Điểm nhìn toàn thông

Một phần của tài liệu Những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết r tagore (Trang 56 - 61)

Đây là điểm nhìn phổ biến, nổi bật trong tiểu thuyết cũng nh trong rất nhiều truyện ngắn của R. Tagore. Ngời viết, ngời kể chuyện luôn hiện lên nh một con ngời thông tuệ có khả năng am hiểu hoàn toàn về thế giới mình kể, am hiểu cả hành động bên ngoài lẫn nội tâm bên trong của nhân vật. Ngời kể chuyện luôn biết nhiều hơn và nói nhiều hơn bất cứ nhân vật nào trong tác phẩm. Đây là hình thức điểm nhìn phổ biến trong văn học trung đại. Ngời kể chuyện giống nh một vị thần, có khả năng thấy nhân vật làm, nghe đợc nhân vật nói, hiều hết mọi điều nhân vật nghĩ, theo dõi đầy đủ những bớc đờng, những đoạn rẽ ngoặt của họ. Với cái nhìn thông suốt đó, ngời kể chuyện kể lại mọi việc với một thái độ khách quan trung tính. Trong văn xuôi hiện đại, nhiều nhà văn đã sử dụng lối trần thụât theo điểm nhìn này.

L. Tôlstoi khi mới đặt bút viết Cái chết của Ivan ilich có ý đính sử dụng cách kể theo điểm nhìn của một viên chức trong tay anh ta có cuốn nhật ký của Ivan Ilich. Nhng sau đó ông quyết định kể lại câu chuyện theo điểm nhìn biết hết của ngời kể chuyện từ ngôi thứ ba. Trong th gửi con gái, ông viết: “Cần phải viết từ điểm nhìn biết hết của ngôi thứ ba, nếu không sẽ bị lúng túng”. Với L. Tolstoi, nghệ thuật là sự lựa chọn các khả năng thay thế và trong sự lựa chọn đầy khổ cực ấy có sự lựa chọn điểm nhìn kể chuyện. Trong tác phẩm này ngời kể chuyện không xuất đầu lộ diện, anh ta dờng nh đứng trên tất cả những mối quan hệ của nhân vật để ghi lại một cách chi tiết, tỉ mỉ về những buồn vui sớng khổ, suy t... của Ivan ilich. Kết thúc tác phẩm ngời kể chuyện bày tỏ sự đánh giá của mình: “Câu chuyện về cuộc đời đã qua của Ivan ilich là một câu chuyện đơn giản, bình thờng nhất và khủng khiếp nhất. Nếu nh ngời kể chuyện ngoài đời là một ngời cụ thể, hữu hình, có hình hài, giọng nói, điệu bộ... thì đến ngời kể chuyện nghệ thuật tất cả những yếu tố hữu hình, cụ thể này đều đợc chuyển vào trong văn bản thông qua hệ thống thủ pháp nghệ thuật. Vì vậy, ngời kể chuyện là ngời định giá t tởng thẩm mĩ của tác phẩm, là một “hình tợng thái độ” (chữ dùng của Uspensky). Ngời trần thuật thống nhất nhng không đồng nhất với tác giả nếu hình tợng tác giả là “cái đợc biểu hiện ra trong tác phẩm một cách đặc biệt” [49, 107] và biểu hiện chủ yếu ở “cái nhìn riêng độc đáo nhất quán có ý nghĩa t tởng đạo đức, thị hiếu, giọng điệu trần thuật, gồm cả phần giọng điệu nhân vật; và ở sự miêu tả hình dung của tác giả đối với chính mình” [49, 109] thì hình tợng ngời trần thuật là hình bóng của tác giả tạo thành một khoảng cách nhất định giữa ngời kể và truyện kể, hay có thể gọi đó là ngời kể toàn thông (thờng gặp ở trờng hợp trần thuật đợc nhân vật hóa một cách sống động trong tác phẩm. Hình tợng tác giả, do vậy là khái niệm rộng hơn hình tợng ngời trần thuật, tức là t tởng của tác giả rộng hơn t tởng của ngời kể chuyện. Thứ hai, ngời kể chuyện không đồng nhất với tác giả bởi trong ngời kể chuyện vừa có mặt chủ quan vừa có mặt khách quan. Ngời kể chuyện không chỉ mang

thái độ chủ quan của tác giả mà còn mang trong mình nội dung khách quan của thế giới đợc phản ánh.

Nằm trong phạm trù tiểu thuyết truyền thống, hình tợng ngời kể chuyện trong Đắm thuyền và Nàng Binôdini của R. Tagore xuất hiện ở ngôi thứ ba, là kể về ngời khác không nhân vật hoá. Đọc Đắm thuyền ta dễ dàng nhận thấy sự chi phối của yếu tố ngẫu nhiên đối với viêc sử dụng ngôi kể. Yếu tố ngẫu nhiên là những điều bất ngờ đột ngột xảy ra trong lộ trình phát triển và tính cách nhân vật. Nhân vật do đó hòan toàn bị động, không ý thức, không làm chủ và bao quát mọi biến cố. Tất cả nhân vật trong Đắm thuyền hòan toàn không ngờ đến những tình huống éo le trắc trở xảy đến với mình. Sự xuất hiện của ngời ngoài cuộc là điều dễ hiểu. ở Đắm thuyền, hình tợng ngời trần thuật vừa khách quan (tôn trọng đến mức tối đa quá trình phát triển của sự kiện và số phận - tính cách - tâm lý nhân vật) vừa chủ quan (qua điểm đánh giá về nhân vật và giữ “nhịp” kể) trong quá trình trần thuật với tính chất đó, mà hình tợng ngời trần thuật vừa thể hiện rõ sự thấu suốt, quán xuyến với toàn bộ cốt truyện, vừa gây đợc tính bất ngờ, đột biến từ các sự kiện đơn lẻ. Chúng đan cài vào nhau, khiến cho cảm quan về “thời quá khứ” không còn. Độc giả nh đang đợc chứng kiến, đang sống trong thực tại đầy biến động cùng với nhân vật. Hình tợng ngời trần thuật ở đây có vai trò toàn năng đối với mọi diễn biến của tác phẩm, làm chủ sự vận động, phát triển của mạch truyện. Sự tham dự của ngời kể khá rõ ràng. Đó là ngời chứng kiến, tái hiện, xâu chuỗi, tổ chức cốt truyện từ rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên. ở đây hình tợng ngời trần thuật đứng cao hơn nhân vật. Tuy nhiên, đó không phải là cái nhìn từ trên cao nhìn xuống với hàm ý khinh thờng mà là một cái nhìn của một ngời đạt đến sự thông suốt, thấu hiểu quy luật vận động của vũ trụ và vạn vật với một tình yêu thiết tha cuộc sống con ngời. Thấp thoáng đằng sau đó là hình tợng ngời trần thuật - hình tợng của R. Tagore, ngời mang trong mình minh triết phơng Đông thấu hiểu mọi biến dịch khôn lờng của cuộc sống. Có thể thấy rõ điều này qua những trích dẫn sau đây: “Theo các nhà chiêm tinh,

sau cái ngày ấn định lễ cới là cả một năm rủi ro, nên Ramesh nảy ra ý nghĩ khi cái ngày định mệnh ấy qua đi anh sẽ lại có cả một năm tạm yên ổn” [52, 19]; “Một đằng là sự yên tĩnh vĩnh hằng của vô hạn, đằng khác là sự xung đột không ngừng của cuộc đời! Làm sao hai đằng có thể tồn tại bên nhau đợc! Bị những nỗi khó khăn riêng ám ảnh, Ramesh thôi không nghiền ngẫm về vấn đề không thể giải quyết này nữa. Anh vừa đợc nhìn thấy tình yêu ở trong cái lặng lẽ muôn đời và bao la trong lòng tạo vật. Giờ đây anh thấy tình yêu trong mối liên hệ với cõi đời bị chà đạp và vứt bỏ trong cuộc đời chen chúc. Đâu là ảnh thực và đâu là ảnh ảo?” [52, 73]. Hay trong Nàng Binôdini ngay từ những trang đầu của tác phẩm, tác giả đã cho ta thấy: “Thế rồi ngày cới đợc ấn định. Một sự căng thẳng ngấm ngầm do lòng tự ái bị tổn thơng, và nỗi bực tức ngày càng phát triển bởi vẻ trách móc và bớng bỉnh tồn tại giai giẳng giữa bà Railasmi, bà Annapuna và Mahenđra; Asa bớc vào thế giới mới của nàng với dáng vẻ duyên dáng đợc trang điểm hấp dẫn, khuôn mặt thùy mị của nàng chan chứa ánh hào quang e lệ. Tâm hồn rụt rè và ngây thơ của nàng không hề lờng trớc một chút nào những chông gai trên con đờng trớc mặt” [52, 383].

Trong những tác phẩm của R. Tagore, tâm hồn con ngời luôn tìm kiếm, khao khát và vơn lên, hòa nhập và hòa tan trong một tình yêu thơng mang tính vũ trụ và lòng trắc ẩn đối với sự tồn tại của mọi sinh linh. Trí tuệ tổng hợp của R. Tagore đã khiến ông có một tầm nhìn về sự thống nhất tinh thần của con ng- ời và làm cho ông chống lại những gì hẹp hòi, chuyên chế, chuyên quyền máy móc. R. Tagore đặc biệt quan tâm và thấu hiểu sự tận tụy, hi sinh và đức tin trong tình yêu của ngời phụ nữ. Ông đã ca ngợi một vẻ đẹp bên trong, đợc tình yêu hoặc lòng sùng đạo kích động. Vì thế trong Đắm thuyền, Kamala đợc ông ca ngợi là một ngời phụ nữ thơng ngời, luôn hi sinh vì hạnh phúc của ngời khác, đảm đang, xinh đẹp và có tình yêu mãnh liệt. Hemnalini đang học đại học tỏ ra khá kín đáo về bản thân mình, khác hẳn với Kamala, ngời phụ nữ theo kiểu truyền thống luôn phục vụ ngời khác trong niềm vui. R. Tagore đã dành ngòi bút ca ngợi sự đáng yêu, đức hạnh của ngời phụ nữ này. Tuy nhiên R. Tagore đã

chỉ ra rằng ngời phụ nữ cổ truyền rất đáng yêu nhng quá dễ trở thành nạn nhân bất lực trong khi một phụ nữ có giáo dục học tập nh Hemnalini và Binôdini lại có vũ khí để tự tin chiến đấu. ấn Độ là nớc có nạn tảo hôn rất nặng nề. Trong tác phẩm của mình R. Tagore thờng mô tả những số phận đau xót qua những cô bé bị biến thành ngời vợ trẻ. Trớc hôn nhân họ vui vẻ, hồn nhiên, đầy hào hứng và tràn đầy sức sống, thế nhng nhanh chóng bị biến thành những cô gái trẻ rụt rè, kín đáo, trầm lặng trở nên phụ thuộc và không có ai bênh vực. R. Tagore đã mô tả sự vô t bị cầm tù trong những nhà tù bằng gạch và bê tông hay ở một căn phòng ủ dột ở chốn làng quê hẻo lánh. Đồng thời ngời vợ góa cũng là một nhân vật luôn trở đi trở lại trong tác phẩm của R. Tagore. Binôdini là một phụ nữ nh vậy. Tái hiện điều này, R. Tagore đã cho nhân vật sống lại với những ký ức đẹp đẽ tuổi ấu thơ, vui tơi trong sáng, đùa nghịch với cỏ cây, chim muông. Trong hai tác phẩm của mình R. Tagore bằng một cái nhìn thấu hiểu đầy cảm thông đã tạo nên một phong cách riêng để đi vào khai thác những vấn đề sâu kín trong tâm hồn, tình cảm và những giá trị cũng nh những tồn tại về mặt xã hội.

So với nhân vật, điểm nhìn của tác giả thờng là ngời đứng ngoài, vì tác giả thờng có vấn đề suy nghĩ riêng không trùng với nhân vật. Điểm nhìn ngời trần thuật có thể tựa vào điểm nhìn nhân vật để miêu tả thế giới, theo cảm nhận chủ quan của nhân vật. Theo M. Bakhtin, thế giới chủ thể của ngời trần thuật với khách thể của nhân vật là hai thế giới khác hẳn nhau. Trong Nàng Binôdini và Đắm thuyền, R. Tagore đã sử dụng điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ ba. Nó đã tạo ra một sự tự do cần thiết cho ngời kể chuyện vừa có thể giải thích cho những hành động bên ngoài, vừa có thể thâm nhập vào dòng độc thoại nội tâm của nhân vật một cách tự nhiên. Mặt khác tác giả lại có thể miêu tả tâm lý của nhiều nhân vật trong cùng một lúc, ở cùng một thời điểm mà không bị hạn chế về mặt thời gian. Trần thuật tâm lý từ ngôi thứ ba có ý nghĩa rất đặc biệt trong việc di chuyển điểm nhìn tâm lý tác giả sang điểm nhìn tâm lý nhân vật khiến cho đôi khi ngời đọc có cảm giác các nhân vật đang kể lại những day dứt, đấu tranh,

dằn vặt của chính mình. Mô hình tự sự ngôi thứ ba mang đậm tính chủ quan cũng có nhiều dạng thức khi nhà văn biết giới hạn tầm nhìn của “ngời kể biết tr- ớc và biết hết” mọi điều tức là đã tạo ra một phạm vi chủ quan cho tự sự. Nghĩa là làm cho bản thân các sự kiện không còn quan trọng nữa. Vào đầu thế kỷ XX, lối trần thuật phổ biến vẫn còn tính chất toàn thông vì ngời ta cha nhận thấy những giới hạn của sự hiểu biết. Tuy nhiên, dần dần vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi con ngời phải đối mặt với những đổ vỡ, trớc hết là trong đời sống tinh thần. Điều đó đã gây một áp lực đối với sự cần thiết phải đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết, trớc hết là nghệ thuật trần thuật. Tiểu thuyết đa thanh đã xuất hiện và ngày càng khẳng định vị thế của mình trong đời sống văn học, mà Hemingway là một ví dụ. Từ góc nhìn này có thể thấy, về cơ bản, nghệ thuật trần thuật của R. Tagore vẫn nằm trong quỹ đạo của tiểu thuyết truyền thống. Trong đó tính chất đơn thanh là một đặc điểm nổi bật.

Sức hấp dẫn của tiểu thuyết R. Tagore là ở tình yêu thơng con ngời, là thái độ nâng niu những giá trị truyền thống của dân tộc. ở đó những cảnh đời, những số phận vẫn còn khắc khoải bởi những khát vọng trần thế về tình yêu và gia đình. Trong xu thế tiếp nhận chung của thời đại, một sự khủng hoảng của tiểu thuyết đã đợc báo động. Niềm tin vào hiện tại có lúc bị lung lay, đời sống vật dục làm cho tinh thần bị xáo trộn. Một chút bình yên, một sự ngỡng vọng về một tôn giáo tín ngỡng, đồng cảm với một thân phận con ngời là điều hết sức có ý nghĩa. Đó là thông điệp mà R. Tagore đã mang đến từ Đắm thuyền và Nàng

Binôdini.

Một phần của tài liệu Những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết r tagore (Trang 56 - 61)