Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết r tagore (Trang 34 - 42)

Độc thoại nội tâm và dòng ý thức là hai biện pháp nghệ thuật nổi bật của tiểu thuyết hiện đại, xuất hiện vào những thập niên đầu của thế kỷ XX. Trớc đó các bậc thầy sáng tạo mới nh H. James và M. Proust cũng rất ít sử dụng. Vậy độc thoại nội tâm là gì?

Độc thoại nội tâm, trong nghĩa rộng của từ là những lời phát biểu có ý nghĩa biểu hiện dờng nh nhấn mạnh “biểu thị” thuộc tính “tác giả” của chúng. Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của các nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con ngời trong dòng chảy trực tiếp của nó”. Hiện tợng độc thoại nội tâm đã xuất hiện trong kịch cổ đại và nhất là kịch Sếchxpia. Tuy nhiên, cho đến thời cận đại, độc thoại nội tâm trong văn xuôi vẫn còn mang tính sân khấu, một sự “tự bộc lộ”, “chân thành” có chức năng mới: “truyền đạt hoạt động của nội tâm. Trong tiểu thuyết sử thi của L. Tônxtôi, độc thoại nội tâm đợc truyền đạt gần nh không có sự can thiệp của tác giả, phản ánh đợc cả ý thức lẫn vô thức của nhân vật ” [11, 122]. Trong khi đó ở tiểu thuyết hiện đại, lời nói bên trong của nhân vật lại đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và ngày càng phong phú đa dạng hơn.

Trong tiểu thuyết R. Tagore lối trần thuật chủ quan hóa đã khiến cho ng- ời trần thuật nhiều khi nhập thân hòan toàn vào nhân vật. Khảo sát hai tiểu thuyết Nàng Binôdini và Đắm thuyền, chúng tôi nhận thấy có cả hai hình thức độc thoại nội tâm tiêu biểu. Đó là độc thoại nội tâm trực tiếp, đợc phân biệt bởi các dấu hiệu ngôn ngữ nh: “chàng nghĩ”, “chàng tự nhủ”, “nàng tự nhủ”, “nàng băn khoăn”... và dới hình thức sử dụng các đại từ “mình”, “ta”... hoặc đặt trong dấu ngoặc kép - một dạng lời nói nhập thân, lời nói bằng ý thức của nhân vật. Dạng này đợc khắc hoạ cụ thể thành những xung đột nội tâm gay gắt, quyết liệt. Trên những dấu hiệu hình thức ấy, mặc dù có sự phân biệt của hai hình thức độc thoại nội tâm nh vậy, song ranh giới giữa chúng là không thật rõ ràng. Kết quả khảo sát tiểu thuyết Nàng Binôdini cho thấy 52 lần trong 335 trang tác giả sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Trong đó nhân vật Mahenđra độc thoại 19 lần, Binôdini độc thoại 15 lần. Qua những độc thoại nội tâm, thế giới bên trong của con ngời hiện lên trong sự chao đảo của các thái cực tâm lý trái ngợc. Trái tim của con ngời đang gây hấn với thực tại và chính nó. Mọi trạng huống cảnh ngộ luôn có xu hớng đợc nội cảm hoá. Về thực chất, đó là quá trình “đi tìm con

ngời trong con ngời”. ở Việt Nam, vào những năm 20 của thế kỷ trớc, với sự ra đời của tiểu thuyết hiện đại của Trọng Khiêm, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Trọng Thuật, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn... nội tâm con ngời đã bắt đầu đợc miêu tả một cách trực tiếp. Song ngay cả tiểu thuyết của các nhà tiểu thuyết tiên phong trên cũng không vợt lên khỏi hạn chế của tiểu thuyết chơng hồi.Sự xuất hiện tiểu thuyết Tố Tâm của Hòang Ngọc Phách trong bối cảnh ấy, dù đã có những cách tân đáng kể cũng chỉ “có ý nghĩa nh một sự khắc phục đợc phiến diện này bằng một phiến diện khác”. Nó vẫn cha hòan toàn vợt thoát khỏi văn học truyền thống. Một sự liên hệ nh vậy, để thấy tõ hơn tính hiện đại trong tiểu thuyết R. Tagore trong nền văn học phơng Đông.

Binôdini là nhân vật trung tâm của tiểu thuyết Nàng Binôdini. Đó là là nhân vật điển hình cho kiểu nhân vật tâm trạng. Tác giả đã đặt nhân vật Binôdini vào trung tâm của những xung đột, mà bao trùm lên là xung đột giữa khát vọng hạnh phúc và tình yêu đích thực. Trong tâm hồn Binôdini, mọi ranh giới luôn có xu hớng bị mờ nhòe. Tình yêu và lòng hận thù; sự cao thợng và thấp hèn; đức hy sinh và lòng vị kỉ… tất cả đều hiện hữu trong tâm trạng nàng. Ngay cả bản thân nhân vật nhiều lúc cũng không xác định đợc tình cảm của mình. Chẳng hạn, đối với Mahenđra, trong trái tim nàng là thù hận hay yêu th- ơng? Không biết đợc tình cảm thực của mình, nhiều khi Binôdini rơi vào sự khủng hoảng. Hơn ai hết Binôdini là một ngời hết sức nhạy cảm và là ngời có - ớc mơ, khát vọng hạnh phúc và nàng luôn muốn khẳng định điều đó chính đáng. Chính vì vậy mà trong nàng luôn diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm căng thẳng. Nàng đau khổ khi nhận ra rằng, “không biết có ngời đàn bà nào lại lâm vào cảnh khổ sở nh ta không? Ta muốn chết đi hay muốn đập phá đây? Ta là kẻ đi săn hay là con thú bị săn hở trời? Ước gì ta biết đợc nhỉ?” Những dòng độc thoại nội tâm đó đã diễn tả những trạng thái cung bậc trong thế giới tinh thần nhân vật. Bực tức, đay nghiến, chua chát, băn khoăn, hòai nghi, đổ vỡ... đều có ở trong nàng. Cuộc sống tù túng, không có tình yêu nơi làng quê khiến cho khát vọng đợc sống trong tình yêu của Binôdini bùng cháy dữ dội khi chứng kiến

hạnh phúc của Mahenđra và Asa. Nhng chính động cơ chinh phục Mahenđra đã dẫn nàng đến một cái giá phải trả rất đắt cho chính tình yêu đích thực của mình đối với Bihari. Nàng đã từng nhủ thầm: “Niềm hạnh phúc này, ngời chồng say đắm tận tụy này là điều mình có quyền đợc và lẽ ra đã là của mình. Lẽ ra mình đã đợc cai quản cái nhà này nh một bà hòang, đã biến anh chồng này thành nô lệ và đã có thể biến cơ ngơi cùng anh chồng từ chỗ chẳng ra gì nh bây giờ thành tuyệt vời nh mình muốn rồi. Tất cả những gì ta bị khớc từ, bị tớc bỏ thì giờ đây đang thuộc về cô bé tốt số này, một con búp bê đồ chơi xinh xẻo!” [52, 416]. Trong nàng vừa có lòng kiêu hãnh của kẻ đi chinh phục vừa có cảm giác đớn đau của kẻ thất bại bị chinh phụ. Nàng đã dấn thân vào con đờng phiêu lu đi tìm hạnh phúc để rồi thất bại khi chợt nhận ra rằng, nàng đang thực hiện khát vọng cao đẹp của mình trong một xã hội tăm tối với đủ thứ hủ tục lạc hậu. Dới ngòi bút R. Tagore, nhân vật Binôdini hiện lên với một thế giới tinh thần phức tạp, bí ẩn. Nàng luôn phải đối mặt với chính mình, nhận thức lại mình, mà rốt cuộc không thể thoát ra khỏi vòng xoáy của cuộc đời. Thể hiện một nhân vật với một thế giới tâm trạng nh vậy, ngôn ngữ độc thoại đã cho thấy sự đắc dụng, hữu hiệu của mình. Điều này lý giải vì sao, trong số các nhân vật, nàng Binôdini là nhân vật độc thoại nội tâm vào loại nhiều nhất. Có thể thấy rõ điều này ở các trang 568, 571, 651,… Tuy nhiên, nhân vật có độc thoại nội tâm nhiều nhất là Mahenđra. So với Binôdini, Mahenđra là ngời luôn bị động trớc hòan cảnh. Chàng là ngời không có lập trờng, dễ nghiêng ngả trớc cám của cuộc sống nhng lại thích phiêu lu khám phá kiếm tìm cái mới. Đối mặt với sức cám dỗ từ Binôdini, Mahenđra luôn rơi vào trạng thái xung đột nội tâm. Đằng sau cái vẻ ngoài hào nhoáng, nghiêm chỉnh là sự trống rỗng, vô vị và cả những dục vọng bản năng để cuối cùng đớn đau nhân ra sự thất bại của mình: “Không phải Mahenđra không tò mò muốn gặp Binôdini, thực ra sự tò mò đã nghiêng sang phía hăng hái. Nhng anh lại sợ chính sự hăng hái đang dờng nh còn mơ hồ trong anh. Anh tự hào về sự nghiêm chỉnh, trong tình yêu của mình. Trong độc thoại nội tâm của Mahenđra, đại từ “ta” luôn là chủ thể: “Sao con mụ đàn bà này lại

dám khớc từ làm quen! Nó đã coi ta là một lũ tầm thờng chăng? Chẳng nhẽ nó không hiểu rằng nếu Mahenđra này mà cứ nh thằng khác thì gã đã tin nó từ lâu rồi? Ta không muốn làm ra bộ một ngời tử tế nữa, ta đang yêu, đó không phải là một điệu bộ. Đó là sự thật” [52, 513]. ở đây R. Tagore đã sử dụng ngôn ngữ nhân vật rất đạt, nó đã phản ánh đợc tính cách của nhân vật. Mahenđra là ngời kiêu ngạo, luôn tự xem mình là siêu việt, song thực chất anh ta chỉ là một con ngời tầm thờng, nhỏ nhen và ích kỷ. Anh đã chạy trốn tình cảm bằng mọi cách nh đến nội trụ trong trờng hay đi về Kasai… nhng rốt cuộc không thể quên đợc Binôdini. Tâm trạng bi kịch của nhân vật luôn đợc khai thác ở chiều sâu nội tâm. ở đó không chỉ có ý thức mà còn là vô thức, không chỉ có những điều biết đợc mà còn vô số điều khong thể nào biết đợc. Theo cách nói của R. Tagore, đó là “một hiện thực tinh thần”.

ở một mức độ ít hơn là những độc thoại cảu các nhân vật nh asa, Bihari. Với asa đó chỉ là những lời tự vấn, ví nh: tại sao mình lại kém cỏi nh vậy? Tại sao anh ấy lại nói nh vậy, chắc anh ấy còn giận mình?… Điều này đã gián tiếp cho thấy, asa là một con ngời đơn giản, ít nội tâm. Khi biết mình bị phụ bạc, Asa rất đau khổ. Nàng mặc cảm về sự kém cỏi của mình. Chỉ đên slúc Mahenđra bỏ đi với Binôdini, Asa mới chợt nhận ra rằng nàng không thể nào tôn thờ anh nh thần tợng đợc nữa. Một sự đổ vỡ niềm tin. Chính ý nghĩ này đã giúp Asa vợt qua sự khổ đau và nàng đã tìm ra một hớng đi mới cho bản thân. Đó là phải tự thay đổi mình, tự khám phá mình. Và chính điều đó nàng đã khiến cho mọi ngời phải thừa nhận nàng. Với tình cảm với mẹ chồng và đặc biệt là tìm lại đợc hạnh phúc đích thực từ phía Mahenđra. Cũng nh asa, những độc thoại nội tâm ở Bihari không nhiều. Tuy nhiên lại phức tạp, nhiều cung bậc, lắm nỗi niềm. Có lúc “Bihari đã cố hết sức với tất cả vẻ khinh bỉ mà anh có thể có đ- ợc một cách nhìn đáng gạt hình ảnh Binôdini khỏi tâm trí anh. Nhng thật là lạ là nỗi khinh ghét ấy của anh cứ tan loãng đi ngay cả khi anh thấy nó hẳn hoi, nó cũng không thể xóa nhòa đợc hình ảnh về một vẻ đẹp lung lạc mê hồn vẫn sáng

loà giữa đêm tối.” [52, 563]. Nhng có lúc anh chợt nhanạ ra “thật khủng khiếp nếu nh lại sống phần lớn quãng đời mình nh một cái bóng của Mahenđra” [52, 633].

Trong tiểu thuyết Đắm thuyền có tới 3/4 số lợng trang viết đợc tác giả dành cho nhân vật độc thoại. Trong đó tập trung nhiều nhất là ở nhânvật Ramesh. Sau sự cố đắm thuyền và bí mật tình cờ đợc khám phá, Ramesh lâm vào một tình thế hết sức khó xử. Đó là tình yêu đối với Hemnalini và tình thơng, bổn phận đối với Kamala. Anh phải đối mặt với câu hỏi lòng mình mà không có lời đáp: “Làm sao một số phận khủng khiếp nh vậy lại có thể giả trang bằng một vẻ yêu kiều đến thế kia?”. Thế giới nội tâm của anh từ đây không còn bình yên nữa. Ramesh bắt đầu có sự thay đổi, thờng xuyên trầm ngâm suy t. Càng ngày anh càng hút sâu vào trong “cái tôi bề sâu” của mình. Dõi theo dòng tâm t qua độc thoại nội tâm, ta bắt gặp một Ramesh hòan toàn khác hẳn. R. Tagore luôn đặt nhân vật vào dòng xoáy cuộc đời, đối diện với không chỉ hiện tại mà cả quá khứ và tơng lai. Mỗi khi đắm chìm trong suy ngẫm bao giờ quá khứ tơi đẹp cũng sống dậy và trở thành điểm tựa vững vàng cho Ramesh. Nhng cuộc sống không thể chỉ sống bằng haòi niệm mà còn phải đối mặt với hiện tại, tơng lai. Đó là một hiện tại nghiệt ngã, bé tắc và mọt tơng lai bất định. Khép lại tác phẩm, đọng lại trong lòng ngời đọc là hình ảnh Ramesh bớc ra đờng nh ngời đi trong mơ với một ý nghĩ day dứt: “Mình quả là thừa. Giờ đây không ai cần đến mình trừ chính mình ra, mình phải bớc vào đời và cuộc sống của chính mình không cần phải quay lng nhìn lại” [52, 358].

Cùng với Ramesh, Kamala cũng là nhân vật đợc khắc họa tâm trạng với số lần độc thoại nội tâm rất lớn. Đây là nhân vật phải đối mặt với nhiều biến cố, rủi ro. Vừa thoát khỏi tay thần chết, sống cuộc sống vợ chồng với Ramesh, Kamala ngay lập tức bị dồn vào tình thế bi kịch. Liên tiếp những câu hỏi tại sao? Vì đâu? ở đâu ám ảnh trong tâm trí nàng: “Tại sao giờ đây nàng lại suy ngẫm về tình trạng cô đơn của mình?” [52, 128]. Từ việc ý thức đợc thực trạng của mình mà không hiểu căn nguyên đã đa Kamala đắm chìm vào dòng suy t

mà trớc đó cô cha bao giờ biết đến “24 giờ trớc đây nàng và chồng, cả hai đều mồ côi mồ cút và nàng chẳng có họ hàng hay bạn bè nào. Trong khoảng thời gian ấy, cái gì đã xảy ra khiến nàng nhận biết đợc nỗi hiu quạnh của mình” [52, 128]. Khác với Hemnalini, thế giới nội tâm của Kamala luôn có nhu cầu khám phá, hớng về cái vô biên, vô hạn của đất trời. Cô luôn khao khát truy tìm căn nguyên của sự cô đơn mà cô cảm nhân đợc. Đêm đến, Kamala cũng ý thức trọn vẹn về tình trạng bị bỏ rơi, đơn độc của mình. Đến khi, sự việc đợc khám phá một cách bất ngờ, chấm dứt quá trình băn khoăn, mơ hồ cùng những dự cảm đầy bất trắc. Kamala lòng đầy thảng thốt lẫn đau khổ và vô cùng tức giận. Những sự việc, những biểu hiện đợc chắp nối lại nh một cuộn phim quay chậm đã làm cho “những gì trớc mơ hồ nay trở nên sáng rõ nh ban ngày” [52, 182]. Rồi bỗng dng “lòng nàng nhói đau vì xấu hổ nh bị dao đâm” [52, 182]. Sự thật phũ phàng đợc khám phá đột ngột làm cho cô suy sụp. Cái tên Nalinaksha mà cô đọc đợc trong th bỗng trở thành một nỗi ám ảnh thúc dục cô phải lên đờng bỏ lại sau lng tất cả, quá khứ - hiện tại. Trớc mặt cô chỉ có con đờng mà cô không thể quay đầu lại. Kamala quyết tâm đi tìm chồng trong sự xúc động dâng trào. Quá khứ - hiện tại - tơng lai ào ào đến, Kamala nhớ lại hôm cới mà không thể hình dung ra nổi khuôn mặt, giọng nói của anh “đối với nàng, con ngời anh là một cuốn sách đóng kín”. Càng cố hình dung, càng thấy mờ mịt, chỉ có cái tên là thuốc làm dịu đau đớn đối với vết thơng trong tâm hồn nàng. Nhng chính lúc cấp bách nhất khi đối diện với lòng mình, Kamala đã phát hiện ra tơng lai của mình và khám phá ra đợc niềm tin tiềm tàng và trớc đây cô cha hề có. “Trong nàng có một tiếng nói cất lên: “Chỗ trống đợc lấp đầy bóng tối bị xua tan, bây giờ mình hiểu đợc mình là một phần của thế giới đang sống” [52, 111]. Lần đầu tiên cô tự tin; lòng đầy nhiệt huyết đến vậy: “Nếu đối với anh ấy mình là ngời vợ hiền thì mình phải sống để phủ phục xuống chân anh. Nhất định không có gì cớp đợc của mình phần thởng ấy. Còn sống thì đối với mình, anh ấy vẫn không mất đi.” [52, 111]. Đoạn tuyệt với quá khứ và hiện tại đau buồn, Kamala một mình bớc đi trên con đờng đầy bất trắc đi tìm chồng. Bây giờ với

cô, hiện tại, tơng lai, luôn gắn liền với tiếng gọi Nalinaksha và không gì có thể ngăn cản đợc. Trong đau khổ cô trởng thành hơn, trong quá trình tự tìm tòi, khám phá, cô đã tự trang bị cho mình kiến thức cuộc sống cần thiết để có những bớc đi vững chắc trong cuộc đời đầy phức tạp. Khác với Kamala, Hemnalini là một cô gái yếu đuối, cô ít khi đặt câu hỏi tại sao và cũng cha bao giờ vẽ ra viễn cảnh tơng lai, với cô hiện tại - quá khứ, tơng lai gói gọn trong hình ảnh Ramesh.

Một phần của tài liệu Những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết r tagore (Trang 34 - 42)