Khái niệm lời văn trào phúng

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn nguyễn công hoan, vũ trọng phụng, nam cao (Trang 58 - 59)

“Lời văn là một dạng phát ngôn đợc tổ chức một cách có nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ của tác phẩm văn học” [13,130].

Về nguyên tắc lời văn nghệ thuật phục tùng cấu trúc hình tợng của tác phẩm, phục tùng đặc điểm của ý thức nghệ thuật, t duy nghệ thuật và có tính tổ chức rất cao. Thành phần cơ bản của lời văn nghệ thuật là lời gián tiếp (của ngời kể chuyện, ngời trần thuật) và lời trực tiếp (của nhân vật, bao gồm: lời đối thoại, lời độc thoại nội tâm), loại hình nghệ thuật (tự sự, trữ tình, kịch), cách t duy nghệ thuật (lãng mạn, hiện thực,...), ý thức nghệ thuật (lời một giọng, hai giọng, mức độ đa nghĩa), phong cách nhà văn.

Lời văn tác phẩm văn học chẳng những biểu hiện đặc điểm cá tính và bản chất xã hội của nhân vật mà còn trực tiếp tạo nên những khái quát nghệ thuật góp phần hình thành sắc diện tình điệu của tác phẩm, tích cực thể hiện nhiệm vụ tối cao của tác phẩm. Lời văn là ngôn ngữ trong tính toàn vẹn cụ thể sinh động của nó.

Mỗi thời đại có một quan niệm riêng về lời văn. Văn học cổ thuần tuý coi tác phẩm chỉ là một tập hợp ngôn từ. Từ đó phát sinh ra kiểu bình văn chỉ tìm câu hay từ đắt, “nhãn tự”, “thần cú”. “Thi pháp của chủ nghĩa cổ điển hớng tới lời văn một giọng nhằm thẳng vào đối tợng và ít nhiều lệch về phía ớc lệ đợc phong cách hoá” ( Bakhtin) [5, 134].

Đến văn học hiện đại thì nhãn quan ngôn ngữ thay đổi. “Đối với ngời viết văn xuôi, đối tợng là tụ điểm của những tiếng nói khác nhau, mà giữa chúng anh ta phải cất lên tiếng nói của mình, những tiếng nói ấy tạo thành cái bè đệm cần thiết cho tiếng nói của anh ta, không có chúng thì những âm sắc nghệ thuật văn xuôi của anh ta không thể nào đợc ngời ta cảm thấy, không có sức vang vọng” (Bakhtin) [4, 197].

Đối với văn học hiện đại, để phù hợp cho một sự diễn tả mới mẻ, sống động, đầy ắp, ngôn ngữ phải là tiếng nói. Từ đó xuất hiện một đơn vị nghệ thuật mới: giọng điệu. Nh vậy chất liệu của văn học không chỉ là từ mà còn là giọng, là lời, là văn bản.

Lời văn trào phúng là lời văn gây cời, chứa đựng những mâu thuẫn, trái khoáy, ngợc đời. Nó đợc tổ chức thông qua các yếu tố: lời trần thuật (điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, các biện pháp tu từ), lời nhân vật (lời đối thoại và lời độc thoại nội tâm).

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn nguyễn công hoan, vũ trọng phụng, nam cao (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w