Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn nguyễn công hoan, vũ trọng phụng, nam cao (Trang 65 - 69)

Truyện ngắn Việt Nam, đến Nam Cao có sự phát triển vợt bậc đánh dấu sự trởng thành của nền văn xuôi hiện đại. Một trong những phơng diện làm nên sự độc đáo trong phong cách Nam Cao là lời văn trần thuật phong phú biến hoá của tác giả. Sự phong phú này trớc hết thể hiện ở điểm nhìn trần thuật.

Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao đa dạng và luôn vận động. Sự đa dạng ấy thể hiện trong bản thân mỗi truyện ngắn. Từ điểm nhìn đa dạng, luôn vận động, tác phẩm của Nam Cao có nhiều tiếng nói vang lên và đối thoại; sự đan xen, hoà nhập các tiếng nói tạo sự thay đổi trong điểm nhìn trần thuật khiến lời văn biến hoá một cách sinh động. Chẳng hạn đoạn mở đầu truyện ngắn “Chí Phèo”:

“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rợu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhng làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”, “Không ai lên tiếng cả! Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi đợc mất! Đã thế hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rợu không?…”.

Đọc đoạn văn thoạt đầu ta cứ ngỡ chỉ có lời của tác giả (ngời kể chuyện) đang kể và tả về tiếng chửi của Chí Phèo. Thực ra ở đây có sự kết hợp của các điểm nhìn: điểm nhìn ngời kể chuyện, điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn của dân làng tạo sự sinh động trong lời văn để khắc hoạ chân dung Chí Phèo. Chân dung ấy hiện lên thật sinh động là do sự thay đổi trong điểm nhìn trần thuật.

Nam Cao sử dụng trực tiếp, rộng rãi thờng xuyên lời nửa trực tiếp kết hợp đan xen nhuần nhuyễn giữa lời ngời trần thuật và lời nhân vật. Nó tạo nên mối quan hệ qua lại giữa các ý thức. Nét độc đáo trong lời văn Nam Cao là ông sử dụng điểm nhìn nhân vật khác nhau với các ý thức đối thoại với nhau và đối thoại với ngời kể chuyện thể hiện sự đồng tình hoặc phủ nhận giữa các ý thức. Hình thức này miêu tả sự khủng hoảng, dằn vặt của nhân vật trong những tình huống tâm lý căng thẳng. Tâm trạng nhân vật trở nên phức tạp, có cả sự căm ghét, cả cay đắng lẫn tủi hờn. Chẳng hạn: “Hắn thấy mình khổ quá, khổ nh một con chó vậy (…) Nh thế bởi vì đâu? Chẳng phải vì vợ con ? Nhng nào vợ con có thèm biết cho đâu! Đã chẳng an ủi một lời vợ hắn còn vơ lấy một sự hắn quên nữa để mà đay nghiến hắn! ừ, mà cho rằng hắn không quên nữa, cho rằng hắn không lấy

thuốc cho con là cố ý, mà khỏi mất mấy đồng bạc nữa, thì vợ hắn có nên nói tệ hắn nh vậy hay không? Hắn hà tiện vì ai? Hắn khổ sở vì ai, riêng cái thân hắn chẳng phí phạm một đồng xu nào cả (…) Hắn bủn xỉn, hắn tiếc tiền… ừ, nhng mà hắn tiếc tiền cho ai?” (“Nớc mắt”).

Đoạn văn là ý thức của Điền, lời của Điền nhng nó đợc phát ra trong sự đối thoại ngầm. Điền đối thoại lại với vợ, lý giải, đay mỉa, uất ức, tủi hờn nhng chỉ là đối thoại ngầm. Tủi hờn và cay đắng tởng có thể thiêu đốt Điền nhng những tiếng “lẹc kẹc” và “xụt xịt” của bé Hờng đã làm lòng Điền dịu lại. Điền đã nghĩ khác về vợ: “những lúc thì gắt gỏng với con nh thế chỉ là những lúc thì sốt ruột quá, lo lắng quá. Cũng nh hắn vậy, sao hắn nỡ đem lòng giận thị? Ai chả thế? Ngời không phải là thánh. Sự khổ sở dễ khiến lòng chua chát…”. Tác giả đã đặt điểm nhìn vào nhân vật chính - nhân vật Điền, lời nói, giọng điệu là của Điền, trong mạch ý thức của Điền để bênh vực vợ. Nhng những lời nửa trực tiếp từ “ai chả thế…” đến hết lại hàm chứa ý thức và giọng điệu tác giả. ở đây có sự thoả hiệp giữa hai ý thức, một bên nh là đang thanh minh và có cả ăn năn, một bên nh rất cảm thông và đang chia sẻ.

Cũng có khi vẫn là sử dụng điểm nhìn nhân vật nhng bên cạnh ý thức nhân vật là ý thức tác giả không phải là đồng tình mà giễu nhại, khiêu khích để nhân vật bộc lộ rõ hơn thế giới nội tâm của mình: “Cũng có lẽ, cụ chỉ muốn bà T đừng đi lâu quá thế. Đi lâu thế, không biết rằng đi đâu? Sao bà ấy còn trẻ quá! Gần bốn mơi rồi mà trông còn phây phây. Còn phây phây quá đi nữa! Cụ năm nay đã ngoài sáu mơi. Già yếu quá, nghĩ mà chua xót, giá thế thì bà ấy cũng già đi cho xong. Bà ấy lại cứ trẻ, cứ phây phây, cứ đẹp nh mới ngoài hai mơi tuổi mà sao đa tình - nhìn thì thích nhng tng tức lạ. Khác gì nhai miếng thịt bò lựt sựt khi rụng gần hết răng. Mắt bà, miệng bà có duyên nhng trông đĩ lắm. Hơi một tí thì cời toe toét tít cả mắt lại, cái má thì hây hây. Mà thấy ghét những thằng trai trẻ, giá làm con bà thì không đáng, mà thấy đâu cũng đùa. Chúng đùa nhạt nh nớc ốc, chỉ đợc cái thô tục, mà gặp ai đâu cũng cời! Chẳng nghĩ gì đến địa vị cả, ngời đâu mà vô tâm. Tức lạ…” (“Chí Phèo”). Các câu nửa trực tiếp ở

đây thành phần câu không đầy đủ, câu thiếu chủ ngữ, liền mạch cùng giọng kể. Ngời đọc có thể hiểu đó là giọng của cụ Bá nhng cũng có thể hiểu là giọng giễu nhại tâm trạng cụ Bá của tác giả. Có thể nói, tác giả đã tạo ra giọng điệu mới, một cách thể hiện mới trên cơ sở cái đã có là lời nói bên trong của nhân vật. Rõ ràng đây là tâm trạng “uất nghẹn” của cụ Bá nhng thấp thoáng đâu đó giọng giễu nhại khiêu khích của tác giả. Những suy nghĩ bên trong đợc bộc lộ, tâm trạng nhân vật bị giễu nhại, khiêu khích đã càng lúc càng tăng cảm xúc. Đây là lời ngời kể chuyện nhng lại rất hiểu nhân vật. Đặt điểm nhìn vào nhân vật, để nhân vật “tự thú” bằng giọng của chính mình nhng vẫn thấp thoáng lời giễu nhại hóm hỉnh, hài hớc của nhà văn đã làm cho đoạn văn sinh động và sâu sắc hơn. Việc sử dụng điểm nhìn nhân vật đã làm cho tiếng cời giễu nhại tăng thêm chất hóm hỉnh hài hớc.

ở nhiều truyện ngắn của Nam Cao ngời kể chuyện là ngôi thứ nhất xng “tôi”. Đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật “tôi”, nhà văn đã để cho nhân vật nói về mình một cách thành thực, không hề gợng gạo, giả dối. Nhân vật Tri trong “Cái mặt không chơi đợc” đã tủi hờn mà “trách ông xanh” thế này: “Hỡi thợng đế mà ngời ta đồn là rất công bình và chỉ là toàn những điều nhân, sao ngời lại cho tôi một cái mặt tai hại cho tôi đến thế? Một cái mặt… nó thế nào! Ai chỉ gặp tôi có một lần cũng phải có một cảm tởng khó chịu về tôi mặc dù tôi gặp ai cũng cố làm mình không đến nỗi là một thằng đáng ghét (…) Nhng, cái mặt tôi… làm sao ấy. Chao ôi, thế thì tôi biết làm sao bây giờ! Sinh ra cái mặt tôi là giời”.

ở “Những truyện không muốn viết” “tôi” đã tự thú nhận về mình: “Trọn đời tôi, tôi chỉ lo chết đói. Nh thế bảo còn nghĩ đến những cái to tát làm sao đ- ợc! Nguyện vọng của tôi? ấy là làm thế nào cho vợ con có tiền đong gạo mua nớc mắm và mua ba xu thuốc chóc đầu của bà lang lùn về cho con. Không có mộng. Nói vậy sợ hơi qúa quắt. Thật ra tôi cũng có chút mộng văn chơng. Nhng cái mộng ấy cũng hơi khỉ khỉ. Tôi cũng muốn vừa phụng sự nghệ thuật lại vừa có thể kiếm tiền nuôi cả nhà. Nghĩa là tôi ham viết lắm. Nhng giả thử viết mà

không đợc một đồng xu nhỏ thì có lẽ tôi cũng ham vừa vừa thôi cái tôi của tôi sự thật nó bỉ ổi nh thế đấy”.

“Tôi” tự nói về mình là hèn kém, là bỉ ổi bằng giọng văn vừa hài hớc mỉa mai, vừa giễu cợt. Ngời đọc thấy không khinh thờng mà cảm thông với “tôi” bởi cái cảnh “Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt. Cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu).

Sự kết hợp nhiều điểm nhìn trần thuật tạo cho lời văn Nam Cao đa giọng sinh động. Truyện ngắn Nam Cao đã có những lối thể hiện mới mẻ của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại.

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn nguyễn công hoan, vũ trọng phụng, nam cao (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w