Thể hiện tâm lý nhânvật qua cốt truyện

Một phần của tài liệu Những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết r tagore (Trang 45 - 49)

Sự phát triển của tiểu thuyết qua các thời kỳ lịch sử xét đến cùng là sự thay đổi t duy tiểu thuyết. Tiểu thuyết đầu thế kỷ XIX, đã có bớc chuyển biến quan trọng khi xây dựng cốt truyện không quá chú trọng vào sự kiện, biến cố bên ngoài mà tập trung soi sáng đời sống tâm lý bên trong. Phản ánh, phát hiện, khai thác, thể hiện, đào sâu vào tâm lý nhân vật đã tạo nên bớc tiến vợt bậc và những thành tựu rực rỡ của tiểu thuyết thời kỳ này cùng với những tên tuổi xuất sắc nh Balzac, Stendhal, L.Tolstoi, Lecmontov.

Là ngời đề xớng và kiên trì theo đuổi sự nghiệp phục hng văn hoá - văn hóa ấn Độ, R. Tagore đã tỏ ra nhạy cảm với xu thế mới của tiểu thuyết lúc bấy giờ. Qua sự tiếp biến với những giá trị văn hoá phơng Tây, ông đã sáng tạo nên những tiểu thuyết tâm lý xã hội mà ông gọi là tiểu thuyết hớng nội. Trong đó

Nàng Binôdini và Đắm thuyền là những tác phẩm tiêu biểu. Tâm lý là một ph-

ơng diện quan trọng thuộc về đời sống bên trong, đời sống tinh thần của con ng- ời, khám phá những biểu hiện đa dạng và chiều sâu tâm lý không phải là độc quyền của văn học. Ưu thế vợt trội và đặc trng riêng biệt của loại hình nghệ thuật này so với khoa học tâm lý chính là khả năng tái hiện, khám phá tâm lý bằng hình tợng nghệ thuật, trong đó có vai trò quan trong của hệ thống cốt truyện.

Nh dã nói ở trên, cốt truyện trong hai tiểu thuyết R. Tagore là dạng cốt truyện men theo dòng tâm lý nhân vật. Cốt truyện trong Nàng Binôdini là gọn gàng, dựa trên một số sự việc của đời sống hằng ngày và đợc dẫn dắt đan cài một cách nghệ thuật. Nhng bù lại, thế giới nhân vật mà ông khai sinh lại có chiều sâu nội tâm với đầy đủ diễn biến cảm xúc tâm lý. Còn trong tiểu thuyết

Đắm thuyền dù không hòan toàn xây dựng cốt truyện men theo dòng tâm lý

nhân vật nh, nhng các sự kiện chi tiết màng tính tình cờ, ngẫu nhiên trong cốt truyện lại đều hớng tới việc khám phá thế giới tinh thần nhân vật. Đây có thể xem là dạng truyện không có chuyện. Điểm nhìn trần thuật của ngời kể chuyện men theo mạch tâm lý nhân vật, với những tình tiết có sức ám ảnh, gợi mở. Tác giả ở đây đã không quan tâm nhiều đến những sự kiện, hành động bề ngoài của nhân vật với t cách là những yếu tố tạo nên cốt truyện. Đây là điều khác biệt dễ thấy so với tiểu thuyết của Dostôievski, Dikens, Bulgakov, Sholokhov… Trong

Tội ác và trừng phạt, Dostôievski rất coi trọng hoạt động của nhân vật. Hành

động đợc xem là tiền đề cho cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt trong tâm hồn nhân vật trung tâm, chàng thanh niên Raxcolnicov. Bằng việc tái hiện hành động phạm tội giết mụ chủ hiệu cầm đồ của Raxcolnicov, Dostôievski đã dựng lên một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng khảo sát tâm lý của một tội phạm. Cốt truyện trong Tội ác và trừng phạt thuộc dạng gay cấn đầy kịch tính. Mâu thuẫn bị đẩy đến đỉnh điểm khi Raxcolnicov quyết định giết ngời. Cốt truyện tâm lý đợc phát triển nhờ chính hành động này. Trong tiểu thuyết Nàng Binôdini, R. Tagore lại xây dựng cốt truyện sự kiện bên ngoài là điểm tựa cho sự phát triển cốt truyện tâm lý bên trong. Cốt truyện trong tiểu thuyết Nàng Binôdini có thể tóm tắt trong mấy dòng ngắn ngủi và không nhiều sự kiện phức tạp, đặc biệt là những sự kiện đột biến, lớn lao, bất ngờ và kịch tính. Cốt truyện là phơng tiện nghệ thuật rất phức tạp của tác phẩm tự sự. Nó có tính đặc trng của mỗi dân tộc, thời đại, thể hiện tài năng, phong cách, quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn. Có nhiều cách phân loại cốt truyện nhng thông thờng ngời ta quy về hai loại: một loại dựa vào những hành động bên ngoài, trong đó “xung đột đợc thể hiện trọn vẹn và biến mất trong qua trình các sự kiện đợc miêu tả. Nó xuất hiện trở nên gay gắt và đợc giải quyết dờng nh ngay trớc mắt ngời đọc. Đó là xung đột cục bộ, khép kín, diễn ra trên một cái nền của tình huống xung đột” (Pospelov). Loại cốt truyện thứ hai là cốt truyện không biến cố, chủ yếu dựa vào những hành động bên trong, những thăng trầm trong t tởng, tâm lý nhân vật, với kiểu

cốt truyện này, những mâu thuẫn, xung đột mà nhân vật nêu ra tồn tại cả khi khởi đầu các sự kiện đợc miêu tả, cả quá trình chúng diễn biến và cả sau khi chúng mâu thuẫn đã có sẵn, bất chấp việc ấy có hay không. Cốt truyện Nàng

Binôdini thuộc kiểu cốt truyện thứ hai, cốt truyện không chú trọng đến tiến

trình các sự kiện với những xung đột gay gắt của nhân vật mà chủ yếu là những trạng huống ngẫu nhiên làm thay đổi những trạng thái, tâm lý, cảm xúc... Trên một cái nền của “tình huống xung đột cố hữu”, tác giả tái hiện cuộc sống trong dòng chảy không ngừng, và không phải lúc nào cũng có sóng gió. Trong cái bằng phẳng dung dị của nó luôn có những vấn đề khiến chúng ta phải suy ngẫm về sự đời, tình đời, đặt ra đối với nhân cách con ngời. Cốt truyện trong Nàng

Binôdini chỉ xoay quanh sáu nhân vật chính là: Binôdini, Mahenđra, Asa,

Bihasi, bà Railasmi và bà thím Annapuna nhng đã tái hiện đợc những vấn đề đang đặt ra trong đời sống tinh thần của ngời ấn Độ. Các bién cố, sự kiện mang tính ngẫu nhiên đã tác động đến nhân vật, tạo nên những biến đổi tâm lý nhân vật theo nhiều hớng khác nhau. Nhân vật bộc lộ những thái độ, tình cảm, t tởng của mình chủ yếu qua qua độc thoại nội tâm. Ngay từ đầu tác phẩm, cái chết của con chim Koen nh một điềm gở báo hiệu những điều không hay trong già đình Mahenđra, khiến Asa rất lo sợ. Hay việc Asa năn nỉ chồng gặp Binôdini còn Binôdini lại tỏ ra “khó khăn” chấp nhận gặp Mahenđra là những chi tiết có ảnh hởng sâu sắc đến tâm lý nhân vật. Đặc biệt chi tiết Mahenđra đi trực đêm ở bệnh viện và phải ở lại phòng nghiên cứu cạnh trờng một thời gian là một sự kiện có tác dộng rất lớn đến tâm lí nhân vật. Bởi thực chất, đó là hành động chạy trốn của Mahendra trớc sự trỗi dậy của tình yêu đối với Binôdini. Dù đã nỗ lực vợt thoát khỏi sức cuốn hút ấy, nhng rốt cuộc anh vẫn không thể cỡng lại đ- ợc. Có thể nói, cốt truyện sự kiện (cốt truyện bên ngoài) đơn giản tạo điều kiện cho nhà văn dồn bút lực vào việc khám phá chiều sâu tâm lý nhân vật. Đó là những xung đột nội tâm trong thế giới tinh thần nhân vật, trớc hết là ở hai nhân vật chính Binôdini và Mahenđra. Những lần gặp gỡ, những thái độ, cử chỉ của

Binôdini luôn là nguyên nhân dẫn tới những xung đột trong tâm trạng Mahenđra, và ngợc lại. Mahenđra rời nhà vào ở trong bệnh viện với lý do trực đêm khiến “Binôdini băn khoăn không biết có chuyện gì”, lần này nàng lại “không hiểu đó là niềm kiêu hãnh bị tổn thơng hay là giận dỗi? Hay chỉ sợ thôi nhỉ? Hãy để xem anh ta bỏ đi đợc bao lâu” [52, 455]. Về phía Mahenđra khi thấy Binôdini cự tuyệt với mình cũng làm cho chàng băn khoăn. Cốt truyện d- ờng nh không có gì đặc biệt, ngoài việc tác giả đi vào thể hiện cuộc đời của Binôdini - một ngời phụ nữ bất hạnh nh bao ngời phụ nữ khác trong xã hội ấn Độ bấy giờ. Nàng là sự xâu chuỗi mọi diễn biến tâm lý phức tạp, nhiều bí mật. Nàng luôn đấu tranh với chính mình, phân thân thành hai, xung đột, phê phán lẫn nhau, soi chiếu vào nhau. Cốt truyện men theo dòng tâm lý là một đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Nàng Binôdini thể hiện một kiểu t duy nghệ thuật - t duy hớng nội. Ta bắt gặp trong truyện ngắn R. Tagore rất nhiều cốt truyện đợc kết cấu theo dạng này.

Ra đời một thời gian sau so với tiểu thuyết Nàng Binôdini, Đắm thuyền có một cốt truyện phức tạp hơn, phụ thuộc nhiều vào những tình tiết sự kiện bên ngoài. Trong đó yếu tố ngẫu nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt sự vận động phát triển của cốt truyện. Đọc tiểu thuyết Đắm thuyền, ngay từ đầu, ngời đọc đã bị cuốn hút vào những diễn biến liên tục của các sự kiện, hành động và tâm lý nhân vật dới tác động của yếu tố ngẫu nhiên. Chính những sự kiện bất ngờ xảy ra liên tiếp đã tác động sâu sắc đến nhân vật làm cho nhân vật không thể làm khác đợc. Cái mới của R. Tagore là ở chỗ ông đã lồng cài tâm lý nhân vật vào những yếu tố ngẫu nhiên. Số phận nhân vật đợc đặt trong nhiều quan hệ chồng chéo, có quan hệ giữa các nhân vật, quan hệ giữa nhân vật với hòan cảnh. Điều này đã góp phần tạo nên độ căng cho tiểu thuyết cũng nh thể hiện đợc sự phong phú phức tạp trong đời sống tinh thần nhân vật, rõ nhất là Kamala và Ramesh. Sự ngẫu nhiên tình cờ của cuộc sống đã đặt hai nhân vật này lên bàn cờ số phận. Những tởng sự may mắn thoát chết trong tai nạn đắm thuyền mang

đến cho họ cuộc sống bình an, hạnh phúc. Nhng hàng loạt biến cố ngẫu nhiên khác lại đến khiến họ không thể làm chủ đợc cuộc sống. Sức hấp dẫn của tiểu thuyết Đắm thuyền trớc hết là những đổi thay đột biến đầy bất ngờ, kịch tính

nằm ngoài khả năng lờng tính của con ngời. Những giằng xé, xung đột trong tâm trạng tính cách của các nhân vật đã đợc khắc họa hết sức tự nhiên bởi sự can dự của các biến cố bất ngờ trong cốt truyện. Nó đã đóng vai trò nh những điểm nhấn, tạo nên những gay cấn, những đổi thay trong tính cách và tâm hồn nhân vật.

Một phần của tài liệu Những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết r tagore (Trang 45 - 49)