Tu từ cú pháp

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn nguyễn công hoan, vũ trọng phụng, nam cao (Trang 88 - 94)

Tiếng cời của các nhà văn không chỉ đợc tạo nên từ đơn vị từ mà còn đợc sử dụng hiệu quả ở đơn vị cao hơn: Câu. Nghiên cứu nghệ thuật trào phúng của các tác giả không thể không tìm hiểu các biện pháp tu từ cú pháp mà họ a sử dụng.

* truyện ngắn Nguyễn Công Hoan - Tỉnh lợc chủ ngữ câu

Trên phơng diện cú pháp, câu văn Nguyễn Công Hoan thờng ngắn gọn. Đó là cách cần thiết để tạo ra kịch tính cho câu chuyện. Câu văn nhiều khi bị l- ợc chủ ngữ theo một ý đồ nào đấy: “Anh này hiểu ý, ra hiên đứng nhìn, rồi đến cạnh cụ, cúi xuống nhặt… rồi thu thu vào bọc. Rồi len lén ra ngoài ao. Rồi giơ thẳng cánh tay, ném xuống nớc. Tõm!…”. (“Cụ Chánh Bá mất giày”). Đoạn văn trừ câu đầu, còn lại đều bị lợc chủ ngữ. Để diễn tả hành động lén lút mờ ám của thầy trò cụ Chánh, câu văn chỉ còn lại vị ngữ mang nội dung thông báo.

“Anh cứ hát. Hết sức hát. Gò ngực mà hát. Há miệng to mà hát. Hát nh con quốc kêu thơng” (“Anh Xẩm”). Trừ câu đầu, bốn câu còn lại bị lợc chủ ngữ. Hình ảnh anh Xẩm nh mờ đi chỉ còn lại tiếng hát bi thơng, ai oán cho một kiếp ngời.

- Lặp cú pháp

Câu văn Nguyễn Công Hoan có sự tuân thủ pháp lặp cú pháp vì mục đích nghệ thuật gia tăng sắc thái hài hớc: “Nào hoa tai, nào hột vàng, nào tráp đồi mồi, nào ống nhổ sứ, ai trông cũng đoán đợc là nhà giàu” (“Báo hiếu: trả nghĩa mẹ”). ở nhà này không thiếu một cái gì, rất giàu có, nhng lại thiếu một tấm lòng hiếu thảo đối với mẹ.

“Rồi cô rẽ lệch đờng ngôi. Rồi cô uốn lại mái tóc cho cong xuống và thò ra mang tai. Rồi cô bôi phấn khắp mặt, tai và gáy. Rồi cô vơn cổ ra để xoa cho đều. Rồi cô rề dài môi ra để tô son…” (“Cô Kếu, gái tân thời”). Nhờ phép lặp cú pháp mà ngời đọc cảm thấy nhân vật nh một con rối diễn hề.

- Câu văn đối chọi, mâu thuẫn

Để làm nổi bật mâu thuẫn trào phúng Nguyễn Công Hoan thờng kiến tạo những câu văn dựa trên nguyên tắc sự đối chọi giữa hai vế. Có khi là sự đối chọi giữa hiện tợng và bản chất: “Họ rất no đủ, sang trọng, song chuyên môn đeo mặt nạ để lừa dối nhau, bóc lột nhau” (“Một tấm gơng sáng”). Có khi là đối chọi giữa nguyên nhân và kết quả: “Nàng vì quá nhẹ dạ. Nên phải nặng lòng, cái khối lo nó đơng nằm co ở trong bụng” Có khi giữa hiện tợng và hiện tợng: “Sao ông nghiệt thế! Tiền lo hàng vạn nghị viên không tiếc mà mấy xu này lại tiếc hay sao!” (“Hai thằng khốn nạn”). Mỗi câu đều có hai vế mâu thuẫn với nhau. Chính nhờ mâu thuẫn ấy mà làm bật ra tiếng cời hài hớc có ý nghĩa châm biếm

- Câu văn đa nghĩa

Nếu cái gì cũng nói trắng ra thì không gây cời. Để gây cời phải hấp dẫn ngời đọc bằng lời văn mập mờ, nớc đôi đa nghĩa, đôi khi “lắt léo” bắt ngời đọc phải suy ngẫm để tìm ra thâm ý của nó.

Trong “Sáu mạng ngời” có câu văn: “Lơng tâm ai chẳng có? Dù làm quan cũng vậy”. Chữ “dù” tạo nên cấu trúc nghịch nhân qủa bởi nó tạo nên sự bất bình th- ờng về nghĩa. Bỏ chữ dù đi câu này có thể hiểu: Ai cũng có lơng tâm (quan là ngời). Vậy quan cũng có lơng tâm. Có chữ “dù” cách hiểu này không chấp nhận đợc mà phải hiểu: Ai cũng có lơng tâm nhng quan thì ít thôi!

Tính chất mập mờ đa nghĩa còn đợc biểu hiện dới cấu trúc mơ hồ, ngời đọc phải tinh ý mới thấy tiếng cời tinh quái lấp ló sau câu chữ: “Ngay nh đầy tớ nhà cụ, đứa nào mà lảng vảng ra chợ, tắt mắt đồ đạc của ngời ta, ngời ta có bắt đợc và trình cụ, thì cụ cũng không tha. Cụ nhất định giữ lấy đồ ăn cắp, rồi sai đánh cho một trận thật đau” (“Cụ Chánh Bá mất giày”). “Cụ nhất định giữ lấy đồ ăn cắp” nghĩa là cụ không giả lại đồ đạc cho ngời bị mất cắp. Nh vậy cụ cũng là một kẻ tòng phạm, một kẻ ăn cắp không hơn không kém.

- Câu văn phi logic

Lời văn bình thờng không gây cời, để gây cời phải có lời văn phi logic, trái khoáy, ngợc đời. Chẳng hạn: “Vì mới chết lần đầu nên anh Xích cha có lịch duyệt về khoản ấy.” (“Thịt ngời chết ”). Câu văn này phi logic ở chỗ mỗi ngời trong đời chỉ có một lần chết làm gì có lần thứ hai, ba… mà nhà văn lại bảo là chết lần đầu; vả lại chết chứ có phải là sống đâu mà cần phải có “lịch duyệt”. Sự mở đầu câu chuyện bằng câu văn hài hớc nh vậy là để tác giả đi vào bàn luận vì sao cần có kinh nghiệm để chết: “Thực vậy, nếu chết ở tỉnh, thì ai láu, nên chọn vào đêm thứ sáu. Nh thế vợ có vừa vặn thì giờ để cáo phó lên báo. Và đến chủ nhật, cất đám có đủ các cụ, các quan, các ông, các bà, thân bằng cố hữu đi đa đông. ở nhà quê, nếu chết vì tai nạn, ngời khôn ngoan bao giờ cũng tránh ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, thì sự khám xét, sự tống táng mới mong chóng đợc”.

Nhng anh Xích “một anh dân quê vô học nên đã vô lý mà đã chết đuối ngay vào đêm thứ bảy”. Chủ nhật quan không ra công đờng, chín giờ sáng thứ hai quan mới về làng để khám tử thi nên xác của anh ngâm dới ao mấy hôm làm mồi cho lũ cá, quạ. Thế mà quan lại còn gây khó dễ cho cha mẹ anh không cho

mai táng ngay. Ông Cứu (cha anh Xích) phải khấn bảy mơi đồng, quan huyện t pháp mới đồng ý cho đem xác của anh đi chôn.

* truyện ngắn Vũ Trọng Phụng

- Lặp cú pháp

Là biện pháp tu từ đợc nhà văn Vũ Trọng Phụng sử dụng nhiều nhằm mục đích gia tăng sắc thái hài hớc, châm biếm.

“Thụy muốn đến nhà lão Hàn Bầu, một tay trọc phú, chủ một dợc phòng nổi tiếng, một tay “vua thuốc lậu” đã làm cho nhiều ngời tiệt đờng con cái, có huy chơng, có bài ngà, có nhiều giấy bạc trong két, có nhiều chất vô vị trong những chai thuốc và có trong những giấy văn tự hai mơi lăm phần trăm tiền lãi cho vay” (“Máu mê”). Nhờ phép lặp cú pháp, chân dung của lão Hàn Bầu hiện lên rõ nét với những thủ đoạn bất chính: bán thuốc rởm, cho vay nặng lãi,… một kẻ đầy mu mô độc ác.

Trong “Đời là một cuộc chiến đấu”: “Phải biết: Pierre Quyền là con bố của một tay trọc phú lừng danh. Phải biết Pierre Quyền đã sang tận Pháp để làm du học sinh rồi về nhà lấy đợc một cô vợ đẹp nõn, cho dẫu chẳng giật đợc mảnh văn bằng nào, cái đó lại rất hợp thời trang nữa, vì ở xã hội này may mà đã có một số trí thức chân chính kia không coi văn bằng là chứng cớ về chân giá trị của con ngời. Lại phải biết nữa: Pierre Quyền mới ba mơi tuổi đầu cũng đã đợc hân hạnh là một dân bẹp tai chính thức, mỗi ngày hút xoàng mất ba đồng thuốc phiện - cái điều lý tởng của một số đông thanh niêm Nam Việt …”. Phép lặp cú pháp đợc dùng để làm rõ địa vị, gia thế, “học thức” của Pierre Quyền - một ngời hoàn toàn sung sớng vậy mà chính anh ta lại cho cho rằng mình là một kẻ khổ sở.

- Câu văn đối chọi mâu thuẫn

Vũ Trọng Phụng có sở trờng trong việc tạo dụng những mệnh đề trái ng- ợc nhau của câu văn. ý nghĩa châm biếm của câu văn nhờ vậy đã gia tăng sắc thái hài hớc: “Nói xấu và vu oan là một cách giồng cây đức của nhiều nhà làm báo chân chính” (“Một đồng bạc”). Trong câu này cụm từ “nói xấu và vu oan”

đối lập với “giồng cây đức”. Từ “chân chính” ở cuối câu là sự giễu cợt, châm biếm những kẻ làm báo không có lơng tâm nghề nghiệp.

ở truyện ngắn “Lấy vợ xấu”: “Hễ tôi đi chơi về khuya là thế nào nó cũng đập phá đồ đạc, chạy ra đờng kêu cứu ông bà hàng phố ăn ở ra một vị đức phụ chính thất có nhiều quyền và biết tự trọng”. Nếu là một đức phụ chính thất biết tự trọng thì làm gì có cảnh ghen chồng đập phá đồ đạc chạy ra đờng kêu cứu. Sự mâu thuẫn trong lời văn cho thấy ở ngời đàn bà này hình thức đã chẳng đẹp mà tính tình cũng chẳng hơn gì.

“Phải biết Pierre Quyền đã sang tận Pháp để làm du học sinh rồi về nhà, lấy đợc một cô vợ đẹp nõn, cho dẫu chẳng giật đợc mảnh văn bằng nào, cái đó cũng lại hợp thời trang nữa vì ở xã hội này may mà đã có một số trí thức chân chính kia không ai coi văn bằng là chứng cớ về giá trị chân chính của con ng- ời”. Ai chẳng biết văn bằng là phản ánh kết quả, trình độ học tập của ngời trí thức vậy mà Pierre Quyền sang Pháp để du học nhng không có văn bằng, nghĩa là anh ta chỉ là kẻ dốt nát. Những “trí thức chân chính” không coi văn bằng là giá trị chân chính của con ngời chính là những kẻ vô học nhng đeo mặt nạ của trí thức. Tạo ra từ ngữ đối chọi nhau, Vũ Trọng Phụng đã chế giễu nhiều “nhà trí thức” trong xã hội đó. Xã hội lúc bấy giờ đầy rẫy những kẻ dốt nát, vô học rởm đời nh thế.

- Câu văn đa nghĩa

Loại câu này tạo tính chất mập mờ đa nghĩa, ngời đọc phải tinh ý mới nhận ra tiếng cời tinh quái lấp ló sau câu chữ:

“Và trong khi ai cũng để ý nghe diễn giải, thì không ai để ý nhìn một thiếu niên đẹp giai lúc ấy chỉ đa mắt nhìn liếc trộm cô vợ trẻ măng và đẹp nõn, của diễn giả, ngồi ở phòng bên pha trà và sai đầy tớ rót tiếp cho đám khách khứa đông đúc, từ lúc đầu cho đến lúc cuối cuộc diễn thuyết ấy đã lắng tai nghe mớ lý thuyết của chồng một cách cực kỳ chăm chú…” Trong toàn bộ truyện tác giả chỉ một lần duy nhất nhắc đến ngời thiếu niên đẹp giai này với những biểu hiện: không nghe bài diễn thuyết mà liếc mắt nhìn trộm cô vợ trẻ đẹp của diễn

giả. Nh vậy anh ta sẽ là “tác giả” của cặp sừng trên đầu diễn giả. Còn cô vợ “lắng nghe mớ lý thuyết của chồng một cách cực kỳ chăm chú “thì hẳn cô ta là ngời đầu tiên thực hành cái lý thuyết của chồng”.

* Truyện ngắn Nam Cao

- Lặp cú pháp

Nhiều lần trong truyện ngắn Nam Cao sử dụng thủ pháp này

“Y thẹn. Y buồn. Y giận đời. Y giận trời. Y giận thân. Y tím ruột, tím gan. Y nghĩ đến cái nhục sáng hôm sau” (“Lang Rận”). ở đây cú pháp đợc lặp lại nhằm diễn tả tâm trạng của Lang Rận khi ngời khác biết chuyện của ông ta với mụ Lợi. Điều đó giải thích vì sao ông ta lại thắt cổ tự tử.

“Bụng hắn không đói nữa. Ngời hắn không mệt nữa. ảo tởng loá mắt hắn hy vọng nâng chân hắn. Mắt hắn sáng ngời, hí hửng” (“Xem bói”). Phép lặp cú pháp tạo chất bi hài cho số phận của nhân vật “hắn”. Đang thất nghiệp đi tìm việc, trong khi bụng đói ngời mệt rã rời “hắn” bỗng gặp biển quảng cáo xem bói, bèn nhịn ăn để lấy tiền gieo quẻ. Đợc thầy bói đoán về hậu vận tài lộc dồi dào, giàu bạc vạn, “hắn” vui, ra về hể hả. Nhng thật oái ăm giữa lức hy vọng đang tràn trền nh vậy thì cái nạn xe hơi khủng khiếp đã cớp đi cuộc đời hắn.

Trong “Quên điều độ”: “Hài hăm nhăm. Cái tuổi đơng xuân, cái mạch máu đang căng. Ngực phồng lên. Đôi môi chẳng chán cời. Bắp thịt dẻo nên chân đi không biết mỏi. Dạ dày có thể giãn ra nh một cái túi cao su. Đôi mắt nhìn khoái trá nh ăn. Ham muốn là một cái phễu chẳng đặt vào đâu. Tin tởng mạnh ngay với đôi tay cứng cáp”. Trừ câu đầu, các câu còn lại đợc viết theo thủ pháp lặp cú pháp, diễn tả sức trẻ của tuổi thanh xuân. Của Hài chăng? Hài cũng mới hăm nhăm tuổi đang xuân, đang trẻ. Nhng không, ấy là tác giả nói cái lúc đơng xuân của những ngời thanh niên khác, không kể Hài bởi Hài là ngời có bệnh tim nên đơng xuân mà không biết cái sung sớng của tuổi xuân. Hài điều độ là do bắt buộc. Không có sức khoẻ, không có tiền nên Hài phải tự nhủ mình: “Ngời điều độ chính là một ngời khôn ngoan”.

Giải ngữ là thành phần chêm xen vào một bình diện nghĩa khác, truyền đạt lời nói bên trong của nhân vật. Chức năng tu từ học quan trọng nhất của các kiến trúc chêm xen là tạo ra hai bình diện lời nói tờng thuật sóng đôi: bình diện tác giả - nhà văn và bình diện tác giả - ngời kể có tính chất tu từ học - biểu cảm.

Để tăng tính hài cho câu văn, nhà văn Nam Cao đã dùng giải ngữ: “Hắn muốn đập một cái gì cho đỡ tức. Nhng đập ra lắm thì chỉ thiệt. (Thời buổi này, một cái niêu đất cũng phải hai hào chỉ…). Hắn đành nén giận vùng chạy ra ngoài, chạy thật xa, vừa chạy vừa bịt hai tai nh một đứa trẻ con sợ pháo” (“C- ời”). Phần giải ngữ nói rõ vì sao “hắn” lại không dám đập phá, không dám bực tức mà đi ra ngoài rồi tìm một ý gì ngộ nghĩnh để mà cời cho đỡ khổ. Cuộc sống nghèo đói với những lo toan cơm áo hàng ngày đã làm cho quan hệ vợ chồng vốn rất thuận hoà, yêu thơng trở thành căng thẳng bởi những bất hoà vô nghĩa lý, ngu xuẩn, “hắn” thờng phải dùng tiếng cời gợng gạo, thiểu não tội nghiệp của mình nh một “liều thuốc giải uất”.

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong truyện ngắn nguyễn công hoan, vũ trọng phụng, nam cao (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w