Nâng cao năng lực sư phạm, kiến thức hỗ trợ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học y dược tp hồ chí minh (Trang 88 - 92)

I Nhóm công việc 1 1 Mục tiêu

3.2.8. Nâng cao năng lực sư phạm, kiến thức hỗ trợ

Mục tiêu

- Tạo điều kiện cho giảng viên tiếp cận được những nghiệp vụ sư phạm cơ bản vì giảng viên ngành y không phải được đào tạo từ những trường sư phạm;

- Trang bị cho giảng viên kỹ năng phát triển và sử dụng phương pháp giảng dạy tương tác và các phương pháp học tích cực nhằm hướng cho sinh viên chủ động tự điều khiển quá trình tiếp thu tri thức;

nhằm đa dạng hóa kiến thức đồng thời nhằm hình thành ở giảng viên những khả năng cần thiết quản lý được sự thay đổi của môi trường hiện đại. Do đó, cần có những khóa liên kết bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm về cách thiết kế bài giảng và phát triển giảng dạy nhằm hướng đến việc cải tiến hiệu quả các môn học và chương trình đào tạo.

Nội dung

Đội ngũ giảng viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đa phần là những người làm công tác chuyên môn về y tế nên những nghiệp vụ về sư phạm, các phương pháp dạy học, kỹ năng sư phạm khá hạn chế. Do đó, công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên nhà trường là rất cần thiết.

Khoa học công nghệ và thông tin phát triển mạnh mẽ là cơ hội cho chúng ta tiếp cận nền tri thức mới của nhân loại nhưng cũng là thách thức. Nếu chúng ta không liên tục cập nhật thông tin, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trao dồi kỹ năng về ngoại ngữ - tin học thì chúng ta dễ dàng bị tụt hậu phía sau và không có đủ nguồn kiến thức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác đào tạo nguồn nhân lực thời đại.

Nước ta đang hội nhập, hợp tác với nhiều nước trên thế giới, tài liệu về y khoa đều là tài liệu từ nước ngoài, quá trình đào tạo chuyển giao công nghệ đều thực hiện với nước ngoài. Vì vậy, ngoại ngữ là công cụ chủ đạo tối quan trọng để khai thác nguồn tài liệu phong phú của nước ngoài nhằm cập nhật kiến thức tiên tiến về chuyên môn, nghiệp vụ.

Nhà trường đã có trung tâm ngoại ngữ nhưng đội ngũ giảng viên của trung tâm ngoại ngữ đa phần không có nhiều kiến thức về chuyên ngành y dược cho nên hoạt động của trung tâm chỉ dừng lại ở việc đào tạo những kỹ năng cơ bản mà chưa thể đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn. Đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ nguyên ngành chưa được phát huy hiệu quả vì thiếu tính chuyên nghiệp, những giảng viên am hiểu chuyên môn ngành nghề nhưng lại thiếu những kỹ năng cần thiết về ngoại ngữ. Ngược lại, những

giảng viên giỏi ngoại ngữ lại không chuyên nhiều về kiến thức chuyên môn ngành nghề. Do đó, chuyên việc cập nhật kiến thức chuyên môn từ tài liệu nước ngoài của đội ngũ giảng viên đa phần chỉ dựa vào những tài liệu đã được biên dịch, giảng viên sẽ không thể nắm bắt được nội dung gốc, những tài liệu về mặt chủ quan và khác quan sẽ có số sai sót trong quá trình biên dịch.

Song song với bồi dưỡng ngoại ngữ là chủ trương tin học hóa trong hoạt động giảng dạy. Công nghệ thông tin hiện nay đã có ứng dụng hiệu quả trong tất cả các vĩnh vực của con người, từ ứng dụng cho quân sự dân sự, kinh tế, đời sống cho đến nghiên cứu khoa học…

Ứng dụng công nghệ thông tin một cách khoa học vào giảng dạy học sẽ tác động mạnh mẽ tới quá trình giáo dục. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác, mang tích chủ động tích cực.

Nhà trường cần tổ chức các buổi hướng dẫn khai thác ứng dụng công nghệ thông tin từ các phần mềm dạy học, các bài giảng điện tử … hướng dẫn những kỹ năng cần thiết giúp giảng viên thao tác tự tạo được phương tiện dạy học cho riêng mình, hướng dẫn kỹ năng ứng dụng công thông tin vào quá trình tự học, tự nghiên cứu, tự chiếm lĩnh tri thức nhân loại. Trang bị đầy đủ máy vi tính, cùng những thiết bị thích hợp các khoa, phòng, bộ môn, tạo điều kiện cho giảng viên học tập và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác.

Cách thực hiện

* Về kỹ năng sư phạm:

Nhà trường cần tổ chức những lớp tập huấn, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, trên kế hoạch đã được xây dựng từ đầu năm học của nhà trường cũng như kế hoạch của Khoa, Bộ môn về các nội dung sau:

+ Chuẩn bị trước khi lên lớp

+ Kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học

+ Tổ chức một buổi lên lớp

+ Các phương pháp đánh giá học sinh, kỹ năng vận dụng các phương pháp đánh giá học sinh

+ Kỹ năng viết giáo trình, tài liệu giảng dạy…

Bên cạnh đó, nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hội thảo để nâng cao năng lực thực hành giảng dạy và hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên ngành y dược. Để hội thảo đạt chất lượng chuyên môn cao, nhà trường cần định hướng cho các tổ chuyên môn chủ động tổ chức các hội thảo theo từng chuyên đề, như đổi mới phương pháp dạy học, nêu và giải quyết vấn đề… Qua đó, giúp bổ sung kiến thức sư phạm và học tập trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cho giảng viên.

* Về kiến thức bổ trợ:

- Nhà trường nên thành lập những nhóm giảng viên nồng cốt am hiểu chuyên môn sẽ hỗ trợ trung tâm ngoại ngữ tổ chức những lớp đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành cho đội ngũ nhân viên, giảng viên được chọn lọc. Trung tâm ngoại ngữ của nhà trường đặt mục tiêu đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành là trọng tâm, đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ nền tảng cho nhân viên, giảng viên là cần thiết. Thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ngoại ngữ khuyến khích rộng rãi đối với toàn thể đội ngũ giảng viên, nhân viên nói chung tham gia và buộc tham gia đối với những giảng viên, nhân viên phụ trách chuyên môn mà công việc đòi hỏi phải thường xuyên sử dụng ngoại ngữ phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo. Cùng với việc mở các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, nhà trường cần chủ động tạo điều kiện cho giảng viên tiếp xúc, thảo luận với các chuyên gia nước ngoài, tham quan học tập ở nước ngoài để nâng cao trình độ ngoại ngữ và vừa nhằm tăng cường hiểu biết về chuyên môn.

- Nhà trường nên thường xuyên tổ chức những khóa học ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy và nghiên cứu. Cần thiết phải xây dựng những giáo trình riêng cho từng nhóm cán bộ, giảng viên về những ứng dụng tin học thông dụng cần thiết thực tế trong công việc nhằm hạn chế lãng phí thời gian, công sức học tập mà lại không có ứng dụng thực tế. Cụ thể, giảng viên chuyên ngành y dược không cần phải có chứng chỉ B vi tính, cái mà họ cần là những kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính, về tính điểm - thống kê, về khả năng sử dụng internet truy cập thông tin trên mạng và soạn giáo trình điện tử, một chút kiến thức cần thiết về xử lý ảnh, xử lý âm thanh và phim phục vụ công tác soạn giáo trình điện tử chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học y dược tp hồ chí minh (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w