Hầu nh truyện ngắn nào của ông cũng sử dụng đối thoại. Đáng chú ý đó là những đối thoại mang tính kịch. Ngôn ngữ có tính hành động, tính khẩu ngữ và ngôn ngữ đó đợc tính cách hoá nhằm mục đích tạo hiệu quả hài hớc trong lời văn. Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã xây dựng những màn đối thoại đối nghịch giàu kịch tính, sinh động, hài hớc.
*Đối thoại cầu xin - từ chối
Kiểu đối thoại này tạo nên tính kịch căng thẳng trong giao tiếp giữa hai nhân vật. Một đằng cầu xin, một đằng từ chối. Nh vậy các lời nói đối lập nhau một cách gay gắt cả về giọng điệu, ngữ điệu lẫn nội dung của lời.
Truyện “Lập gioòng” có đoạn đối thoại giữa thầy quản và ngời đàn bà bị nghi là ăn cắp. Ngời đàn bà van xin còn thầy quản thì buộc tội:
“- Lạy quan lớn, ngài tha cho con.
- Tha! “tăng xơng”! Coi thì mày chết con ạ. à, tao biết, mày vẫn còn nhiều đồ quốc cấm giắt ở trong mình.
- Lạy quan lớn, con là đàn bà, làm gì giám mang những thức ấy.
- Mày không đánh lừa nổi ông. Đàn bà mang những vật ấy mới dễ. Giơ hai tay lên, ông khám”.
*Đối thoại thăm dò - lảng tránh
Trong đối thoại nhân vật này thờng đa ra lời thăm dò một vấn đề mà mình quan tâm để nhân vật kia trả lời. Vì thế lời thăm dò thờng là một câu hỏi. Lời lảng tránh lại không trả lời vào nội dung câu hỏi mà nói về một vấn đề khác. Lời lảng tránh này tạo ra sự thắc mắc cần phải giải đáp cho nhân vật có lời thăm dò (và cả ở độc giả). Có thể coi đó là một “hiệu ứng tâm lý” trong đối thoại:
“- Con có cứng cáp không? Mợ có nhiều sữa không? - Yên cho tôi nằm nghỉ.
- Cho tôi bế con một tý, nó giống tôi hay giống mợ? - Im cho nó nằm.”
(“Oẳn tà roằn”)
Trong đối thoại này cô Nguyệt lảng tránh bằng cách trả lời những câu chẳng dính gì đến câu hỏi của ngời tình để che đẩy một sự thật về đứa con.
Nhân vật có lời chất vấn thờng có giọng bề trên, kẻ cả, hách dịch với ngữ điệu gay gắt. Nhân vật kia thì ngợc lại, có giọng bề dới khiêm nhờng với ngữ điệu mềm mỏng.
“- Tao nhớ rằng khi tao đi nằm, tao còn mở ví ra để đếm lại giấy bạc, rồi tao lại đầu giờng, chỗ này. Tao nằm bên cạnh cụ. Vì thức khuya nói chuyện, nên tao mệt, tao ngủ say lúc nào không biết. Tao chắc lúc tao đếm tiền có đứa nào trông thấy.
- Lạy ông bà, chúng con có biết cái ví tiền của ông mặt ngang mũi dọc thế nào thì chúng con chết một đời cha ba đời con” (“Mất cái ví”).
Muốn màn kịch “mất ví” thành công ông tham đã tra hỏi ngời hầu bằng giọng điệu gay gắt làm ra vẻ mình mất tiền thật. Còn những ngời hầu trong nhà thì không lấy tiền cho nên phải tìm cách để chối.
* Đối thoại tấn công - phản công
Truyện “Đàn bà là giống yếu” tác giả xây dựng màn đối thoại đầy kịch tính giữa quan ông và quan bà ở độ căng thẳng nhất diễn tả một sự kiện ngợc đời: vợ ngủ với trai, chồng bắt đợc quả tang, sau một hồi “tấn công - phản công”, chồng đành “đấu dịu”, “biết lỗi”, rồi “chuộc lỗi”.
(…)
- Con này thực không coi ai ra gì nữa!
- Tôi đã bảo ông rằng, tôi cho ông lợi dụng tôi để chóng đợc thăng, ông không hiểu, thế thì tôi cũng phải lợi dung ông. ở đời này ai không thừa cơ lợi dụng là khổ.
(…)
- Tôi còn dạy ông hơn nữa. Ông đừng có trách lôi thôi vào tôi. Này ngay bây giờ, tôi chạy ra trại cơ, trại lệ, ngoài phố gõ cửa nhà từng đứa mà bảo: “Dậy mà xem bà phủ ngủ với trai ngay bên cạnh quan phủ”.
- Ông cấm mày nói.
- Cấm thế nào đợc! Tôi chỉ bán cho ông cái phiến thịt của tôi chứ có bán đâu cái tự do”.
Đoạn đối thoại vạch ra sự thật: quan hệ vợ chồng của “quan” chỉ là quan hệ bên mua bên bán, là quan hệ lợi dụng; xã hội quan trờng là giả dối, đểu cáng, dâm ô,…