Nhãn quan “vô nghĩa lý” đã chi phối mạnh mẽ nghệ thuật xây dựng nhân vật của Vũ Trọng Phụng.
Là nhà văn hiện thực mang trong mình một lý tởng nhân sinh cao đẹp, Vũ Trọng Phụng luôn tâm niệm sống một cuộc sống có ý nghĩa. Ông từng tâm sự: “ Cuộc sống của chúng ta có thể ví với một ngọn lửa. Muốn cháy sáng hơn, to hơn, ngọn lửa phải cháy lan ra. Cuộc sống con ngời chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta phá vỡ cái vỏ cá nhân để sống cả vì ngời khác. Mỗi khi cầm bút tôi lại tự nhắc tôi làm theo lời răn cao thợng ấy”. Không thực sự ý thức đợc một cuộc sống có ý nghĩa, nhà văn không thể có đợc cái nhìn sâu sắc về con ngời “vô nghĩa lý”, không thể sáng tạo ra những nhân vật “vô nghĩa lý” có sức sống tr- ờng tồn. Trong thế giới nhân vật của ông, ta bắt gặp những con ngời có nghĩa lý thể hiện quan niệm sống của nhà văn: Tùng và Lan (“Lỡ lời”). Thiên truyện “ Lỡ lời ” có ý nghĩa quan trọng trong việc hé ra cánh cửa để ngời đọc nhận diện về quan niệm con ngời của Vũ Trọng Phụng. Truyện kể về mối tình trong sáng, cao thợng của Tùng và Lan, biết hy sinh cho hạnh phúc của ngời mình yêu. Tùng mắc bệnh không muốn Lan phải khổ sở, anh vờ phụ tình để Lan có cơ hội tìm hạnh phúc với ngời khác. Nhng khi biết rõ sự thật ( qua lời tâm sự của Tùng với ngời bạn) Lan hối hận vô cùng, hàng ngày đến viếng mộ ngời yêu với niềm tiếc thơng vô hạn. Đáng chú ý là phần kết thúc câu chuyện Vũ Trọng Phụng viết: “Mới biết rằng sự đời vẫn có nghĩa lý lắm”. Giữa cái thế giới đầy những
dục vọng, ích kỷ tầm thờng này Tùng và Lan là một phát hiện của nhà văn về con ngời có nghĩa lý, đó là những con ngời có đời sống tinh thần cao quý, trong sáng mang đậm nhân tính. Ngợc lại với Tùng và Lan sẽ là con ngời “vô nghĩa lý”. Nh vậy truyện ngắn này giống nh một định nghĩa ngợc giúp ta hiểu gián tiếp về con ngời “vô nghĩa lý” theo đúng quan niệm của Vũ Trọng Phụng: con ngời thấp kém về đời sống tinh thần, nhợt nhạt về nhân tính.
Chiếm phần lớn trong sáng tác Vũ Trọng Phụng là những nhân vật “vô nghĩa lý”. Những nhân vật ấy “vô nghĩa lý” về dung mạo và tính cách.
Tuân theo nguyên tắc khách quan - đặc trng t duy nghệ thuật của thể văn trào phúng và với bút pháp biếm hoạ, Vũ Trọng Phụng đã dựng những dung mạo “vô nghĩa lý” độc đáo. Tác giả miêu tả ngoại hình nhân vật để làm nổi bật cái trái tự nhiên trong hình dáng, điệu bộ, lối ăn mặc và những nét thiếu cân xứng ngay trên hình thức của đối tợng trào phúng. Diện mạo nhân vật thờng đợc khắc hoạ với mục đích làm nổi bật giữa hình thức và nội dung của đối tợng trào phúng. Diện mạo ấy thờng mang những nét kỳ quái, phi lôgic rất tức cời.
Đây là chân dung ngời vợ của Doãn (“Lấy vợ xấu”): “ Vợ anh, thật vậy, là một một ngời đàn bà có cái nhan sắc của một ngời đàn ông không đẹp giai. Hai con mắt nhỏ, đôi gò má cao, cặp môi phàm phũ, dáng ngời thô tục, những ngón tay tròn và dài nh quả chuối ngự. Nh vậy mà lại đi ăn mặc tân thời! Răng trắng nữa, trời ạ ! Cái áo dài lợt thợt màu xanh, cái quần nhiễu trắng trai lơ, đôi dày cao gót, có quai kiểu gái nhảy, với mẫu khăn vành dây ngần ấy thứ lại càng làm lộ cái mỹ miều của sự thô tục, lại càng làm tăng cái choáng lộn của sự kệch cỡm. Đã thế trong khi chuyện trò thỉnh thoảng lại chêm vào một vài câu tiếng Tây ra ý khoe khoang mình vốn là nữ học sinh”. Hành động của cô ta đợc miêu tả: “sau khi kéo ghế ngồi rồi vợ anh Doãn gọi ngay một ấm chè Long Tỉnh thạo đời nh một ngời đàn ông “cơm hàng cháo chợ, vợ cô đầu”; “Ngời đàn bà ấy ăn uống nhồm nhoàm, và ho và ợ nh một ngời đàn ông bình dân xứng đáng. Lúc ăn xong bát mỳ, ngời đàn bà cầm hai cái đũa quệt ngang cặp môi nh một bà lão nhà quê”.
Rõ ràng ở ngời đàn bà này từ ngoại hình, trang phục, cử chỉ, ngôn ngữ đều lộ ra sự kệch cỡm, lố lăng, đua đòi. Rõ thực vô duyên và kém cỏi, vô văn hoá. Là phụ nữ nhng cô này không có chút nữ tính nào (ba lần Vũ Trọng Phụng so sánh cô ta với hình ảnh ngời đàn ông bằng giọng văn hài hớc: “có nhan sắc của một ngời đàn ông không đẹp giai”, “thạo đời nh một ngời đàn ông”, “ăn uống, ho, ợ nh một ngời đàn ông bình dân”).
Đó là ngoại hình “vô nghĩa lý” mang tính hài ở sự vi phạm chuẩn mực thông thờng, Vũ Trọng Phụng tỏ ra có tài trong “xử lý vật liệu ngoại hình” (chữ dùng của Nguyễn Quang Trung). Ông tạo nên hai chân dung đối nghịch: anh chồng (Doãn) thông minh, có óc mỹ thuật, bộ âu phục chải chuốt, đôi mũi giày không có một hạt bụi, cà vạt hợp thời trang còn cô vợ thì xấu, thô tục, kệch cỡm. Đó là “đôi lứa” không “ xứng đôi”. Ngay trong diện mạo của cô cũng là một bức tranh biếm hoạ lố bịch với những “xung đột vật liệu” (chữ dùng của Nguyễn Quang Trung): hai con mắt nhỏ/ đôi gò má cao, cặp môi phàm phũ; dáng ngời thô tục/ ăn mặc tân thời. Các vật liệu ngoại hình ấy đối chọi nhau, trở thành những nghịch dị đậm chất hài hớc.
Là cây bút biếm hoạ giàu kinh nghiệm, Vũ Trọng Phụng còn đồng nhất hoá tính chất vật liệu tức là không để chúng va đập nhau mà thống nhất nhau để tạo ra một trờng vật liệu đồng dạng nhằm thể hiện tật xấu của nhân vật. Trong khi miêu tả chân dung cô vợ xấu xí, kệch cỡm ba lần ông lấy hình ảnh ngời đàn ông để so sánh. Cách so sánh ấy làm trơ ra tính chất đàn ông trong cái vỏ đàn bà. Con ngời đánh mất cả giới tính - một biểu hiện của con ngời “vô nghĩa lý”.
Vũ Trọng Phụng còn chú trọng xây dựng những tính cách vô nghĩa lý thông qua hành động, lời nói, cử chỉ. Tác giả đã giễu nhại nhân cách các nhân vật trào phúng theo nguyên tắc đảo ngợc logic thông thờng. Những nhân vật này đợc tô đậm tính trào phúng ở chỗ bề ngoài luôn tỏ ra có nhân cách, có nghĩa lý trong khi thực chất không có nhân cách, không có nghĩa lý gì hết. Mâu thuẫn giữa lời nói và hành động, giữa bản chất và hiện tợng của nhân vật thể hiện rất rõ.
Trong truyện ngắn “Từ lý thuyết đến thực hành”, tác giả châm biếm anh chàng du học ở Pháp về. Cách ăn ở, nói năng, đi lại của anh ta hoàn toàn theo phong cách Tây. Để chứng minh mình là ngời Âu hoá triệt để anh ta đã diễn thuyết về nạn mọc sừng bằng tất cả sự hùng hồn của ngôn ngữ, cử chỉ. “Từ mồm diễn giả lần lợt chui ra những nghĩa lý kỳ quặc có khi ghê gớm, có khi nh là sự ngụy biện, cũng có khi nh sự lập dị nhng bao giờ từ trớc đến sau cũng tỏ ra một tấm lòng vô cùng thành thực của một sự hiểu biết thấu triệt”. Quan niệm của anh ta là gì? ấy là trong “một xã hội mà nhiều ngời chồng ngoại tình hay mọc sừng chính đấy là dấu hiệu của văn minh”. Từ sự lập dị ngôn và nguyện biện của nhân vật này tác giả nhằm phê phán và báo hiệu một nguy cơ đối với phong hoá nớc nhà bởi những kẻ Tây hóa rởm, văn minh rởm. Nhng nếu câu chuyện dừng ở đây thì cha phải là văn tài Vũ Trọng Phụng. Tác giả “đẩy” nhân vật vào một sự cố: chính anh ta bị vợ cắm sừng. Con ngời coi sự mọc sừng chỉ là “một cái nạn nhỏ”, “một dấu hiệu của văn minh” lại tỏ ra đau khổ và ẩn dật ở tiệm hút. Anh ta giận giữ khi bị một ngời bạn trách là đối xử tệ với vợ bằng câu nói: “Mày ngu lắm! Thế khi vợ mày nó cắm sừng vào đầu mày thì liệu mày có còn muốn ăn ở suốt đời với nó nữa không?”. Hoá ra “con ngời” Âu hoá cực đoan ấy chỉ “Âu hoá ở cái lỗ mồm thôi”. Thật hài hớc! Con ngời diễn thuyết cổ động cho nạn mọc sừng bây giờ lại bị vợ cắm sừng. Triết lý của anh ta là khi bị mọc sừng ngời chồng phải “nhắm mắt làm ngơ, phải coi mình có lỗi cho dẫu cha thấy lỗi mình ở chỗ nào” nhng vợ ngoại tình anh ta lại tồi tệ, dã man với vợ. Hành động này mâu thuẫn với lời nói của anh ta.
Sự trái với đạo lý thông thờng, trái với logic của cuộc sống còn thể hiện ngay trong chính bài hùng biện của anh ta. ở một xã hội mà có nhiều ngời chồng mọc sừng đâu phải là dấu hiệu của văn minh. Ngoại tình là sự phản bội, không bao giờ mang lại hạnh phúc cho ai cả, nó chỉ dẫn tới những sự đổ vỡ trong quan hệ tình cảm.
Trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng đầy rẫy những kẻ hô hào, cổ động cho văn minh, âu hoá một cách lố bịch và nực cời nh vậy. Phong trào Âu hoá về ph-
ơng diện nào đó có những yếu tố tích cực. Tuy nhiên nó không phải không có những mặt tiêu cực. Vũ Trọng Phụng thấy đợc những mặt trái của phong trào ấy. Ông nhận thấy Âu hoá là truỵ lạc hoá, là làm cho phong hoá suy đồi. Ông đã hớng ngòi bút trào phúng vào những mặt tiêu cực của phong trào này để châm biếm, lên án. Khám phá, vạch trần những mặt trái của xã hội đơng thời với sự phân tích và khái quát là công lao của văn học hiện thực nói chung và ngòi bút Vũ Trọng Phụng nói riêng. Đối với ông, viết về hiện thực xã hội trở thành một niềm thôi thúc, một nhu cầu và trách nhiệm của ngời cầm bút.
Khao khát một cuộc sống có nghĩa lý, tác giả không chấp nhận những kẻ sống không có nghĩa lý, không có lý tởng, bê tha, nghiện hút nh Pierre Quyền (“Đời là một cuộc chiến đấu”). Pierre Quyền (cái tên rất Tây!) là con nhà giàu, đã sang Pháp để du học nhng chẳng giật đợc mảnh văn bằng nào (“cái đó lại cũng lại rất hợp thời trang nữa”), mới ba mơi tuổi đầu đã là dân bẹp tai mỗi bữa hút ít nhất năm mơi điếu,...dùng bộ khay đèn rất kỳ công (“cũng bõ công sang Tây du học lắm thay”). Anh ta luôn than phiền mình là ngời khổ sở. Với anh ta “đời là một chặng đờng dài đi thì mệt nhọc, chán nản vì rằng đời là một cuộc chiến đấu...”. “Đời là một cuộc chiến đấu” mà suốt ngày Pierre Quyền nằm dài hút thuốc phiện, triết lý viển vông rồi đau đớn, khổ sở, chán nản. Thật mỉa mai! Chân dung “vô nghĩa lý” ấy đối nghịch với những ngời có học thức, tâm huyết nh ý nghĩ của nhân vật “tôi” trong truyện.
Ngòi bút Vũ Trọng Phụng rất sâu sắc trong việc xây dựng những nhân vật “vô nghĩa lý” trong một môi trờng xã hội “vô nghĩa lý”. Chính xã hội “vô nghĩa lý” đã đẻ ra những kẻ kỳ quái, vô nghĩa nh vậy.