Sử dụng thiên nhiên hãm chậm tiết tấu chuyện

Một phần của tài liệu Những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết r tagore (Trang 81 - 84)

Một trong những yếu tố tạo nên tính trữ tình của giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết R. Tagore là kết hợp lối kể chuyện điềm tĩnh với trữ tình ngoại đề, trong đó thiên nhiên đợc sử dụng để hãm chậm tiết tấu câu chuyện, khiến cho truyện có tiết tấu chậm, nhẹ nhàng, ít có kịch tính. Thiên nhiên thờng đan xen vào mạch chuyện, tạo nên những điểm ngừng nghỉ cho tác phẩm giảm thiểu kịch tính trong mạch chuyện.

Khảo sát Đắm thuyền và Nàng Binôdini một điều dễ thấy là sự hiện diện phổ biến của thiên nhiên. Sự trong sáng, dịu dàng của bức tranh thiên nhiên đa ngời đọc chìm đắm trong một khoảnh khắc kỳ diệu trong một bầu khí quyển tinh sạch nguyên sơ: “Buổi sáng mùa thu ấy đẹp lạ lùng. Mặc dù sơng trên đất đã tan khi mặt trời lên nhng cây cỏ vẫn long lanh trong làn ánh sáng nhẹ trong suốt. Suốt dọc hàng rào khu vờn là một hàng cây Sephali đang buông những bông hoa rải rác xuống nh để dệt thảm cho mảnh đất bên dới. Hơng hoa đa ngào ngạt cả bầu không khí”. Khung cảnh thiên nhiên tạo cho ngời đọc một cảm giác nhẹ nhỏm cũng giống nh “nỗi vui sớng bình dị tự nhiên của họ làm

phong cảnh ngập tràn niềm vui...”. Có khi là một sự chuyển đổi cảm giác, một giọng văn nhẹ nhàng với đầy đủ tiết tấu, một bức tranh thiên nhiên xoa dịu cảm giác căng thẳng của Mahenđra: “Chiều muộn. Đó là một buổi chiều mùa hạ, Mahenđra lên tâng thợng đi đi lại lại, ngời quấn trong chiếc khăn choàng Mutxơlin” [52, 536]. Những đoạn miêu tả thiên nhiên nh thế đã góp phần đem lại sự hấp dẫn cho ngời đọc bởi chất trữ tình đằm thắm khi thổi vào thiên nhiên tâm trạng của nhân vật - một thiên nhiên đợc nội cảm hoá - mang đậm tình với ngời. Trong những đoạn miêu tả tâm trạng của Binôdini, xuất hiện những hình ảnh thiên nhiên gợi cảm giác mơn man một cách xót xa. Cảnh vật nh ngừng nghỉ mệt nhọc, chứa đựng những gì gần gũi thân thiết. Sự thay đổi cảnh vật cũng chính là sự thay đổi trong tâm hồn Binôdini. Trong cái nắng thu kỳ diệu, khi nghe những âm thanh quen thuộc của cuộc đời, những tiếng chim gọi đàn... Binôdini lại trở về với kỷ niệm tuổi ấu thơ. Nàng “cảm thấy nhớ man mác về cảnh thanh bình của cuộc sống thôn dã. ngắm những cánh đồng mùa hè xám xịt và trống vắng trải dài vô tận đợm ánh vàng dịu của mặt trời đang lặn, nàng cảm thấy mình không thèm muốn một cái gì. Nàng chỉ muốn đợc nhắm mắt và chìm đắm vào hồi tởng trong ánh sáng bình yên nh ngoài kia để cứu vớt con thuyền bé nhỏ của nàng khỏi giông bão và những đợt sóng dữ... Chốc chốc hơng hoa muỗng lại thoang thoảng đa vào trong toa gợi thêm nỗi mong mỏi cảnh bình yên ở làng quê nàng”. Thiên nhiên lúc này không những đã xoa dịu nỗi đau nhân vật mà còn làm giảm nhẹ kịch tính. Nỗi đau về tinh thần có một chút nghỉ ngơi và bình yên. Đọc đến đây ngời đọc không thể tránh đợc những xao động, thổn thức mơ màng, với những giòng suy tởng về con ngời cuộc sống. Những bức tranh thiên nhiên không gắn bó trực tiếp với diễn biến cốt truyện mà chỉ có quan hệ với tổng thể tác phẩm.

Tiểu thuyết Nàng Binôdini có 48 phần thì có 12 phần sử dụng phơng thức trữ tình thiên nhiên. Đắm thuyền có 62 chơng thì có 18 chơng thiên nhiên xuất hiện làm phơng thức trữ tình ngoại đề cho tác phẩm. Có những đoạn, ch- ơng thiên nhiên đứng đầu để thực hiện bớc dẫn dắt cầu nối của các chơng trớc.

Chẳng hạn, trong Đắm thuyền ở chơng 3 thiên nhiên xuất hiện ở đầu và cuối nh những điểm nhấn trữ tình. Mở đầu chơng 3 tác giả viết: “Sơng mù đã tan, ánh trăng rực rỡ phủ lên bãi cát mênh mông một màu trắng toát nh áo tang. Trên sông không thấy bóng thuyền, thậm chí không một gợn sóng và sự tĩnh lặng giống nh cái bình lặng muôn đời mà thần chết đã ban cho ngời chịu giày vò đau khổ, lan ra khắp sông khắp bờ” [52, 22]. Khép lại chơng 3 là một bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc chứa đầy tâm trạng. Chuyển sang chơng 4 thiên nhiên lại xuất hiện ngay ở đầu chơng: “Chẳng mấy chốc con sông lốm đốm những cánh buồm trắng của thuyền đánh cá. Ramesh gọi một trong những con thuyền này và nhờ ng dân giúp đỡ, thuê một chiếc thuyền lớn để về nhà” [52, 25]. Hầu nh thiên nhiên xuất hiện từ đầu, phần mở đầu của tác phẩm chỉ tập trung vào những chơng đầu của tác phẩm, càng về sau nó lại nằm đan xen vào trong các đoạn của chơng. Chúng tôi xem những đoạn ngoại đề này nh là một bớc chuyển tiếp giữa các chơng trớc và chơng sau của cốt truyện. Mỗi ngoại đề ở đây lại gắn với một yếu tố ngẫu nhiên trong cốt truyện của Đắm thuyền.

Tiểu thuyết R. Tagore có một sức hấp dẫn, một sự mê hoặc đến kỳ lạ. Ông dờng nh không sử dụng thủ pháp “gây sốc” cho ngời đọc, thay vào đó là một cảm xúc nhẹ nhàng. Cốt truyện đợc kết cấu khá đơn giản, ít tình tiết, gần nh không có chuyện. Xen lẫn trong các phần của tác phẩm là những bức tranh thiên nhiên tạo nên những bớc chuyển nhẹ nhàng nhng thống nhất đem lại một sức hấp dẫn riêng. Mỗi hình ảnh thiên nhiên đều liên quan đến một nhân vật, một sự kiện, biến cố chính của tác phẩm, dù gián tiếp hay trực tiếp. Sự đan xen các đoạn trữ tình ngoại đề không những tạo nên sự thiết tha, man mác của giọng điệu mà còn là tín hiệu báo trớc những điều sắp xảy ra trong tâm trạng hay số phận cuộc đời nhân vật. Trong Đắm thuyền mở đầu chơng 25 ta bắt gặp một bức tranh thiên nhiên với nhiều gam màu bộn bề: “Lùm cây thấp men theo bờ sông trông giống nh cái viền sẫm màu trên tấm áo choàng vàng nghệ của bầu trời hòang hôn. những con vịt suốt ngày lặn lội kiếm ăn, lúc này bay về hàng đàn qua bóng tối nhá nhem, tới nơi trú đêm của chúng ở những vùng nớc vắng

vẻ giữa những bãi cát” [52, 117]. Nh vậy logic tác phẩm không những không bị phá vỡ mà còn đợc đảm bảo sự phù hợp với quy luật phát triển, diễn biến của cốt truyện. Xen giữa trình bày các sự kiện, hành động của các nhân vật là những bức tranh tâm cảnh, những tình cảm của tác giả với những đoạn trữ tình ngoại đề miêu tả thiên nhiên. Và bởi thế, thiên nhiên luôn giữ vai trò quan trọng trong điều tiết giọng điệu. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 26 lần hình ảnh thiên nhiên đợc sử dụng để so sánh, miêu tả, tái hiện tâm lý nhân vật. Đó chính là một dạng thức trữ tình ngoại đề mang đậm cái nhìn chủ quan. Và xúc cảm của tác giả góp phần tạo nên tính trữ tình giọng điệu. Chẳng hạn khi tái hiện lại nỗi lòng đau đớn của Ramesh khi phải lìa xa Hemnalini để thực hiện trách nhiệm với Kamala, R.Tagore đã lồng cài một bức tranh thiên nhiên rất gợi cảm: “Lúc này trăng đã soi khắp sông khắp bờ. Không có làng mạc nào ở gần bến tàu, và đêm tĩnh lặng dờng nh thao thức, nh một ngời đàn bà bị ngời tình lỗi hẹn, trên dải đồng lúa xanh êm” [52, 137]. Khắc hoạ tâm trạng cô đơn của Kamala khi Ramesh cố tình tạo khoảng cách, thiên nhiên đợc miêu tả nh một cái nền, phông cảnh cho sự xuất hiện tâm trạng nhân vật (trang 152).

Không phải ngẫu nhiên mà thiên nhiên xuất hiện nhiều nh vậy trong tác phẩm của R. Tagore. Với ông, thiên nhiên là một phần cuộc sống con ngời. ấn tợng sâu đậm về vẻ đẹp thần bí của thiên nhiên, hòa nhập với cảm thức thẩm mĩ mang tính hớng nội và một lối sống khoan hòa dới bóng rợp của thế giới tự nhiên ở con ngời Phơng Đông là cơ sở cho sự tái hiện thờng xuyên và sinh động bức tranh thiên nhiên trong các sáng tác nghệ thuật của R. Tagore, góp phần làm nên tính chất lãng mạn cho các sáng tác nghệ thuật của nhà văn, trong đó có Đắm thuyền và Nàng Binôdini.

Một phần của tài liệu Những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết r tagore (Trang 81 - 84)