Điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết r tagore (Trang 55 - 56)

Điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của nghệ thuật tự sự, gắn liền với t tởng, nghệ thuật nhà văn. Lựa chọn điểm nhìn trần thuật, vì vậy, luôn gắn liền với ý đồ sáng tạo của nhà văn. Nó mở ra khả năng để nhà văn nhìn sâu, nhìn xa vào cốt lõi vấn đề, đồng thời đa đến ngời đọc một cách cảm thụ tác phẩm sâu sắc nhất, đúng nh ngời viết mong muốn.

Nói đến ngời kể chuyện trớc hết ta phải nói đến điểm nhìn của ngời kể. Flublock là một trong những ngời đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa ngời kể chuyện với điểm nhìn. Ông viết: “tôi cho rằng toàn bộ vấn đề rắc rối về phơng pháp nghệ thuật sáng tác phụ thuộc vào vấn đề điểm nhìn - vấn đề thái độ của ngời kể chuyện đối với việc trần thuật” [dẫn theo Đỗ Hải Phong, 117]. Từ xa tới nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về điểm nhìn. M. Bakhtin khi bàn về tiểu thuyết Dostoievski đã xem điểm nhìn nh “cái lập trờng mà xuất phát từ đó câu chuyện đợc kể, hình tợng đợc miêu tả hay sự việc đợc thông báo” [4, 86]. Cũng từ góc độ thi pháp học Trần Đình Sử quan niệm “điểm nhìn văn bản là phơng

thức phát ngôn trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả. Khái niệm điểm nhìn, mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới. Nó là cái vị trí dùng để quan sát, cảm nhận đánh giá bao gồm cả khoảng cách chủ thể và khách thể cả phơng diện vật lý tâm lí, văn hoá” [49, 149]. Tuy có những chỗ khác nhau, nhng hầu hết các ý kiến đều thống nhất ở chỗ, xem điểm nhìn của ngời kể chuyện chính là phơng thức phát ngôn trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của anh ta. Từ đó mà nảy sinh ra mối quan hệ giữa quan điểm đánh giá, cảm thụ với các loại nhân vật của tác phẩm. Nhà văn có thể tiến hành trần thuật theo quan điểm của mình, hoặc theo quan điểm của một trong số các nhân vật, hoặc kết hợp luân phiên của các nhân vật khác nhau. Nhân vật trong tác phẩm vừa là ngời đánh giá, cảm thụ lại vừa là đối tợng của sự đánh giá và cảm thụ. Do đó, hệ thống điểm nhìn đánh giá trong tác phẩm không phải là một chiều mà là nhiều chiều, nhiều cách nhìn, cách đánh giá với các trờng nhìn khác nhau. Khảo sát hai tiểu thuyết Nàng Binôdini và Đắm thuyền chúng tôi nhận thấy có ba loại điểm nhìn: điểm nhìn biết hết (hay còn gọi là điểm nhìn toàn thông); điểm nhìn bên trong; điểm nhìn bên ngoài.

Một phần của tài liệu Những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết r tagore (Trang 55 - 56)