Sử dụng ngôn ngữ đối thoạ

Một phần của tài liệu Những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết r tagore (Trang 42 - 45)

Khảo sát hai tiểu thuyết của R. Tagore, một điều dễ nhận thấy là nhân vật của ông ít đợc khắc hoạ về ngoại hình, điệu bộ, cử chỉ, thay vào đó l à một thế giới tâm trạng phong phú phức tạp. Cùng với ngôn ngữ độc thoại nội tâm, ngôn ngữ đối thoại đã góp phần khám phá thể hiện những bí ẩn ấy trong đời sống nội tâm nhân vật.

Trong tiểu thuyết R. Tagore, đối thoại đợc hiểu không chỉ là lời nói của nhân vật hớng vào nhau trong giao tiếp mà còn là bản chất của ngôn từ, bản chất của ý thức. Đối thoại không chỉ là phơng tiện mà là mục đích và bản thân hành động. Đây cũng là điều mà M. Bakhtin đã đề cập đến trong quan niệm về đối thoại trong tiểu thuyết. R. Tagore không đơn giản khi kể về tâm trạng nhân vật, vạch ra sự quy định của hòan cảnh đối với số phận con ngời. Mà xuyên qua hình thức tồn tại của con ngời để hiểu nó. Con ngời tồn tại bằng ý thức vây quanh nhân vật, sự kiện với biết bao định kiến, tâm thế khiến cho không ai biết rõ đợc nhân vật tự sự nó vốn có nh thế nào. Một nhân vật mà tách rời ý thức của chính nó và ý thức bao bọc nó thì nó không có thật. R. Tagore không những dùng ngôn ngữ nhân vật nh một phơng tiện để xây dựng nhân vật mà còn thông qua ngôn ngữ nhân vật làm hiện lên một cuộc sống sôi động với tất cả sự phức tạp vốn có của nó. Đọc tiểu thuyết của ông ta bắt gặp ở đó một cuộc sống đời thờng qua những thân phận, cảnh đời cụ thể. Các nhân vật của ông hiện lên gần

gũi, sống động không chỉ trong hành động, cử chỉ mà cả trong ngôn ngữ mang tính cá thể hóa. Ngôn ngữ đối thoại hay còn gọi là ngôn ngữ trực tiếp, đối thoại trần thuật có ý nghĩa lớn trong việc khám phá “chiều sâu tâm hồn con ngời”. Rõ ràng từ những tình huống đối thoại, ngời đọc dễ dàng nhận thấy tâm lý tính cách nhân vật, và hiểu thêm quan niệm của tác giả về con ngời và cuộc sống.

Nh đã nói ở trên, Nàng Binôdini có cốt truyện đơn giản, ít sự kiện chi tiết, và không nhiều nhân vật. Tuy nhiên ngôn ngữ đối thoại không vì thế mà kém phần quan trọng. Kết quả khảo sát cho thấy, có 24 lần đối thoại giữa Binôdini và Mahenđra, chiếm 48 trang, các lần đối thoại khác giữa Binôdini với Bihari, giữa Mahenđra với Bihari, Binôdini với Asa, Asa với Mahenđra... cũng không ít. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của tác giả đến vai trò của đối thoại trong việc thể hiện t tởng và bộc lộ nội tâm nhân vật. Những cuộc đối thoại giữa Binôdini và Mahenđra thờng diễn ra hết sức căng thẳng và đầy kịch tính. Bởi đây là hai nhân vật rất có cá tính, “rất nhạy cảm với lòng ngời”. Đây là một ví dụ:

“- Cứ để yên nỗi đau ấy của riêng em.

- Anh xin lỗi vì đã quên hết ý tứ và đã phạm điều bất nhã trớc mặt ngời khác; - Mahenđra hối lỗi.

- Em tha thứ cho anh chứ?

- Tha thứ cho anh cái gì nhỉ? Anh đã xử sự đúng. Anh tởng em sợ mọi ngời ? Em chẳng sợ điều gì hết. Sao em lại phải chạy theo những kẽ chỉ có biết đấm đá và gạt bỏ nhỉ? Còn những ngời đã ghì lấy chân em mà giữ lấy em chẳng nhẽ lại không có nghĩa lí gì với em ?” [53, 512].

Cách chú giải của R. Tagore sau câu đối thoại có rất nhiều trong tác phẩm, giữ vai trò lời thuyết minh cho hành động của nhân vật. Bởi thế, trong một ý nghĩa nhất định, đây có thể xem là một hình thức đối thoại hoá những độc thoại nội tâm của nhân vật. Hình thức đối thoại thờng thông qua nhng ngôn từ “cộc lốc”, găn với tâm trạng nhân vật. Sau một cuộc đối thoại xung đột tâm trạng lại đợc đẩy lên một bớc, và ngời đọc lại khám phá thêm một nét mới trong

tâm lý nhân vật. Tiêu biểu là đối thoại giữa ba nhân vật Mahenđra, Binôdini và Bihari (trang 661). Đây là cuộc đối thoại thể hiện bớc chuyển biến trong tâm lý nhân vật, đặc biệt là sự thức tỉnh tình cảm của Bihari đối với tình yêu của Binôdini. Sự ngỏ lời cũng nh sự từ chối thẳng thừng của cả hai nhân vật này khiến độc giả rất bất ngờ. Đặc biệt là sự từ chối của Binôdini, nàng đã yêu và chờ đợi có ngày này vậy mà khi hạnh phúc đến nàng lại không thể đón nhận nó vì thành kiến hẹp hòi của xã hội.

Trong tiểu thuyết Đắm thuyền R. Tagore sử dụng ngôn ngữ đối thoại nhân vật có phần nhiều hơn. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi so với Nàng

Binôdini, Đắm thuyền bề bộn sự kiện, chi tiết hơn, số lợng nhân vatạ cũng

phong phú và phức tạp hơn. Xoay quanh nhân vật Kamala, nhân vật trung tâm chịu sự chi phối của mọi biến cố, sự kiện cùng những tình huống ngẫu nhiên của cuộc sống và số phận, đã xuất hiện nhiều đối thoại, đan xen những độc thoại nội tâm. Đó không chỉ là hành vi giao tiếp bằng ngôn ngữ mà còn thể hiện sự lu chuyển của các tính cách các trạng thái tâm lý. Với R. Tagore, đó là những phơng tiện cơ bản để nắm bắt một cách nghệ thuật con ngời trong chiều sâu không cùng của nó. Tuy nhiên, hiệu năng nghệ thuật của nó còn phụ thuộc vào nhiều phơng diện, trong đó vấn đề tổ chức điểm nhìn trần thuật tâm lý luôn giữ một vai trò khá quan trọng. Nó góp phần mang đến tính phức điệu cho tác phẩm. Với R. Tagore, đây là điều ông đã đợc ý thức một cách rõ ràng. Nhờ đó, tác phẩm của ông đã cho thấy một sự đổi mới trong nghệ thuật trần thuật. Nh một hệ quả tất yếu, sở trờng thể hiện tính cách, tâm lý qua hành động đã quy định ngôn ngữ chủ yếu của nhân vật R. Tagore là độc thoại xen lẫn những đối thoại. Khảo sát Nàng Binôdini và Đắm thuyền R. Tagore đã sử dụng điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ ba. Nó đã tạo ra một sự tự do cần thiết cho ngời kể chuyện vừa có thể giải thích cho những hành động bên ngoài vừa có thể thâm nhập vào dòng độc thoại nội tâm của nhân vật một cách tự nhiên.

Đọc Nàng Binôdini và Đắm thuyền chúng ta cảm thấy luôn có sự nhòe mờ giữa lời ngời kể chuyện và lời nhân vật, đánh dấu khả năng không tự quy

định mình về mặt ngôn ngữ tác phẩm. Mối liên hệ giữa chúng tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật của tiểu thuyết một tính đối thoại nội tại. Điều này sẽ đợc chúng tôi làm rõ ở chơng 3, nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết R. Tagore.

Một phần của tài liệu Những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết r tagore (Trang 42 - 45)