mục tiêu đào tạo bồi dưỡng để giảng viên cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn để thực hiện tốt hơn trách nhiệm mình đang đảm nhận.

Nội dung

Chất lượng đội ngũ giảng viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng kiến thức, kỹ năng và thái độ ngành nghề mà họ được trang bị. Đối với giảng viên nói chung, giảng viên các trường đào tạo nguồn nhân lực y tế nói riêng thì phẩm chất đạo đức và tri thức khoa học là công cụ thiết yếu quan trọng trong công tác giảng dạy. Thực tế nền khoa khoa học kỹ thuật và công nghệ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, tất cả những gì chúng ta được trang bị hiện nay sẽ nhanh chóng bị lạc hậu, lỗi thời. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giảng viên phải luôn luôn được tiến hành thường xuyên một cách có kế hoạch và khoa học nhằm tạo điều kiện giúp họ được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới.

Nền kinh tế khoa học kỹ thuật và công nghệ là nền kinh tế đưa con người tập trung vào chuyên môn, mỗi cá nhân tập trung nghiên cứu một lĩnh vực riêng. Sinh viên tốt nghiệp được trang bị một khối lượng kiến thức chung, khi ra trường không nhất thiết đò hỏi phải làm việc được ngay mà phải qua công tác đào tạo lại nhằm trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc phù hợp với môi trường mới.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Bùi Văn Ga: “Đào tạo lại cho sinh viên là bình thường. Đào tạo lại không phải là học lại chương trình Đại học, Cao đẳng mà sinh viên sau khi ra trường xin đến các cơ quan, xí nghiệp,… được đào tạo để phù hợp với môi trường mới tại nơi họ xin việc, làm việc.”

Theo đó, đào tạo lại đội ngũ giảng viên không có nghĩa là đội ngũ giảng viên không có chất lượng chuyên môn mà là trang bị trở lại kiến thức chuyên môn cho đội ngũ giảng viên nhằm phù hợp với với điều kiện và yêu cầu giảng dạy của nhà trường. Không có cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp công ty có quy mô nào mà không có đào tạo lại. Các doanh nghiệp lớn như Pepsi, Coca Cola hay tập đoàn viễn thông Viettel cũng dành nhiều thời gian cho công tác đào tạo lại. Đào tạo là cung cấp kiến thức, đào tạo lại là cung cấp kiến thức đã được đào tạo nhưng chưa phù hợp với thực tế công việc của đơn vị.

Đào tạo liên tục là giai đoạn tiếp theo của đào tạo lại. Theo Thông tư Thông tư 07/2008/TT-BYT ngày 25/5/2008 của Bộ Y tế hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế:

- “Đào tạo liên tục là các khóa đào tạo ngắn hạn bao gồm đào tạo bồi dưỡng để cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận; đào tạo lại, đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ thuật và những khoá đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác của ngành y tế mà không thuộc hệ thống bằng cấp quốc gia.”

- “Tất cả cán bộ y tế đang hoạt động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam phải được đào tạo cập nhật về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Thời gian được đào tạo mỗi năm tối thiểu là 24 giờ thực học. Trong 05 năm mỗi cán bộ y tế phải tham gia học tập và tích luỹ đủ thời gian đào tạo liên tục ít nhất là 120 giờ thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đang hành nghề. Thủ trưởng đơn vị y tế có trách nhiệm xem xét cho phép tiếp tục công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn với những người không tích luỹ đủ thời gian học trong 5 năm công tác.”

tri thức của nhân loại sẽ đổi mới khoảng 50% trong một chu kỳ thời gian là 2,5 năm. Tốc độ này còn có thể nhanh hơn đối với y khoa. Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp trường y, kiến thức học được nếu không được ôn tập, sử dụng cũng sẽ mất đi theo thời gian. Do đó, nếu không có những hoạt động học tập củng cố kiến thức đã được dạy và cập nhật các thông tin kiến thức mới, nhân viên y tế sẽ không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Cách thực hiện

Hiện nay, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai các lớp đào tạo liên tục từ nhiều nguồn kinh phí hợp pháp, hợp lý theo đúng theo tinh thần của Thông tư 07/2008/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Bộ Y tế hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế. Tuy nhiên, để phát triển mạnh hơn nữa, Nhà trường cần phải thường xuyên tiến hành mở các lớp đào tạo lại, đào tạo liên tục đội ngũ giảng viên và thông qua các khoa, nhà trường cần phải tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá nhằm phân loại đội ngũ giảng viên từ đó có kế hoạch quy hoạch và thực hiện đào tạo thích hợp.

Chương trình đào tạo lại, đào tạo liên tục phải có hướng liên thông với chương trình chính quy theo số tín chỉ của một chương trình sau đại học như: chuyên khoa định hướng, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 để người học có thể tích lũy số tín chỉ và được xét miễn giảm khi tham gia học lấy bằng sau đại học ngành y tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học y dược tp hồ chí minh (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w