Phơng thức và hình thức đào tạo bồi dỡng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 77 - 81)

- Cách thức thực hiện: CBQL trờng THPT đợc lựa chọn, bổ nhiệm theo

3. Phơng thức và hình thức đào tạo bồi dỡng

- Trên thế giới, việc bồi dỡng nhà giáo và CBQLGD thờng đợc tiến hành theo các phơng pháp: Phơng pháp lấy chuyên gia làm trung tâm, lấy phơng tiện

làm trung tâm, lấy học viên làm trung tâm. Đối với CBQL nên kết hợp giữa ph- ơng pháp lấy học viên làm trung tâm và tự bồi dỡng của họ là chủ yếu.

- Về hình thức đào tạo, bồi dỡng cần tập trung vào các hình thức: Đào tạo và tự đào tạo; Đào tạo một cách hệ thống và đào tạo mang tính bổ sung, cập nhật; Đào tạo bồi dỡng tập trung và không tập trung; Đào tạo bồi dỡng theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ; Đào tạo bồi dỡng tại cơ sở đào tạo và tại nơi làm việc; Đào tạo bồi dỡng theo hình thức từ xa... tăng cờng bồi dỡng tại nơi làm việc và tự bồi dỡng là chủ yếu.

3.2.4. Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ

Chế độ, chính sách đối với cán bộ nói chung, CBQL trờng THPT nói riêng là một nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lợng cán bộ. Chế độ, chính sách đảm bảo, hợp lý có tác dụng là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Động lực ấy đợc tạo nên bởi sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích vật chất và tinh thần, phù hợp với bản chất nhân văn của chế độ và điều kiện phát triển chung của xã hội, đem lại sự công bằng và bình đẳng hơn; thể hiện rõ sự quan tâm, của Đảng, Nhà nớc, xã hội..., đối với cán bộ. Do vậy, việc nâng cao chất lợng đội ngũ CBQL trờng THPT phải gắn liền với việc thực hiện các chế độ, chính sách hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu: Khuyến khích vật chất đi đôi với xây dựng lý tởng, hoài bão cách mạng, động viên tinh thần phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của địa phơng và đảm bảo công bằng xã hội, khuyến khích những ngời làm việc có năng suất, chất lợng và hiệu quả, phát huy tài năng của đội ngũ CBQL.

Chế độ, chính sách đúng, hợp lý sẽ thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển, khuyến khích tính tích cực, sự hăng hái, phấn khởi, cố gắng, yên tâm với công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, phát huy đợc sáng tạo, thu hút đợc nhân tài, làm cho nội bộ đoàn kết nhất trí, mọi ngời đồng tâm hiệp lực. Ngợc lại, chế độ chính sách không hợp lý hoặc sai lầm sẽ kìm hãm, triệt tiêu động lực, cản trở sự phát triển, nội bộ mất đoàn kết, nảy sinh nhiều tiêu cực

Để tạo động lực phấn đấu, đáp ứng những đòi hỏi cao của xã hội cho CBQL tr- ờng THPT cần chú ý thực hiện chế độ chính sách cán bộ :

- Đầu t thích đáng cho việc đào tạo, bồi dỡng những giáo viên u tú có năng lực quản lý trở thành CBQL giỏi. Nguồn đầu t gồm từ ngân sách Nhà nớc, kinh phí của các tổ chức, Đoàn thể cũng nh các lực lợng xã hội khác tham gia vào quản lý nhà trờng đựơc sử dụng hiệu quả nhất. Có chính sách hỗ trợ cho CBQL nâng cao trình độ học vấn, trình độ chính trị, nghiệp vụ quản lý.

- Đầu t kinh phí, tăng cờng trang bị các phơng tiện, điều kiện làm việc cho CBQL các nhà trờng theo hớng hiện đại hóa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

- Đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần: Cần tạo điều kiện quan tâm về vật chất và tinh thần cho CBQL, có chế độ u đãi để bồi dỡng giữ gìn sức khoẻ. Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý giao lu học tập kinh nghiệm tiên tiến trong và ngoài nớc.

- Phân cấp mạnh mẽ về quản lý tổ chức cán bộ cho CBQL trờng học để nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao trình độ quản lý.

- Tăng cờng công tác thi đua, khen thởng trong từng trờng và trong phạm vi toàn huyện. khen thởng kịp thời đi đôi với khuyến khích bằng vật chất những CBQL nhà trờng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng thời xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những CBQL vi phạm kỷ luật.

- Chính sách cán bộ đợc thực hiện thống nhất từ trung ơng đến cơ sở, tuy nhiên tuỳ tình hình thực tế của từng địa phơng để có chính sách u đãi đối với CBQL giỏi, đào tạo thu hút nhân tài, chính sách cán bộ nữ...

Quản lý là một nghề, vì vậy nghề này cũng cần đợc đào tạo và quan tâm nh những nghề khác. Đào tạo trớc khi bổ nhiệm, bổ nhiệm gắn với quyền lợi và trách nhiệm; cải tiến tiền lơng của CBQL.

3.2.5. Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý

Trong thời đại CNH-HĐH, thời đại công nghệ thông tin hiện nay, thông tin và tri thức là cơ sở cho việc ra quyết định và hành động. Chất lợng của các quyết định, hiệu quả của các hành động phụ thuộc vào số lợng và chất lợng của thông tin. Sử dụng nhiều thông tin và tri thức trong quá trình thực hiện công việc sẽ đạt đợc chất lợng và hiệu quả tốt hơn. Thông tin có vai trò rất quan trọng trong sản xuất, trong quản lý, điều hành, cũng nh trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Thông tin giúp cho CBQL làm việc khoa học hơn. Thông tin giúp cho CBQL có những dữ liệu sau:

Các dữ liệu khoa học về giáo dục; các cơ quan, tổ chức trong hệ thống giáo dục có chức năng thu thập, xử lý, cung cấp và lu giữ các dữ liệu giáo dục; Các yếu tố vật chất và kỹ thuật tham gia vào quá trình thông tin. Các phần tử này có quan hệ và thống nhất theo những chế định của Nhà nớc, của các chủ thể quản lý, nhằm cung cấp thông tin thực hiện các chức năng quản lý trong một hệ thống giáo dục. Việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhằm mục đích: Cung cấp những thông tin cần thiết đáng tin cậy và kịp thời để làm kế hoạch và ra quyết định quản lý; Cung cấp một cơ chế bằng thiết lập ngân hàng dữ liệu ở cấp quốc gia và cấp cơ sở để làm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về thông tin; Tăng cờng khả năng quản lý, xây dựng kế hoạch và kiểm soát các luồng thông tin; Thống nhất về nội dung thu thập, thống kê, xử lý và báo cáo thông tin của toàn hệ thống giáo dục. Vì vậy, lãnh đạo huyện, phòng GD & ĐT, bản thân hiệu trởng cần phải xây dựng hệ thống thông tin để hỗ trợ công tác quản lý. Trớc mắt, theo chúng tôi cần:

- Tăng cờng lực lợng của cơ sở về trách nhiệm và thực hiện các thống kê, cung cấp thông tin giáo dục.

- Tạo ra các bản tin về dữ liệu và các thống kê khác cần thiết cho các hoạt động quản lý.

- Tin học hóa hệ thống thông tin quản lý giáo dục để phục vụ nhanh chóng và chính xác nhu cầu về thông tin quản lý.

- Xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu một cách thống nhất và có hệ thống ở mọi cấp quản lý.

- Thành lập trung tâm thông tin để phục vụ thống nhất tất cả các dữ liệu. - Bồi dỡng cán bộ quản lý có khả năng tốt về sử dụng công nghệ thông tin;

- Hớng dẫn, xây dựng hệ thống các th mục điện tử, lu dữ liệu các thông tin cần thu thập và truy xuất khi cần thiết nh: Các văn bản của Bộ, Tỉnh, Sở, Huyện; Các văn bản phân loại theo nội dung: Quy chế chuyên môn, điều lệ, chế độ chính sách, công tác tổ chức, văn bản chỉ đạo; Các thông tin về đơn vị trờng học.

Nội dung:

1) Hệ thông tin quản lý học sinh, cán bộ, giáo viên 2) Hệ thông tin quản lý nội dung, chơng trình đào tạo

3) Hệ thông tin quản lý về thi hành luật pháp, pháp chế thanh tra trong giáo dục

4) Hệ thông tin quản lý tài chính; Hệ thông tin quản lý cơ sở vật chất và thiết bị

5) Hệ thông tin kế hoạch và mạng lới 6) Hệ thông tin về cộng đồng và xã hội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w