Nhân vật trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn nguyễn công hoan, vũ trọng phụng, nam cao (Trang 44 - 48)

Điều ta dễ nhận thấy trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là ông thờng xây dựng nhân vật theo nguyên tắc phân tuyến: giàu - nghèo, thiện - ác, đối nghịch giữa các tầng lớp trong xã hội: kẻ giàu - ngời nghèo, quan lại - dân th- ờng. Sự châm biếm, đả kích nhân vật thờng đợc gắn với chức năng xã hội của nhân vật ấy. Tâm lý, tính cách nhân vật gắn với vị trí xã hội của nó và thờng đợc biết trớc: quan lại thì ăn tiền, đục khoét, lính tráng thì xỏ xiên đểu cáng, hào lý thì tham lam bần tiện, gái mới thì h hỏng...

Khi xây dựng nhân vật, nhà văn Nguyễn Công Hoan chủ yếu dùng bút pháp ngoại hiện chứ không thiên về khám phá nội tâm. “Tính chất hài của các tính cách đợc bộc lộ chủ yếu ở những nét bề ngoài và hành vi của con ngời: ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ, hành động, lời nói. Các nhà văn hài hớc và các nhà văn châm biếm hầu nh không thể hiện thế giới nội tâm của các nhân vật (hoặc chỉ thể hiện ở một mức độ ít ỏi) nhng trong tác phẩm của mình họ lại nêu bật và tô đậm chất hài của những chi tiết tạo hình bên ngoài (chân dung, miêu tả lời nói của các nhân vật, các cảnh có tình tiết)” (G.N.Pospelov) [46,182].

Hiện tợng thờng gặp trong văn trào phúng: “ Một mặt văn châm biếm muốn tái hiện thực tế, phát hiện một cách hiện thực những thiếu sót, và mâu thuẫn của các hiện tợng trong cuộc sống nhng đồng thời sức mạnh của sự phản kháng và sự bất bình lên cao tới mức nó đã dựng lại các hiện tợng đó, phá vỡ tỉ lệ, chế giễu chúng, miêu tả chúng dới hình thức hoạt kê, méo mó, lố bịch, kỳ quái để đặc biệt nhấn mạnh tính chất không thể thừa nhận của chúng” (Timôphiep) [51,209]. Chỗ mạnh nhất của Nguyễn Công Hoan là nghệ thuật tả ngoại hình nhân vật dới “hình thức loạt kê méo mó, lố bịch”. Hầu nh mọi nhân vật của Nguyễn Công Hoan đều xấu xí dù đó là hạng ngời nào. Điều này trở thành một thói quen, một ý thức thẩm mỹ trong ông- “tôi vẽ ngời xấu nhạy hơn ngời tốt. Bởi vì tôi vốn bi quan nên nhìn mọi vật bằng con mắt hoài nghi, chỉ thấy phía xấu”(Nguyễn Công Hoan) [18,351].

Có hai loại chân dung nhân vật kỳ dị trong truyện ngắn của ông. Một loại làm ngời ta ghét kèm theo nỗi khinh bỉ. Đó là chân dung của những ông quan,

bà lớn, những ông chủ, bà chủ. Ngời đọc không thể quên chân dung của quan huyện Hinh (“Đồng hào có ma”) đợc nhà văn vẽ theo lối “vật hóa”: “Chà! chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi giá có thằng dân nào vô ý, buột mồm nói ra một câu sáo rằng: “nhờ bóng quan lớn” là ông tởng ngay nó nói xỏ ông (...) mà có lẽ vì ông béo quá, nên lỗ chân lông căng ra, căng thẳng quá đến nỗi râu không có chỗ lách ra ngoài đợc. Đến nỗi năm bốn mơi tuổi mà mặt ông cứ nhẵn thín nh thờng”. Đúng là một khuôn mặt thịt, vô cảm vô hồn. Một chân dung khác, béo đến phát sợ: “Nguyên bà ấy béo quá - Gớm! Béo đâu béo lạ béo lùng thế! - Béo đến nỗi hai má chảy ra rụt cổ lại. Béo đến nỗi bụng sệ xuống. Béo đến nỗi trông phát ngấy lên! ” . (“Hai cái bụng”).

Loại chân dung khác tuy xấu xí nhng gợi niềm cảm thơng ở ngời đọc. Đây là chân dung của bà cụ quê mùa (“ Báo hiếu: trả nghĩa cha”) : “Mặt mũi đen đủi, dăn deo, xấu nh con khỉ. Hai mắt thì toét toèn những nhử. Cái hàm trên thì chìa ra nh mái hiên. Hai tay thì lóng cóng, gí cái nút buộc dải yếm vào tận mắt, lúng túng cởi mãi mới lấy đợc miếng trầu, bỏ vào mồm nhai phóm phém. Trông lại càng xấu. Cái áo vải nâu dày cồm cộp, cái quần một ống-nói nôm na ra là cái váy-lùng thùng nh cái bồ, chỗ thì ớt, chỗ thì khô. Có lẽ là bộ cánh quý nhất, nên ra tỉnh, mới dám mặc đến, nay bị ớt thì tiếc, nên cố vắt mãi cho khỏi đẫm nớc ma (…)”. Bà cụ ấy là mẹ của một ông chủ sang trọng. “ Xấu chàng hổ ai” đó là cách bêu riếu ông chủ của nhà văn. Đây là chân dung của thằng ăn cắp: “ Trông nó sợ thật. Hai mắt trắng dã, lấm la lấm lét. Tóc thì bồng lên nh tổ quạ. Da đen thui thủi. Mặt rạn nh men lọ cổ ” (“Thằng ăn cắp”).

Khi nhà văn mô tả những nét xấu xí, kỳ dị của kẻ giàu có, quyền hành ngời ta lại thấy ghê tởm tầng lớp cần phải đánh đổ, tiêu diệt. ở tầng lớp giàu có mà đểu cáng, nhà văn tả ngoại hình để nhằm thể hiện tính cách (ngoại hình và tính cách nhân vật thống nhất): “Bởi tiếng quan đồng nghĩa với nịnh hót, gian ác và ăn tiền. Thì những nét nào ở mặt mũi, ở cử chỉ, ở hành động tô đợc tính nịnh hót, gian ác và ăn tiền, ta cứ tha hồ trút vào bức hoạ một tên quan ta không

sợ là vu oan cho một điển hình quan lại ”. [18,352]. Đối với loại nhân vật này xấu về ngoại hình tức là xấu về tính cách, bản chất.

Chân dung xấu xí của những kẻ nghèo hèn dễ gây cho ngời đọc cảm giác tác giả đã đi lạc vào địa hạt của chủ nghĩa tự nhiên. Con ngời là một biểu hiện sinh động nhất về bản chất xã hội. Khi nhà văn miêu tả những con ngời xấu xí thê thảm kia có nghĩa là ông đã vạch trần sự thối tha của một trạng thái xã hội phi nhân tính, phỉ nhổ vào bản chất vô nhân đạo của nó. Những hình nhân đồ vật kia chỉ là nạn nhân của sự vô lơng tâm, của sự bóc lột, bất công,... nhà văn miêu tả với một thái độ tởng chừng nh khinh miệt, nhng thực ra là với một tấm lòng nhân đạo thiết tha. Việc miêu tả ấy có ý nghĩa tố cáo sự bất công, tàn nhẫn của xã hội phong kiến thực dân thối nát, vô nhân đạo.

“Nguyễn Công Hoan vật hóa, thô kệch hóa chân dung nhân vật để “lạ hóa” màn trò. Nói theo Vũ Ngọc Phan, nhà văn đã để họ làm trò “ với những bộ mặt phờng tuồng của họ” [47,50]. Loại quan ăn bẩn nhất loạt phải béo, các quan bà cũng nhất loạt phải béo. “ Béo” đã trở thành công thức ngoại hình ở các “quan ông”, “quan bà”: huyện Hinh (“Đồng hào có ma”), Nghị Trinh (“Hai thằng khốn nạn”), bà chủ (“Phành phạch”), bà Bống (“Đàn bà là giống yếu”)... Loại nhân vật dới đáy xã hội lại cực gầy: Anh Tiêu (“Đợc chuyến khách”), anh Sẩm (“Anh Sẩm”), thằng ăn cắp, (“Thằng ăn cắp”).

Hai loại nhân vật “béo”, “ gầy” này, xét về mặt ý nghĩa xã hội biểu hiện sự phân hoá giai cấp, tầng lớp sâu sắc; xét về mặt chức năng, cả béo và gầy đều thảm hại nh nhau. “Béo” là do “ ăn bẩn” nghĩa là ăn cắp, ăn hiếp. Do vậy loại quan này thờng diễn trò ăn cắp, ăn cớp... “ Gầy” do không có gì mà ăn nên phải diễn trò kiếm tiền, trò ăn cắp, ăn xin...

Bên cạnh việc miêu tả ngoại hình nhà văn còn chú ý miêu tả hành vi của nhân vật để thể hiện tính cách. Trong “Đồng hào có ma” tác giả đã để nhân vật quan huyện Hinh tự lột mặt nạ bằng chính hành động của y: “Ông huyện Hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. Rồi khi thấy nó đi khuất ông mới đa mắt xuống chân, ông cúi xuống thò tay nhặt đồng hào đôi

sáng loáng, thổi từng hạt cát nhỏ ở giày bám vào, rồi bỏ tọt vào túi”. ở trên quan càng oai vệ bao nhiêu thì đến đây càng thấp hèn, đê tiện bấy nhiêu, ăn cắp cả những đồng xu nhỏ của dân nghèo.

Có thể thấy rằng Nguyễn Công Hoan đã chịu ảnh hởng về nguyên tắc xây dựng nhân vật từ văn học truyền thống: nhân vật phân tuyến (chính diện - phản diện), dùng ngoại hình, hành động để mô tả tính cách. Đọc truyện của ông ta thấy yếu tố hiện đại chiếm u thế song không phải không có yếu tố giao thời. Truyện của ông là cầu nối giữa truyện truyền thống và truyện hiện đại.

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn nguyễn công hoan, vũ trọng phụng, nam cao (Trang 44 - 48)